intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Somai999 Somai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

39
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi học kì 2 như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 10 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: PHÍA SAU BỨC TRANH VẼ CẢNH “SUM HỌP” GIA ĐÌNH Câu chuyện về bức tranh vẽ chủ đề gia đình của cậu bé học tiểu học được một nhà tâm lý chia sẻ tại buổi chuyên đề về mối quan hệ cha mẹ và con cái ngày nay. Cậu bé vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình khi đi du lịch, cả nhà đang ngồi ở bãi biển. Trong bức tranh có đầy đủ các thành viên, ở đó ông bố chăm chú với chiếc điện thoại, người mẹ còn đang cúi đầu xuống Ipad,… Còn cậu bé cầm quả bóng bay trên tay với sự lơ đãng, vô hồn. Có lẽ nếu như không có quả bóng, lúc này, cậu sẽ chẳng biết phải làm gì. Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình. (Nguồn: Hoài Nam, dantri.com.vn) Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Nội dung chính của văn bản? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình? Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua văn bản trên? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi người. Câu 2. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ) để thấy được hình tượng đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân
  2. tộc, chuộng chính nghĩa và giàu lòng dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác cho dân. -------Hết-----
  3. SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10 Phần Câu NỘI DUNG Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt Nghị luận, Biểu cảm, Tự sự 0.5 Học sinh xác định 02 trong các phương thức biểu đạt trên. 2 Nội dung chính của đoạn văn: Sự lẻ loi, cô độc của các thành viên trong 1.0 gia đình ngay khi ở cạnh người thân của mình trong chuyến du lịch/Mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái trong thời buổi hiện đại. 3 Tác giả cho rằng: “Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai 1.0 cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình” vì: + Đi du lịch nhưng mỗi người trong gia đình đều có niềm vui riêng của mình, không ai dành thời gian bên người thân (ông bố chăm chú với chiếc điện thoại, người mẹ còn đang cúi đầu xuống Ipad...). + Đặc biệt là cậu bé phải vô hồn chơi với quả bóng. 4 Thông điệp: Học sinh có thể nêu nhiều thông điệp khác nhau nhưng thể hiện được ý nghĩa về gia đình (vai trò, tình cảm, sự thờ ơ của các thành 0.5 viên trong gia đình thời buổi hiện đại). II 1 LÀM VĂN 7.0 Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 2.0 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi người. a. Đảm bảo cấu trúc: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 0.25 b. Nội dung: 0.25 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận - Suy nghĩ về vấn đề nghị luận: vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi người: - Giải thích: + Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. - Vai trò của tình cảm gia đình:
  4. + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. - Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt trong 1.0 hành động và ứng xử? - Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.25 mẻ nhưng hợp lí 2 Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – 5.0 Nguyễn Dữ) để thấy được hình tượng đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa và giàu lòng dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác cho dân. a. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: đủ mở bài, thân 0.5 bài, kết bài, thân bài có phân đoạn rõ ràng teo từng luận điểm phù hợp … a. Yêu cầu về kiến thức: I. Mở bài:  “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân 0.5 của Ngô Tử Văn + Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn - người vốn khảng khái, nóng nảy,thấy sự gian tà thì không thể chịu được. 1.5 II. Thân bài: - Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. - Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân (“Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”). 1.5 - Sự khắng khái, nóng nảy, cương trực của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. - Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu -> Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi. - Sau khi đốt ngôi đền, Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”.
  5. - Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương - vị quan toà xử kiện - người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. - Chàng không chỉ khẳng định: "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. - Từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc. - Sau khi được minh oan ờ minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công nói: "người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Tử Văn nên nhận chức. Thế là Tử Văn vui vẻ nhận lời. Việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt. - Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. - Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lí là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà. III. Kết bài: Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu; bố cục rõ ràng. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.5 mẻ nhưng hợp lí. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2