intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn văn bản: Chúng ta đã nói đến trái tim của Nguyễn Du - trái tim mang trong nó một nỗi đau vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Du thấy trái tim ấy dành tình thương cho tất cả: từ những người mà ông tận mắt chứng kiến đến những người được nghe kể, truyền tụng, từ người sống cùng thời, là đồng bào, đồng nạn, đến những người sống ở thời đại khác, chân trời khác, từ người sang cho đến người hèn, từ trẻ thơ cho đến người già, phụ nữ, v.v. Ông thương người mẹ lang thang cầu bơ cầu bất, lê mình đi ăn xin cho ba đứa con, thương những đứa “tiểu nhi tấm bé, lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha”, thương người ca sĩ đất Thăng Long, người hát rong ở đất Thái Bình,...Ở đây là nỗi xót xa cho những Tiểu Thanh, Đạm Tiên, ở kia là nỗi đau đớn nghẹn lòng dành cho Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,…Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể làm trái tim ấy rỉ máu. Ngòi bút của Nguyễn Du chấm vào thứ máu ấy mà viết nên những trang thơ. (Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Bài tập Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.102) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Nguyễn Du dành tình thương cho những đối tượng nào? Câu 3: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ hoán dụ kết hợp ẩn dụ trong câu văn: Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể làm trái tim ấy rỉ máu. Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình thương trong cuộc sống. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Anh/Chị hãy thuyết minh đoạn trích sau: Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.113) ===== Hết =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4.0 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận/ phương thức nghị luận 0.5 Nguyễn Du dành tình thương cho: 1.0 - Tất cả mọi người: những người mà ông tận mắt chứng kiến đến những người được nghe kể, truyền tụng, từ người sống cùng thời, là đồng bào, đồng nạn, đến những người sống ở thời đại khác, chân trời khác, từ người sang cho đến người hèn, từ trẻ thơ cho đến người già, phụ nữ.v.v. - Những đối tượng cụ thể xuất hiện trong thơ Nguyễn Du: người mẹ lang thang cầu 2 bơ cầu bất, lê mình đi ăn xin cho ba đứa con, …những đứa “tiểu nhi tấm bé, lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha”, …người ca sĩ đất Thăng Long, người hát rong ở đất Thái Bình, ... Tiểu Thanh, Đạm Tiên, …Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng hướng dẫn chấm cho điểm tối đa - Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0.5 điểm - Biện pháp tu từ hoán dụ kết hợp ẩn dụ trái tim ấy rỉ máu 1.0 - Tác dụng: + Gợi tâm hồn giàu tình yêu thương mang nỗi đau xót, niềm cảm thông sâu sắc của nhà thơ trước những buồn đau, thống khổ của mọi kiếp người trong cuộc đời, đặc biệt với những số phận nhỏ bé, bất hạnh. I 3 + Cách diễn đạt gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, sinh động. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra yếu tố ngôn ngữ thể hiện biện pháp tu từ: 0.5 điểm - Học sinh trả lời ý tác dụng như hướng dẫn chấm hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa: 0.5 điểm - Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý tác dụng đạt 0.25 điểm Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng gì về sức mạnh của tình thương trong cuộc 1.5 sống song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau: - Là cội nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn, hàn gắn những vết thương, xoa dịu những đau khổ, thay đổi cuộc đời, tạo nên một cộng đồng gắn kết, phát triển. - Làm nên giá trị sống của mỗi con người trong cuộc sống không thể thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, gắn bó, hòa hợp. 4 - Đem lại sự an yên, hạnh phúc cho chính người mang trái tim nhân ái, lan tỏa xúc cảm đạo đức cho xã hội. … Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu một ý và lí giải hợp lí vẫn cho điểm tối đa. - Học sinh chỉ đưa quan điểm mà không lí giải hoặc lí giải sơ sài, không hợp lí cho từ 0.5 điểm đến 0.75 điểm. - Học sinh không đảm bảo hình thức đoạn: trừ 0.25 điểm
  3. II LÀM VĂN Thuyết minh đoạn trích : “Nàng rằng phận gái chữ tòng…Gió mây bằng đã đến 6.0 kì dặm khơi” (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh một đoạn trích trong tác phẩm văn học. 0.25 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài được khái quát suy nghĩ người viết về ý nghĩa, giá trị vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: Giới thiệu đoạn trích: “Nàng rằng phận 0.25 gái chữ tòng…Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. c. Triển khai vấn đề: Trình bày những hiểu biết chuẩn xác, rõ ràng, có cảm xúc và sâu sắc về tác giả, nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của một đoạn thuộc đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: 0.75 - Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc mang tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy, danh nhân văn hóa thế giới. - Tác phẩm Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là kiệt tác truyện thơ Nôm của văn học trung đại Việt Nam bởi giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc và tài năng nghệ thuật bậc thầy. - Đoạn trích thuộc đoạn Chí khí anh hùng (nhan đề đoạn do người soạn sách đặt), từ câu 2217 đến 2230 trong Truyện Kiều, ngợi ca người anh hùng Từ Hải, bày tỏ lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du. Hướng dẫn chấm: Học sinh giới thiệu tác giả: 0.25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm và giới thiệu đoạn trích: 0.25 điểm * Thuyết minh nội dung đoạn trích 3.0 - Hoàn cảnh cuộc đối thoại Từ Hải - Thúy Kiều khi Từ dứt áo ra đi: + Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào cảnh lầu xanh, Từ Hải xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục, hai người sống hạnh phúc. + Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm, dù hương lửa đương nồng bên cạnh nàng Kiều tài sắc, muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt ra đi, lập tức ở tư thế sẵn sàng thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. - Cuộc tiễn biệt Từ Hải - Thúy Kiều: + Lời của Thúy Kiều: Trước quyết định thoắt rời tổ ấm đến với không gian trời bể mênh mang của đấng trượng phu, Kiều từ phận đạo phu thê theo quan niệm lễ giáo phong kiến tỏ bày mong muốn một lòng thủy chung xin đi, nguyện kề vai sát cánh cùng Từ Hải - ứng xử của Kiều theo lẽ bình thường. + Lời của Từ Hải:  Coi Kiều là tâm phúc tương tri- người hiểu nhau sâu sắc, thuyết phục Kiều bằng câu hỏi như một lí lẽ riêng, từ đạo tri kỉ khuyên mong Kiều vượt lên thói thường của người đời, sánh cùng chí lớn người anh hùng - ứng xử của Từ Hải theo lối phi thường.  Tin tưởng tương lai cơ đồ, sự nghiệp vương bá với mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường (chiến thắng phi thường diễn đạt bởi cách nói phóng đại, liệt kê), để mọi người thấy được tài năng, danh tiếng xuất chúng mặt phi thường (cách nói hoán dụ tự tin, kiêu hãnh)  Hẹn ước chắc chắn có sự nghiệp xuất chúng sẽ rước Kiều về nghi gia… động viên Kiều đành lòng chờ đó ít lâu.  Xác định thời gian và cách thức một mình thanh gươm yên ngựa thực hiện việc vá trời lấp bể kia chỉ chóng vánh trong một năm.
  4.  Tính cách nhân vật thể hiện trong lời đối thoại trực tiếp: Kiều trọng bổn phận đạo lí, tình nghĩa. Từ Hải vừa tình cảm sâu nặng vừa hiên ngang quyết đoán, tự tin mang chí khí phi thường, lí tưởng anh hùng. - Hình ảnh Từ Hải ra đi: Hai câu kết chuyển về lời tác giả, sử dụng điển tích, hình tượng ước lệ mô tả Từ Hải ra đi với lời nói quả quyết quyết lời, cử chỉ dứt khoát dứt áo ra đi, dáng hình tựa như cánh chim bằng bay thẳng vào muôn trùng gió mây, dặm khơi tự tin, khát khao lập nên sự nghiệp có ý nghĩa. Tư thế kì vĩ đo bằng chiều kích vũ trụ, hiện rõ cốt cách phi thường giữa càn khôn của người anh hùng- một biểu tượng của tự do (Nguyễn Lộc) Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ, mạch lạc, sâu sắc nội dung đoạn trích: 3.0 điểm; thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.5 đến 2.5 điểm; thuyết minh sơ lược, không rõ nội dung: 0.5 đến 1.0 điểm * Thuyết minh nghệ thuật đoạn trích 0.75 Xây dựng nhân vật chính diện bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ đối thoại giàu tính ước lệ, cấu trúc ngữ pháp mang tính đối ngẫu, kể, tả trang trọng, sử dụng điển tích điển cố, bút pháp ước lệ tượng trưng, hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ.  Hình tượng người anh hùng lãng mạn khắc tạc với khuynh hướng lí tưởng hóa mang cảm hứng ngợi ca, thực hiện giấc mơ anh hùng của ngòi bút Nguyễn Du. Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ nghệ thuật đoạn trích: 0.75 điểm; thuyết minh chưa đầy đủ, không rõ nghệ thuật đoạn trích: 0.25 điểm đến 0.5 điểm * Thuyết minh ý nghĩa đoạn trích 0.5 - Đoạn trích với hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. - Chí khí anh hùng, ước mơ công lí, khát vọng tự do là sức hấp dẫn của một trong những hình tượng nghệ thuật đẹp nhất trong Truyện Kiều, là thông điệp nhân văn sâu sắc gửi tới người đọc từ những trang thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được 02 yêu cầu đạt 0.5 điểm - Học sinh đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0.25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong quá trình thuyết minh, biết liên hệ, so sánh với các đoạn thơ khác của Truyện Kiều hoặc tác phẩm khác làm nổi bật nét đặc sắc đoạn trích; biết liên hệ vấn đề thuyết minh với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. TỔNG ĐIỂM 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2