intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2” được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập toán học nhằm chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp diễn ra đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KSCL KHỐI 10 LẦN 2 NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 Đề thi môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề. Đề thi gồm: 02 trang. PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Bill Gates, một người thành công mà không có bằng đại học luôn khuyên giới trẻ rằng: “Muốn thành công thì phải học”. Ông cũng chia sẻ thêm: “Tôi rời trường đại học chứ chưa bao giờ bỏ học”. Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng đại học, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng đại học. Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình… dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới… Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang “khát” nhân lực, hàng trăm hàng ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kĩ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. …Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng không giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng:“18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có “sự học” và thực học” của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn “đại học” rất nhiều”. (Lược ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Theo tác giả, người có thực tài có thể làm gì?
  2. Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tôi rời trường đại học chứ chưa bao giờ bỏ học”? Câu 4: Lời khuyên:“18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp” có ý nghĩa gì với anh/chị? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc “thực học” đối với con người. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. ……………..Hết…………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ….……………………………………SBD:…………………….
  3. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL KHỐI 10 LẦN 2 NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 Đáp án môn: Ngữ Văn A. Lưu ý chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao. B. Đáp án: Phầ Câu Nội dung Điểm n /Ý I ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 2 Theo tác giả người có “thực tài” có thể: nếu không làm cho cơ quan Nhà 0,5 nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình…dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới…Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà.  Lưu ý: HS có thể không trả lời nguyên vẹn như trên mà trả lời theo cách hiểu của mình nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa. 3 Có thể hiểu câu “Tôi rời trường đại học chứ chưa bao giờ bỏ học” là: việc học là hành trình của cả đời, ta không chỉ học trong trường, trong lớp mà học ngay cả khi ra ngoài cuộc sống… Bởi vậy, học là hành trình không ngừng nghỉ để cải thiện, nâng cao chính giá trị của bản thân. 1,0 4 Ý nghĩa lời khuyên: “18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp” . (HS có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là phần gợi ý nội dung trả lời) – Khẳng định lời khuyên này có giá trị với cuộc sống mỗi người, đem 1,0 đến nhiều bài học cho mỗi cá nhân. + Bắt đầu không bao giờ là quá muộn, chỉ cần bạn có đam mê và quyết
  4. tâm. + Cần không ngừng cố gắng dù là ở độ tuổi nào để bản thân không tụt lùi so với xã hội….. II LÀM VĂN ( 7,0 điểm) 1 Viết một đoạn văn về ý nghĩa của việc “thực học” đối với con người (2,0 điểm) a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của “thực học” đối với 0,25 con người . c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của “thực học” đối với con người. Có thể theo hướng sau: * Giải thích : - Thực học : là học thật, học vì bản thân mình là chính, vì những gì ta có thể tiếp thu chứ không phải bất cứ một yếu tố nào khác. => Thực học là yếu tố quan trọng để mỗi cá nhân vững bước tiến vào cuộc sống. * Bàn luận : - Ý nghĩa của việc thực học: + Thực học giúp ta đánh giá, xác định đúng năng lực bản thân, từ đó có những định hướng phù hợp trong tương lai. + Thực học sẽ giúp bạn tự tin khi bước vào cuộc sống, khi bắt tay vào làm bất cứ công việc nào. + Thực học còn khiến bạn được người khác tôn trọng. + Giúp ta trở thành người có tri thức, mang đến sự thành công trong cuộc sống, là cơ sở để phân biệt về đẳng cấp của con người trong xã hội …. - Để có thể “thực học” mỗi cá nhân cần phải xác định cho bản thân mục
  5. tiêu, phương hướng cụ thể; học mọi lúc, mọi nơi; học đi đôi với hành, không chỉ học lí thuyết suông mà học phải gắn liền với thực tiễn không học những thứ mơ hồ, xa vời, viển vông;… - Phê phán những kẻ lười biếng, hoặc học chỉ vì hình thức, thành tích… * Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực học trong cuộc sống đối với con người đặc biệt là với tuổi trẻ. - Có ý thức học suốt đời, học đi đôi với hành… c. Chính tả, ngữ pháp : 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt d. Sáng tạo: 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng ( 5,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhân vật khách trong Phú 0,5 sông Bạch Đằng c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh cần triển khai theo nhiều cách nhưng vận dụng tối đa các thao tác lập luận, liên kết chặt chẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: a.Vài nét về tác giả, tác phẩm : 0,5 -Trương Hán Siêu là nhà chính trị, nhà thơ, nhà sử học danh tiếng, có học thức sâu rộng, được các vua Trần kính trọng. Ông từng làm nhiều chức quan dưới triều nhà Trần và được vua Trần Anh Tông phong làm Hàn lâm học sĩ. - “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm tiêu biểu của ông, được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng khi tác giả là trọng thần của nhà Trần. Chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến
  6. chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi. - Khách là một trong những nhân vật tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. b. Cảm nhận : * Nội dung : 2,5 - Khách là sự hóa thân của tác giả, tạo nên lối đối đáp chủ - khách thường có trong thể phú. - Tâm thế dạo chơi, ngắm cảnh ung dung, phóng khoáng, sống hết mình cùng thiên nhiên: “Giương buồm…chơi vơi….mải miết” - Những địa danh mà nhân vật khách đã tới: + Địa danh Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng…. → Khách là người đi nhiều, biết rộng, mang tráng chí làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết. + Địa danh Việt Nam: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng → Những địa danh gắn với non sông, đất nước, với lịch sử dân tộc. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào dân tộc của nhân vật khách. - Cảm xúc của khách trước cảnh sông Bạch Đằng: + Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”. + Tâm trạng của khách:  Phấn khởi, tự hào khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng  Buồn thương, tiếc nuối, sững sờ trước cảnh vật đổi thay, con người đã ngã xuống. Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế hoài cổ, đắm chìm trong cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách. →Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú,
  7. đa dạng của sông Bạch Đằng, đồng thời là người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc - Khách là người luôn tự hào về những chiến công của quá khứ: + Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc. + Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Điều đó chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách. - Khách trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình về lẽ hưng vong của đất nước: + Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử + Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ + Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc →Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách. * Nghệ thuật : 0,5 - Xây dựng nhân vật, khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật. - Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ…. - Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc - Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. -------------------------Hết-------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0