intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị” bao gồm dạng bài trắc nghiệm và tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ văn - Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: ………………...…………….....……Lớp: ………………………................ I.ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 8: Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi. Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả. - Bà ơi, bà!-Tôi chạy đến bên chiếc sập, hổn hển kêu. Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy: - Gì đó cháu? - Ba đánh! - Tôi nói, miệng méo xệch. - Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà! Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài. Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi: - Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không? - Không thấy. Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chân ba tôi xa dần. [….] Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức... (Nguyễn Nhật Ánh, Mắt biếc, Nhà xuất bản Trẻ, 2021) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm
  2. Câu 2.Câu chuyện được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi kể linh hoạt Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? A. Tác giả B. Người bà C.“Tôi” (cậu bé Ngạn) D. Người bố Câu 4. Dòng nào dưới đây không đúng với nội dungđoạn trích? A. Thể hiện một thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên. B. Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ. C. Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất. D. Phê phán tệ nạn bạo lực gia đình. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 5.Trong đoạn trích,nhân vật “tôi” (cậu bé Ngạn)có cảm xúc như thế nàomỗi khi nghe bà kể chuyện? Câu 6.Anh/chị có ấn tượng gì về nhân vật người bà trong câu chuyện? Câu 7. Hãy nêu một thông điệp có ý nghĩa đối với anh/chị được gợi ra từ văn bản? Câu 8.Từ hình ảnh người bà trong câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng7-10 dòng) trình bày suy nghĩ về tình bà cháu. II. VIẾT (4,0điểm) Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích hình ảnh nhân vật “tôi” (cậu bé Ngạn) trong đoạn truyện ở phần đọc hiểu. -------------------HẾT--------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 Cảm xúc của nhân vật 0,75 “tôi” (cậu bé Ngạn): - Cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên. - Toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt khiến trái tim run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả, không ngừng thổn thức. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án hoặc chép lại nội dung đoạn cuối văn bản: 0,75 điểm - Học sinh trả lời đúng 1 trong 2 ý: 0,5 điểm 6 Cảm nhận về người 1,0 bà: - Là người bà có trái tim nhân hậu, yêu thương, sẵn sàng bao dung, tha thứ. - Là người có vốn sống với kho tàng văn học dân gian phong phú. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng 1 trong 2 ý: 0,5 điểm 7 Thông điệp qua văn 0,75 bản: HS tự rút ra thông điệp cho mình, miễn là phù hợp, tích cực. Có thể gợi ý các thông điệp sau: - Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ bằng cổ tích, ca dao - Tuổi thơ, đó là khung trời đẹp nhất ... Hướng dẫn chấm: -Học sinh rút ra được 1 thông điệp tích cực, thuyết phục: 0,75 điểm - Học sinh rút ra được thông điệp tích cực
  4. nhưng chưa thuyết phục: 0,25 - 0,5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm 8 HS viết đoạn văn đảm 1.5 bảo các yêu cầu: - Yêu cầu hình thức đoạn văn, chính tả (0,5 điểm) - Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được suy nghĩ về tìnhbà cháu. (1,0 điểm) Gợi ý: +Tình bà cháu là một tình cảm gia đình giữa những người thân dành cho cho nhau. + Vai trò, ý nghĩa của tình bà cháu đối với cuộc sống con người: bà kể chuyện cho chúng ta nghe, vỗ về ân cần, chứng kiến từng bước trưởng thành của đứa cháu bé bỏng. Cùng với mẹ, bà cũng là người thầy đầu tiên, dạy cho chúng ta những bài học làm người… + Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn và tình cảm của bà: Trau dồi kiến thức thật tốt để trở thành người hiền tài, luôn khắc ghi công lao của bà và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận:phân tích hình ảnh nhân vật “tôi” (cậu bé Ngạn) trong đoạn truyện. c. Triển khai vấn đề 2,5 nghị luận thành các luận điểm * Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
  5. lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: -Nhân vật “tôi” là cậu bé ngây thơ, hồn nhiên: + Thuở nhỏ, nhân vật tôi hiện lên với tính cách vô cùng hồn nhiên, tinh nghịch. Dù có phải chịu những trận đòn roi nhưng thứ cậu quan tâm đến vẫn là những niềm vui quanh mình. + Cậu bé vô tư, có phần lém lỉnh khi mỗi lần bị ba đánh là lại tìm bà để cầu cứu. - Tình yêu thương trìu mến mà nhân vật “tôi” dành cho người bà: + Hình ảnh người bà: là người hiền từ, nhân hậu, lúc nào cũng yêu thương, chở che cho đứa cháu bé bỏng. + Nhân vật “tôi” cảm nhận từ bà sự dịu dàng, ân cần… + Những câu chuyện bà kể lúc nào cũng dịu dàng và âu yếm, toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt khiến trái tim đứa cháu bé bỏng không ngừng thổn thức. * Đánh giá chung: 0,5 - Đoạn trích có giá trị độc đáo: từ ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. - Đoạn trích khắc họa hình ảnh nhân vật “tôi” với tầm hồn ngây thơ, hồn nhiên.Qua đó thể hiện một cách xúc động tình bà cháu êm đềm, dịu ngọt. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong
  6. trôi chảy. Tổng I + II 10,0 -------------------HẾT---------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2