Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị
lượt xem 4
download
Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị
- TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II CỬA TÙNG NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, lớp 10 ( Đề thi gồm 2 mặt giấy) Thời gian : 90 phút, không tính thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: “...Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi. Xưa sao hình ảnh chẳng rời? Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương? * Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ, Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in...” (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Chinh phụ ngâm khúc" và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr. 68) Chú thích: *Sâm, Thương: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú. Chòm Sâm thuộc phương Tây, chòm Thương thuộc phương Đông. Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với hình ảnh người chinh phu trong đoạn trích. Câu 4. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Xưa sao hình ảnh chẳng rời? Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương”? Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau? “ Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi” Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
- II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau: “...Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim , Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây...”. ( Trích Trao duyên, “ Truyện Kiều” -Nguyễn Du) Trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006) …………………………………….HẾT……………………………… TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 –
- ĐỀ CHÍNH THỨC 2022 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu 0,5 đạt chính: Biểu cảm Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 2 phương thức trong đó có biểu cảm : 0,25 điểm -Học sinh trả lời 3 phương thức trong đó có biểu cảm : không có điểm Nhân vật trữ tình 0,5 2 trong đoạn trích: Người chinh phụ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc
- “thiếp” hoặc “người vợ có chồng đi chinh chiến”: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng nhân vật trữ tình: không cho điểm Những từ ngữ 0,5 diễn tả không gian 3 gắn liền với hình ảnh chinh phu: miền khơi, dặm trường mây phủ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý của đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý trong đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trích dẫn nguyên văn những câu thơ diễn tả không gian vẫn cho điểm tối đa. 4 Hướng dẫn chấm: 0,5 Hiệu quả của câu hỏi tu từ: - Diễn tả sự đối lập giữa quá khứ hạnh phúc với hiện tại đau đớn; nhấn mạnh sự cô đơn, nhớ nhung của người vợ. - Tạo giọng điệu
- khắc khoải, nuối tiếc cho lời thơ, làm cho lời thơ sinh động hấp dẫn, tăng hiệu quả diễn đạt - Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 0,5 điểm - Học sinh chỉ làm rõ được một ý: 0,25 điểm 5 Nội dung của hai câu thơ: 1,0 - Nhan sắc, tuổi trẻ của người chinh phụ đang dần phai tàn mà hình bóng của chồng vẫn xa xăm mờ mịt nơi đâu. - Diễn tả nỗi buồn đau của người chinh phụ khi hạnh phúc, tuổi xuân dang dở. nhân văn sâu sắcHướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 1,0 điểm. - Học sinh chỉ nêu được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. + Học sinh chỉ nêu chung chung hoặc chạm đến phần nào nội dung của 1 trong 2 ý trên: 0,25 điểm.
- 6 Nhận xét về tâm 1,0 trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: - Chỉ ra được những trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: cô đơn, sầu muộn, thất vọng, nhớ thương chồng… - Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình: thể hiện những khát khao hạnh phúc muôn đời của người phụ nữ; là tiếng nói phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa; được thể hiện một cách tinh tế, tài hoa…. Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 1,0 điểm + Học sinh nêu được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. + Học sinh chỉ nêu chung chung hoặc chạm đến phần nào nội dung của 1 trong 2 ý trên: 0,25 điểm.
- II LÀM VĂN 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 luận Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên (12 câu đầu) Hướng dẫn chấm: + Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. + Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
- chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả 0,5 Nguyễn Du, Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,5 điểm. - Giới thiệu đoạn trích và Thúy Kiều: 0,25 điểm. * Cảm nhận về 2,5 nhân vật Thúy Kiều: - Hoàn cảnh: Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng - Ngôn ngữ: + “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng. + “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” còn bao hàm sắc thái tự nguyện, còn “chịu
- lời” là nài ép, bắt phải “nhận”, không nhận không được. - Hành động: “Lạy, thưa” + Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình. + Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân, vì “ Trao duyên” là một chuyện đặc biệt, tế nhị, khó xử... - Lí lẽ trao duyên của Kiều +Lí do trao duyên (Hs phân tích các câu thơ “ Giữa đường đứt gánh tương tư...Khi ngày...chén thề...Sự đâu sóng gió bất kì...) để làm rõ tình cảnh bi đát, xót xa, đau đớn, tiếc nuối.. của Kiều khiến Thúy Vân phải xúc động mà nhận lời + Kiều cầu xin em
- thay mình kết duyên cùng Kim Trọng (Hs phân tích các hình ảnh thơ “ tình máu mủ...lời nước non...thịt nát xương mòn... ngậm cười chín suối...) đây là những thành ngữ có sức tác động mạnh làm tăng tính thuyết phục cho lời nói về phương diện tình cảm - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: + Nhân vật Thúy Kiều được khắc họa bằng cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình, kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, bác học thời trung đại (sử dụng nhiều điển tích, điển cố) với cách nói giản dị, nôm na của dân gian ( sử dụng các thành ngữ dân gian qun thuộc)... Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25
- điểm - 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá - Đoạn trích thể 1,0 hiện sự thông minh, khôn khéo của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của tác giả - Nguyễn Du thể hiện sự cảm thông, thương xót và ca ngợi đối với nhân vật Thúy Kiều. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 1 trong 2 yêu cầu: 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,5 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- e. Sáng tạo: vận 0,5 dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. + Đáp ứng được 1-2 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
- TRƯỜNG THPT KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 CỬA TÙNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm .... trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 -Các “ Chiến sĩ áo 0,75 trắng” Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời: bác sĩ, y tá, đội ngũ nhân viên y tế, hay những người hoạt động trong ngành y đều cho 0,75 điểm 2 Đội ngũ nhân viên 0,75 y tế , các y bác sĩ đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng
- bào. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh chỉ trích dẫn 1/2 ý:giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu hoặc đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào thì được : 0,5 điểm 3 -Các “chiến sĩ áo 1,0 trắng” đã gác lại cuộc sống riêng của bản thân, phải xa gia đình, người thân để chiến đấu với đại dịch… -Họ phải đối mặt với nguy hiểm của dịch bệnh -Họ trải qua khó khăn khi làm việc trong các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 3 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5
- điểm. 4 Học sinh rút ra 0,5 một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: Biết hi sinh, cống hiến vì người khác/ chung tay đẩy lùi dịch bệnh/ đoàn kết, yêu thương, chia sẻ… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về 2,0 sự cần thiết phải biết sống cống hiến a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,
- móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải biết sống cống hiến. c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Có thể theo hướng sau: -Giải thích sống cống hiến: là đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình để đóng góp cho xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng… -Bình luận, phân tích về sự cần thiết phải biết sống cống hiến: + Sống cống hiến thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho cuộc sống của
- bản thân có ý nghĩa, được yêu mến, trân trọng; góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển. -Phê phán những người có lối sống ích kỷ, không chịu đóng góp, cống hiến cho xã hội - Bài học cho bản thân: phải biết sống cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ công sức cho gia đình, quê hương, cộng đồng. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng,
- không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có từ 3 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có
- giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về vẻ 5,0 đẹp sông Đà qua đoạn văn. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà ở góc nhìn từ trên cao. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn