Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định
- SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIÊM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN Môn: Ngữ văn. Lớp: 10 Mã đề: 111 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường. Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé sáu tuổi da đen Ruby Bridges – cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác. Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xóa bỏ sự phân biệt màu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một tòa án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ngày nhập trường, bốn cảnh sát tòa án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa. Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thóa mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên: “Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách”. Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: “Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ rảo bước đi, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em.” […] Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác. Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.” (Trích Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót, theo Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà văn, tr.14- 15) Câu 1: Động cơ nào khiến những người chạy marathon về chót “cắn răng lê bước tiếp”? A. Vì nhận được sự gửi gắm của tập thể B. Vì danh dự của quốc gia C. Vì danh tiếng của bản thân D. Vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ Câu 2: Người viết đã sử dụng phép liên kết nào trong đoạn: “Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội” A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng
- Câu 3: Lí do nào khiến những người viết quan tâm đến những vận động viên chạy marathon về chót? A. Vì họ là những người chuyên nghiệp B. Vì họ không có vai trò gì trong một cuộc thi C. Vì họ biết trân trọng danh dự quốc gia và danh tiếng bản thân D. Vì học đơn thuần bướng bỉnh và hơi rồ. Câu 4: Người viết đã thể hiện tình cảm, thái độ ra sao đối với những người marathon về chót? A. Cảm thấy họ là những người điên rồ. B. Có sự quan tâm đặc biệt, sẻ chia, cảm thông và trân trọng họ.. C. Thờ ơ, dửng dưng, không trân trọng kết quả của họ. D. Khinh thường, mỉa mai, chế giễu họ. Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ.” A. So sánh B. Liệt kê C. Phép đối D. Ẩn dụ Câu 6: Qua lời nhận xét của cảnh sát liên bang về Ruby cho thấy Ruby không phải là người như thế nào? A. Là một đứa trẻ dũng cảm, kiên cường B. Là một đứa mạnh mẽ đã vượt qua được nỗi sợ của bản thân C. Là một đứa trẻ lì lợm, liều lĩnh D. Là một đứa trẻ tuy nhỏ bé nhưng lại có sự can đảm to lớn Câu 7: Vì sao khi Ruby đến trường lần đầu tiên, đám đông người da trắng lại giận dữ, gào thét, chửi rủa? A. Vì họ không muốn cho Ruby được đi học B. Vì họ có hiềm khích với gia đình của Ruby C. Vì định kiến của nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn đang rất nặng nề. D. Vì họ muốn con cái của họ học tập ở trường học khác tốt hơn. Câu 8: Theo anh chị, vì sao “khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng” ? Câu 9: Nhận xét về hành trình mà Ruby đã trải qua. Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày quyết định của anh, chị khi đứng trước hành trình vô cũng khó khăn. II. LÀM VĂN Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. --------------------------HẾT-----------------------------
- SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIÊM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN Môn: Ngữ văn. Lớp: 10 Mã đề: 112 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường. Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé sáu tuổi da đen Ruby Bridges – cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác. Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xóa bỏ sự phân biệt màu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một tòa án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ngày nhập trường, bốn cảnh sát tòa án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa. Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thóa mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên: “Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách”. Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: “Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ rảo bước đi, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em.” […] Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác. Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.” (Trích Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót, theo Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà văn, tr.14- 15) Câu 1: Lí do nào khiến những người viết quan tâm đến những vận động viên chạy marathon về chót? A. Vì họ biết trân trọng danh dự quốc gia và danh tiếng bản thân B. Vì họ là những người chuyên nghiệp C. Vì học đơn thuần bướng bỉnh và hơi rồ. D. Vì họ không có vai trò gì trong một cuộc thi. Câu 2: Động cơ nào khiến những người chạy marathon về chót “cắn răng lê bước tiếp”? A. Vì nhận được sự gửi gắm của tập thể B. Vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ
- C. Vì danh tiếng của bản thân D. Vì danh dự của quốc gia Câu 3: Người viết đã sử dụng phép liên kết nào trong đoạn: “Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội” A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 4: Người viết đã thể hiện tình cảm, thái độ ra sao đối với những người marathon về chót? A. Có sự quan tâm đặc biệt, sẻ chia, cảm thông và trân trọng họ. B. Cảm thấy họ là những người điên rồ. C. Thờ ơ, dửng dưng, không trân trọng kết quả của họ. D. Khinh thường, mỉa mai, chế giễu họ. Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ.” A. So sánh B. Phép đối C. Liệt kê D. Ẩn dụ Câu 6: Qua lời nhận xét của cảnh sát liên bang về Ruby cho thấy Ruby không phải là người như thế nào? A. Là một đứa mạnh mẽ đã vượt qua được nỗi sợ của bản thân B. Là một đứa trẻ dũng cảm, kiên cường C. Là một đứa trẻ lì lợm, liều lĩnh D. Là một đứa trẻ tuy nhỏ bé nhưng lại có sự can đảm to lớn Câu 7: Vì sao khi Ruby đến trường lần đầu tiên, đám đông người da trắng lại giận dữ, gào thét, chửi rủa? A. Vì họ có hiềm khích với gia đình của Ruby B. Vì họ không muốn cho Ruby được đi học C. Vì định kiến của nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn đang rất nặng nề. D. Vì họ muốn con cái của họ học tập ở trường học khác tốt hơn. Câu 8: Theo anh chị, vì sao “khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng” ? Câu 9: Nhận xét về hành trình mà Ruby đã trải qua. Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày quyết định của anh, chị khi đứng trước hành trình vô cũng khó khăn. II. LÀM VĂN Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. --------------------------HẾT-----------------------------
- SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIÊM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN Môn: Ngữ văn. Lớp: 10 Mã đề: 113 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường. Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé sáu tuổi da đen Ruby Bridges – cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác. Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xóa bỏ sự phân biệt màu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một tòa án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ngày nhập trường, bốn cảnh sát tòa án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa. Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thóa mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên: “Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách”. Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: “Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ rảo bước đi, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em.” […] Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác. Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.” (Trích Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót, theo Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà văn, tr.14-15) Câu 1: Động cơ nào khiến những người chạy marathon về chót “cắn răng lê bước tiếp”? A. Vì nhận được sự gửi gắm của tập thể B. Vì danh dự của quốc gia C. Vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ D. Vì danh tiếng của bản thân Câu 2: Người viết đã sử dụng phép liên kết nào trong đoạn: “Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội” A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép liên tưởng D. Phép thế
- Câu 3: Lí do nào khiến những người viết quan tâm đến những vận động viên chạy marathon về chót? A. Vì họ biết trân trọng danh dự quốc gia và danh tiếng bản thân B. Vì họ là những người chuyên nghiệp C. Vì học đơn thuần bướng bỉnh và hơi rồ. D. Vì họ không có vai trò gì trong một cuộc thi Câu 4: Người viết đã thể hiện tình cảm, thái độ ra sao đối với những người marathon về chót? A. Khinh thường, mỉa mai, chế giễu họ. B. Có sự quan tâm đặc biệt, sẻ chia, cảm thông và trân trọng họ.. C. Thờ ơ, dửng dưng, không trân trọng kết quả của họ. D. Cảm thấy họ là những người điên rồ. Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ.” A. Ẩn dụ B. Phép đối C. So sánh D. Liệt kê Câu 6: Qua lời nhận xét của cảnh sát liên bang về Ruby cho thấy Ruby không phải là người như thế nào? A. Là một đứa trẻ dũng cảm, kiên cường B. Là một đứa trẻ lì lợm, liều lĩnh C. Là một đứa mạnh mẽ đã vượt qua được nỗi sợ của bản thân D. Là một đứa trẻ tuy nhỏ bé nhưng lại có sự can đảm to lớn Câu 7: Vì sao khi Ruby đến trường lần đầu tiên, đám đông người da trắng lại giận dữ, gào thét, chửi rủa? A. Vì họ không muốn cho Ruby được đi học B. Vì họ có hiềm khích với gia đình của Ruby C. Vì họ muốn con cái của họ học tập ở trường học khác tốt hơn. D. Vì định kiến của nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn đang rất nặng nề. Câu 8: Theo anh chị, vì sao “khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng” ? Câu 9: Nhận xét về hành trình mà Ruby đã trải qua. Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày quyết định của anh, chị khi đứng trước hành trình vô cũng khó khăn. II. LÀM VĂN Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. --------------------------HẾT-----------------------------
- SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIÊM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN Môn: Ngữ văn. Lớp: 10 Mã đề: 114 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường. Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện mà tôi mới được biết về em bé sáu tuổi da đen Ruby Bridges – cũng là một cuộc chạy marathon, nhưng ở dạng khác. Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xóa bỏ sự phân biệt màu da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường học thì vẫn không. Năm 1960, một tòa án liên bang ra quyết định bắt chính quyền bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng. Ruby đăng ký học lớp một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ngày nhập trường, bốn cảnh sát tòa án liên bang hộ tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa. Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ, họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thóa mạ. Một người đàn bà da trắng gào lên: “Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách”. Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về Ruby: “Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ rảo bước đi, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em.” […] Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác. Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự kiên cường của họ đến từ điểm này. Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.” (Trích Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót, theo Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà văn, tr.14- 15) Câu 1: Lí do nào khiến những người viết quan tâm đến những vận động viên chạy marathon về chót? A. Vì học đơn thuần bướng bỉnh và hơi rồ B. Vì họ biết trân trọng danh dự quốc gia và danh tiếng bản thân C. Vì họ là những người chuyên nghiệp D. Vì họ không có vai trò gì trong một cuộc thi.
- Câu 2: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ.” A. So sánh B. Phép đối C. Liệt kê D. Ẩn dụ Câu 3: Động cơ nào khiến những người chạy marathon về chót “cắn răng lê bước tiếp”? A. Vì nhận được sự gửi gắm của tập thể B. Vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ C. Vì danh tiếng của bản thân D. Vì danh dự của quốc gia Câu 4: Người viết đã thể hiện tình cảm, thái độ ra sao đối với những người marathon về chót? A. Có sự quan tâm đặc biệt, sẻ chia, cảm thông và trân trọng họ. B. Cảm thấy họ là những người điên rồ. C. Thờ ơ, dửng dưng, không trân trọng kết quả của họ. D. Khinh thường, mỉa mai, chế giễu họ. Câu 5: Người viết đã sử dụng phép liên kết nào trong đoạn: “Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới. Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội” A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 6: Vì sao khi Ruby đến trường lần đầu tiên, đám đông người da trắng lại giận dữ, gào thét, chửi rủa? A. Vì họ có hiềm khích với gia đình của Ruby B. Vì họ không muốn cho Ruby được đi học C. Vì định kiến của nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn đang rất nặng nề. D. Vì họ muốn con cái của họ học tập ở trường học khác tốt hơn. Câu 7: Qua lời nhận xét của cảnh sát liên bang về Ruby cho thấy Ruby không phải là người như thế nào? A. Là một đứa mạnh mẽ đã vượt qua được nỗi sợ của bản thân B. Là một đứa trẻ lì lợm, liều lĩnh C. Là một đứa trẻ dũng cảm, kiên cường D. Là một đứa trẻ tuy nhỏ bé nhưng lại có sự can đảm to lớn Câu 8: Theo anh chị, vì sao “khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng” ? Câu 9: Nhận xét về hành trình mà Ruby đã trải qua. Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày quyết định của anh, chị khi đứng trước hành trình vô cũng khó khăn. II. LÀM VĂN Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. --------------------------HẾT-----------------------------
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 10 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 Trắc nghiệm Mã 111 1 2 3,5 D C Mã 112 1 2 C B Mã 113 1 2 C A Mã 114 1 2 A C
- 8 Bởi vì: 1,0 - Họ (những người chạy marathon về chót) không cần những tấm huy chương, chiến thắng hay sự tung hô, đơn giản họ muốn cố gắng, nỗ lực hết sức để vượt qua chính mình. - Họ là những người kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ trong hành trình họ lựa chọn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng hoặc không có câu trả lời :không cho điểm 9 Nhận xét về hành 1,0 trình Ruby đã trải qua: - Đó là hành trình đầy khó khăn và thử thách, nguy hiểm đối với một đứa trẻ Ruby đã vượt qua và thay đổi cuộc đời của chính mình - Hơn hết hành trình đó còn là khởi đầu cho bước ngoặt lớn trong đời sống cộng đồng người da màu Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ½ nội dung: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng hoặc không có câu trả lời: không cho điểm
- 10 Viết đoạn văn từ 5 0,5 đến 7 dòng về quyết định của anh, chị khi đứng trước hành trình vô cũng khó khăn. - Tự nhìn nhận lại khả năng của mình để đưa ra quyết định tiếp tục hay dừng lại - Tự nhìn nhận định hướng hành trình để xem xét tính khả thi và ý nghĩa của nó. - Hơn hết, cần sự nỗ lực không ngừng vì nếu bỏ cuộc một cách dễ dàng thì sẽ không có thành tựu trong cuộc sống, sẽ mãi chùn bước trước những hành trình khác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được ½ nội dung: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời đúng hoặc không có câu trả lời :không cho điểm II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc 0,5 bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận: chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất.
- c. Triển khai vấn đề 2.0 nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. @. Nội dung: a. Giải thích - Chiến thắng là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc phục được những thử thách. - Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình (con người có hai phần tốt/ xấu, cao cả/ thấp hèn…) - Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất: + Chiến thắng bản thân là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh không dễ nhận diện… Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu hàng… + Nhấn mạnh việc mỗi cá nhân dám mạnh mẽ thoát khỏi lớp vỏ yếu kém của bản thân, dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
- => Ý nghĩa cả câu: Đánh giá cao khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn trong chính mỗi con người. b. Phân tích, bình luận * Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng. - Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn: đấu tranh với thiên nhiên; với kẻ xấu – kẻ ác; với đói nghèo … -> con người phải đấu tranh để chiến thắng, để tồn tại. - Hành trình trưởng thành của mỗi người sẽ phải đối diện với nhiều chướng ngại, khó khăn, nhưng khó khăn nhất là hành trình chiến đấu với chính bản thân mình. * Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn: - Con người chúng ta thường có hai phần, phần con và phần người. Trong đó, phần con chính là những thứ chưa hoàn hảo còn sót lại trong mỗi chúng ta. Nó chính là phần mang nhiều tham vọng, ước muốn, bản năng về những thứ hư vinh, ham muốn, khiến cho chúng ta đánh mất đi lý trí, tâm hồn, đạo đức, của phần người. -> không dễ nhận diện và chế ngự - Mỗi con người ai cũng có cái tôi nhất định, có những thú vui riêng, nếu chúng
- ta biết tiết chế bản thân để học tập, làm việc, định hướng cho cuộc sống, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình. - Nếu không chiến thắng bản thân, chúng ta chạy theo những thú vui thì sẽ dần thụt lùi về sau và bị xã hội đào thải, không chiến thắng được bản thân thì sẽ thất bại trên mọi cuộc chiến. - Người có ý chí vượt qua mọi cám dỗ để hướng đến những điều tốt đẹp sẽ là tấm gương để người khác học tập theo, đồng thời góp phần phát triển xã hội, lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người chiến thắng bản thân để minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản biện Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống buông thả, chạy theo u mê, thú vui của bản thân mà không phát triển con người, trau dồi kiến thức. Lại có những người vì quá ép buộc bản thân mình cố gắng mà bỏ lỡ những cơ hội, những vẻ đẹp của cuộc sống,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích. e. Bài học: + Nhận thức: Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó cũng là cách để
- con người hoàn thiện nhân cách – như thế con người đáng được trân trọng; Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm và bản lĩnh. + Hành động: Biết cách chia sẻ, lắng nghe những ý kiến xung quanh để không ngừng hoàn thiện bản thân; nghiêm khắc và kỉ luật với bản thân; Với học sinh, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường, tệ nạn xã hội. => Khái quát lại vấn đề nghị luận: chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. d. Chính tả, ngữ 0,5 pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo; thể hiện khả năng cảm nhận sâu sắc, mới mẻ; văn viết giàu cảm xúc, bộc lộ quan điểm, thái độ riêng nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật. Hướng dẫn chấm: - HS đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - HS đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điêm
- Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 393 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 810 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 409 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 691 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn