Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 1
download
Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh:..................................................... SBD:................. Lớp:……….. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi nêu ở dưới: Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió... Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. (Trích “Cỏ dại” - Vĩnh Linh) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào? Câu 4 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió…” Câu 5 (0,75 điểm): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao? Câu 6 (1,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) nêu cảm nghĩ của anh/chị về quê hương của mình. Trang: 1/2
- Trang: 2/2
- II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Đá san hô kê lên thành sân khấu Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Nước ngọt hiếm không lẽ dành gội tóc Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa Lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng Có lúc vui cứ gọi đùa sư cụ Sỏi cát bay như lũ chim hoang Là bà con xa với bụt ốc đây mà Cứ mặc nó. Nào hỡi các chiến hữu Thôi lặng yên có gì đang sóng sánh Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn Hóa ra là sư cụ hát tình ca (Trích “Lính đảo hát tình ca trên đảo”- Trần Đăng Khoa) ------------------- HẾT -------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Trang: 3/2
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NH 2022-2023 TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án và hướng dẫn chấm có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Nắm vững yêu cầu của Đáp án và hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án và hướng dẫn chấm phải được bàn bạc, thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. - Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu/ý Nội dung Điểm I. 1 Thể thơ: Tự do 0,5 ĐỌC HIỂU 2 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,5 3 Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, 0,5 dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ. 4 Biện pháp nghệ thuật liệt kê: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây, một 0,75 làn khói, một mùi hương trong gió. Tác dụng: Nhấn mạnh những sự vật quen thuộc của quê hương trong giọng điệu thiết tha, trìu mến. Từ đó diễn tả sâu sắc tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình. 5 Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm 0,75 thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt. 6 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) nêu cảm nghĩ của 1,0 anh/chị về quê hương của mình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày 0,25 đoạn văn theo cách diễn dich, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. b. Xác định chủ đề đoạn văn: Cảm nghĩ về quê hương mình 0,5 c. Triển khai: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai chủ đề theo nhiều cách nhưng phải nêu rõ được cảm nghĩ về quê hương. Ví dụ như: - Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn dang tay đón chúng ta trở Trang: 4/3
- về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống… - Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. II. LÀM Cảm nhận của anh/chị về bốn khổ thơ đầu trong bài thơ “Lính đảo hát 6,0 VĂN tình ca trên đảo” (Trần Đăng Khoa). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:Mở bài giới thiệu vấn đề, 0,25 Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về bốn 0,5 khổ thơ đầu trong bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” (Trần Đăng Khoa). c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dân chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5 2. Cảm nhận về đoạn thơ: Sân khấu và chân dung đặc biệt của người lính đảo * Một sân khấu biểu diễn đặc biệt: 1,5 - Sân khấu đơn sơ, tạm bợ: + Sân khấu kê bằng “đá san hô” + Cánh gà được tạo bằng “vài tấm tôn” + Phông màn chính là trời mây, sóng nước. + Không có ánh đèn rực rỡ “Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa”(Khổ 5) - Lí do tạo nên điểm đặc biệt của sân khấu trước hết là bởi thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội, điều kiện sống thiếu thốn nơi quần đảo Trường Sa.“Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa”, gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng (đảo Trường Sa là đảo cát), so sánh sỏi cát bay như lũ chim hoang. * Một chân dung đặc biệt của người lính đảo 2,0 - Ngoại hình: Những người lính đảo vừa là diễn viên, vừa là khán giả của buổi biểu diễn, họ hiện lên với ngoại hình độc đáo, khác thường. - Hoàn cảnh sống: Lí do tạo nên “chân dung” đặc biệt của những người lính đảo là do điều kiện sống thiếu thốn, khắc nghiệt nơi quần đảo Trường Sa vào những năm 80 của thế kỉ trước. => Cách lính đảo “tự họa” chân dung của mình, cách nói bông đùa, tếu táo, dí dỏm, hài hước thể hiện cái nhìn lạc quan, chủ động, sự ngang tàng, cứng cỏi, vượt lên mọi hoàn cảnh. * Nghệ thuật: Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ, hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo (Sỏi cát bay như lũ chim hoang/liên tưởng những người lính với sư cụ, với tượng Phật trong chùa), giọng điệu thơ mà như giọng nói,….khiến người đọc như đang được nghe câu chuyện chân thật, tự nhiên của nhân vật trữ tình 3. Kết bài: Với cách nói dí dỏm, hài hước, đậm chất lính; cách ví von, 0,5 liên tưởng hóm hỉnh, độc đáo,…. đã vẽ lên bức chân dung những người lính với tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu văn nghệ, luôn lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng 0,25 Việt. Trang: 5/3
- e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, ý tứ rõ ràng, thể hiện suy nghĩ 0,5 sâu sắc về vấn đề nghị luận. -------------HẾT---------------- Trang: 6/3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 447 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 273 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 74 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 132 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 72 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 64 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 51 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 66 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 247 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 37 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 107 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 72 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 59 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 40 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 203 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hòa Phú 2
5 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn