intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

  1. I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận Mức độ nhận thức Tổng Vận dụng % điểm Kĩ Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng T cao năn dung/đơn (Số câu) (Số câu) (Số câu) T (Số câu) g vị kĩ năng TNK TNK TN TL TNKQ TL TL TL Q Q KQ 1 Đọc Thơ tự do 4 0 3 1 0 1 0 1 60 2 Viết Viết văn 40 bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Tỉ lệ điểm từng loại 10% 15% 25% 0 20 0 10 20% câu hỏi % % Tỉ lệ điểm các mức 40% 20% 10% 100 30% độ nhận thức Tổng % điểm 70% 30% II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA TT Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức/Kĩ thức năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 1. Đọc Thơ tự do Nhận biết: 3 câu 1 câu 1 câu hiểu - Nhận biết được thể thơ, từ 4 câu TN TL TL ngữ, vần, nhịp, đối và các biện TN 01 câu
  2. pháp tu từ trong bài thơ, đoạn thơ. TL - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ, đoạn thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ, đoạn thơ - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ, đoạn thơ gợi ra. - Vận dụng những hiểu biết về tác giả Trần Đăng Khoa để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ Trần Đăng Khoa .Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ, đoạn thơ .- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
  3. 1* 1* 1* 1 câu TL Viết văn bản nghị luận Nhận biết: 2 Viết phân tích, -Giới thiệu được đầy đủ thông tin đánh giá một chính về tên tác phẩm, tác giả, thể tác phẩm loại, ... Của tác phẩm. văn học.. - Trình bày được những nội dung khái quat của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo hình thức của bài báo cáo; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học, rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện sự đồng tình/không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết, sáng tạo trong diễn đạt. III. ĐỀ KIỂM TRA
  4. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: 01 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ: Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Đảo à, đảo ơi! Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982 (Trích “Hát về một hòn đảo” – Trần Đăng Khoa – Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr. 51) Lựa chọn đáp án đúng: 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai? A. Tổ quốc Việt Nam B. Chúng tôi – những người lính đảo C. Một cô gái làng khểnh răng hay hát D. Những quần đảo long lanh như ngọc dát 2. Đoạn thơ trên đã nhắc đến tên những quần đảo nào? A. Trường Sa, Hoàng Sa B. Hoàng Sa, Hải Giang C. Trường Sa, Phú Quốc D. Hoàng Sa, Trường Sa 3. Từ ngữ, hình ảnh nào sau đây không thể hiện cuộc sống gian khổ, hiểm nguy trên đảo của những người lính? A. Trần trụi giữa trời B.Đứa vùng đất mặn
  5. C. Ngã trước miệng cá mập D. Bị vùi dưới cơn bão dữ tợn 4. Đoạn thơ có đặc điểm như thế nào? A. Không vần, không hình ảnh, có biện pháp tu từ B. Có vần, có hình ảnh, có biện pháp tu từ C. Không vần, có hình ảnh, có biện pháp tu từ D. Không vần, có hình ảnh, không biện pháp tu từ. 5. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên là gì? A. Ngợi ca vẻ đẹp biển đảo quê hương B. Xót xa trước những khó khăn, nguy hiểm mà người lính phải đối mặt C. Xúc động trước tình yêu thủy chung của những người lính D. Tự hào, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo 6. Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ trong dòng thơ “Những hòn đảo long lanh như ngọc dát” và tác dụng của biện pháp đó? A. Nhân hóa – làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo B. Hoán dụ - thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển đảo C. Ẩn dụ - làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo, niềm tự hào về biển đảo. D. So sánh - làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển đảo 7. Điểm gặp gỡ giữa những người lính trong đoạn thơ và nhân vật cô thanh niên xung phong trong bài thơ “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ là gì? A. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc B. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết C. Tâm hồn lạc quan yêu đời D. Tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắt Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Hai câu thơ: “Đứa ở đồng chua/ Đứa ở vùng đất mặn” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào? Trong bài thơ nào, của ai mà em đã học? Điểm giống nhau về nội dung của những câu thơ đó? Câu 9. Em hiểu như thế nào về đoạn thơ sau: “Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát/ Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi/ Đảo à, đảo ơi!” Câu 10. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài luận phân tích, đánh giá về đoạn thơ trên.
  6. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Đề: 02 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ: Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Đảo à, đảo ơi! Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982 (Trích “Hát về một hòn đảo” – Trần Đăng Khoa – Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr. 51) Lựa chọn đáp án đúng: 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai? A. Tổ quốc Việt Nam B. Một cô gái làng khểnh răng hay hát C. Chúng tôi – những người lính đảo D. Những quần đảo long lanh như ngọc dát 2. Đoạn thơ trên đã nhắc đến tên những quần đảo nào? A. Trường Sa, Phú Quốc B. Hoàng Sa, Trường Sa C. Trường Sa, Hoàng Sa D. Hoàng Sa, Hải Giang 3. Từ ngữ, hình ảnh nào sau đây không thể hiện cuộc sống gian khổ, hiểm nguy trên đảo của những người lính? A. Trần trụi giữa trời
  7. B. Bị vùi dưới cơn bão dữ tợn C. Ngã trước miệng cá mập D.Đứa vùng đất mặn 4. Đoạn thơ có đặc điểm như thế nào? A. Không vần, không hình ảnh, có biện pháp tu từ B. Không vần, có hình ảnh, có biện pháp tu từ C. Có vần, có hình ảnh, có biện pháp tu từ D. Không vần, có hình ảnh, không biện pháp tu từ. 5. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên là gì? A. Ngợi ca vẻ đẹp biển đảo quê hương B. Tự hào, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo C. Xót xa trước những khó khăn, nguy hiểm mà người lính phải đối mặt D. Xúc động trước tình yêu thủy chung của những người lính 6. Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ trong dòng thơ “Những hòn đảo long lanh như ngọc dát” và tác dụng của biện pháp đó? A. So sánh - làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển đảo B. Nhân hóa – làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo C. Hoán dụ - thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển đảo D. Ẩn dụ - làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo, niềm tự hào về biển đảo. 7. Điểm gặp gỡ giữa những người lính trong đoạn thơ và nhân vật cô thanh niên xung phong trong bài thơ “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ là gì? A. Tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắt B. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết C. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc D. Tâm hồn lạc quan yêu đời Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Hai câu thơ: “Đứa ở đồng chua/ Đứa ở vùng đất mặn” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào? Trong bài thơ nào, của ai mà em đã học? Điểm giống nhau về nội dung của những câu thơ đó? Câu 9. Em hiểu như thế nào về đoạn thơ sau: “Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát/ Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi/ Đảo à, đảo ơi!” Câu 10. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài luận phân tích, đánh giá về đoạn thơ trên.
  8. IV. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Trường THPT Nguyễn Trân Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU – ĐỀ 01 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 I ĐỌC HIỂU – ĐỀ 02 1 C 2 B 3 D 4 B 5 B 6 A 7 C 8 - Hai câu thơ: “Đứa ở đồng chua/ Đứa ở vùng đất mặn” gợi nhớ đến câu 1,0 thơ “Quê hương anh nước mặn đồng chua” trong bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) - Điểm giống nhau về nội dung: đều nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính, họ ra đi từ những làng quê nghèo ở khắp mọi miền Tổ quốc. 9 - Tình yêu đối với biển đảo của những người lính không thể diễn tả bằng 1,0 lời nói mà bằng bài ca được cất lên tự đáy lòng, từ tình yêu Tổ quốc thiêng liêng sâu nặng của các chiến sĩ. - Lời thơ gợi lên niềm cảm phục và biết ơn đối với những chiến sĩ ngày đêm canh giữ đảo xa cho Tổ quốc.
  9. 10 Suy nghĩ về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ 0,5 quốc: Hòa bình và độc lập mà hôm nay chúng ta có được là thành quả của bao thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu vì vậy thế hệ trẻ phải biết ơn, trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả to lớn đó. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.5 Phân tích, đánh giá về đoạn thơ : “Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời ……………………………………. Đảo à, đảo ơi” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Trần Đăng Khoa: Sinh năm 1958, quê tỉnh Hải Dương, năng khiếu thơ ca nảy nở từ rất sớm.. - Bài thơ “Đảo Thuyền Chài” được sáng tác vào tháng 4 năm 1982 trong những năm đầu sau khi hòa bình lập lại - Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật đoạn thơ: Bằng những hình ảnh, ngôn từ mộc mạc, giản dị, trong sáng,… Đoạn thơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của những người lính đảo. *Thân bài: Phân tích, đánh giá đoạn thơ để làm rõ vấn đề của bài viết. Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau (theo bố cục, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, theo các khía cạnh của vấn đề,…) nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt; điều kiện sống thiếu thốn: trần trụi giữa trời, biển cả hoang lạnh, lều bạt,… - Cuộc sống trên đảo gian khổ, nguy hiểm: có người ngã trước miệng cá mập, có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn,…
  10. - Phẩm chất người lính: + Coi thường gian nan, chủ động đón nhận và vượt lên bao gian khổ, thử thách + Lạc quan, yêu đời luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng + Có tình yêu sâu nặng với Tổ quốc, với biển đảo quê hương,… - Khái quát tổng hợp vẻ đẹp nội dung và hình thức đoạn thơ + Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người lính nơi Đảo Thuyền Chài: vừa trẻ trung, lạc quan yêu đời, coi thường gian nan, không ngại khó khăn gian khổ, tràn đầy tinh thần trách nhiệm, có tình yêu biển đảo và Tổ quốc sâu sắc, mãnh liệt. + Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do, sử dụng các từ láy đặc sắc, các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giọng điệu thơ thể hiện chân thực đời sống tâm hồn, cảm xúc của những người lính đảo. *Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp chân dung người lính đảo - Suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân: “Đảo Thuyền Chài” là thi phẩm viết cách đây trên 40 năm song đọc lại vẫn dạt dào cảm xúc, đó là tiếng lòng của một nhà thơ nặng lòng với biển đảo quê hương. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng: 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2