intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng

  1. TRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TỔ VĂN - ĐỊA MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) *Đề thi có 02 trang I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CON CHIM QUÊN TIẾNG HÓT Ông tôi có nuôi một con nhồng1. Con nhồng đẹp lạ lắm. Nó như một cô công chúa khoác chiếc áo choàng đen, ấy là bộ lông mượt mà của nó, từ mí mắt kéo đến cổ nó là một đường vàng hình lưỡi câu. Viền quanh cổ là một đường mầu trắng, như công chúa quấn qua cổ chiếc khăn bằng lông cừu, mỏ vàng và đôi chân cũng vàng. Ông tôi vốn là một thợ mộc, cho nên cái lồng của nó như một cái lâu đài. Con nhồng lúc nào cũng vui tươi, nhảy nhót trong chiếc lồng lộng lẫy treo trước hiên nhà. Vừa đẹp, lại vừa biết nói, nó là niềm vui của cả xóm, không chỉ cho trẻ con mà cho cả người lớn. Thấy có người thoáng qua, nó cất tiếng: “Chào khách”. Khi người dừng lại trước mặt nó, nó hỏi: “Khỏe không”. Ai hỏi gì thì nó dạ. Nó bắt chước giọng ông, nó gọi bà: “Em ơi, em”. Nó bắt chước giọng bà, nó gọi ông: “Anh ơi, anh”. Trong nhà đang nói chuyện, bỗng chợt nghe tiếng cười, nó cười: “Khậc khậc” y như giọng cười của ông. Thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: “Thôi, thôi thôi” nghe như lời can gián thiết tha của một cô gái. - Khách! - Ngồi trong nhà nghe nó nói, biết là có khách sắp vào nhà. Người lớn hay trẻ nhỏ hàng xóm, mỗi lần đến chơi với nó cũng cho nó một trái ớt. Thò mỏ gắp trái ớt, nó mừng nó nhảy. Trong nhà ai cũng dạy nó tiếng nói lịch sự, lễ phép. Nhưng hình như bấy nhiêu tiếng đó, nghe hoài cũng nhàm, bớt vui. Chẳng biết đứa nhỏ nào cắc cớ dạy thêm cho nó vài tiếng chửi cục cằn: “Đồ đểu, cút, cút đi”. Ngày đầu, nghe những tiếng lạ lùng đó, bọn nhỏ vỗ tay và nó được nhiều ớt hơn mọi ngày. Nhỏ vui đã đành, người lớn cũng vui... nghe nó chưởi “đồ đểu” người nghe không nghĩ là mình đểu nên chẳng ai giận, nghe nó bảo “cút, cút” người ta không cút mà cười và lại thưởng cho nó ớt ngon hơn, nhiều hơn. Nó nói riết thành quen không ai để ý nó quên tiếng hót từ lúc nào. Bỗng một hôm có một chiếc xe hơi đậu lại trước nhà. Quan huyện từ trong xe bước ra. Một người to lớn bệ vệ trong bộ đồ tây trắng, cà vạt đỏ, giày đen. Quan huyện đến để đặt ông đóng nhái bộ salon thời Louis. Đã là quan thì phải oai quyền, trước mặt ai không chào không hỏi. Quan huyện vào tới cửa thì con nhồng cất tiếng: - Đồ đểu! Quan huyện giật mình: Nhồng: hay còn gọi là Yểng hoặc Sáo là một loài chim thuộc họ Sáo (Sturnidae) sống ở các khu vực đồi núi 1 Nam Á và Đông Nam Á.
  2. - Đồ đểu! Đồ đểu! Thấy quan huyện không thưởng cho nó trái ớt, nó lại cất tiếng: - Đồ đểu! Đồ đểu! Quan huyện trợn tròn hai con mắt. Ông tôi thấy vậy sợ điếng, vội cúi rạp mình rước quan vào. Ông liếc nhìn bà. Hiểu ý ông, bà rối rít mời quan ngồi, rót nước mời quan uống. Đang chào đang hỏi khách, bà bỗng nghe bên ngoài có tiếng đánh “bốp” một cái. [...] Thương con nhồng, bà tôi quỳ xuống trước cái xác của nó. Chẳng biết lúc ấy bà tôi đau đớn thế nào, bây giờ trong ánh đèn dầu, tôi thấy hai giọt nước mắt của bà. Con chim chết, hết chuyện, bọn tôi có đứa thò chân xuống đất, bà đưa tay kéo lại. Và sau câu chuyện bao giờ bà cũng rút lời răn dạy: - Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con! (Trích Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, NXB Hà Nội, 2008) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện. Câu 2. Xác định đề tài của văn bản. Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của con nhồng trong văn bản? Câu 4. Theo anh/ chị vì sao con nhồng lại quên tiếng hót ? Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu văn “biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác”? Câu 6. Vai trò của nhân vật “ tôi” trong câu chuyện? Câu 7. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng gửi gắm điều gì qua văn bản? Câu 8. Thông qua văn bản, hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị ( Viết thành đoạn văn từ 5 đến 7 câu). II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lối sống đẹp trong cuộc sống . ------------Hết-------------
  3. TRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐÁP ÁN/ HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ VĂN - ĐỊA KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 - Ngôi thứ nhất 0.5 2 - Đề tài con vật. 0.5 3 - “Con nhồng đẹp lạ lắm. Nó như một cô công chúa khoác chiếc 0.5 áo choàng đen, ấy là bộ lông mượt mà của nó, từ mí mắt kéo đến cổ nó là một đường vàng hình lưỡi câu. Viền quanh cổ là một đường mầu trắng ... mỏ vàng và đôi chân cũng vàng”. 4 - Con nhồng quên tiếng hót vì được bọn nhỏ dạy cho những tiếng 0.75 chửi cục cằn, nó nói riết thành quen. Khi nghe những câu đó mọi người thấy vui, cười, vỗ tay tán thưởng và cho nó nhiều quả ớt. Con nhồng rất thích và quên đi tiếng hót ngày nào. 5 Câu văn cho ta hiểu : 0.75 - Cần cẩn thận trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Không nên nói những điều mà mình không biết, không đúng với hoàn cảnh và đối tượng . - Khi nói theo người khác mà không biết được ý nghĩa của lời nói thì sẽ dẫn đến sự hiểu lầm, gây phiền phức, xấu xí trong mắt mọi người , đánh mất chính mình. 6 - Nhân vật “ tôi” xuất hiện xuyên suốt câu chuyện vừa là người kể 0.75 chuyện vừa tham gia vào các hoạt động chính trong câu chuyện. 7 - Không nên nói những điều mình không hiểu rõ tường tận, đừng 1.00 bao giờ bắt chước theo người khác để rồi đánh mất tiếng nói và giá trị của chính mình ; Không nên cổ xúy cho cái xấu, hãy biết nói những lời hay ý đẹp làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. 8 - HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa từ văn bản và viết thành 1.25 đoạn văn lí giải rõ thông điệp. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề : Lối sống đẹp trong cuộc sống. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: I. Mở bài :Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận. II.Thân bài
  4. 1. Giải thích vấn đề. - Sống đẹp là lối sống tích cực ,biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm ,vị tha với mọi người xung quanh. - Lối sống có ý nghĩa , làm đẹp cho cuộc đời. 2. Triển khai vấn đề bằng quan điểm cá nhân: * Biểu hiện : - Sống chân thành, trân trọng những giá trị tốt đẹp ; tránh xa cái xấu . - Biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Biết nghĩ cho người khác, biết cho đi mà không đòi hỏi suy tính thiệt hơn. - Biết cố gắng hoàn thiện bản thân, có lý tưởng, khát vọng hoài bão và ước mơ . - Sống đẹp là biết hi sinh, cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn... * Ý nghĩa của lối sống đẹp: - Cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, đem đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. - Vượt qua những khó khăn, thử thách, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh. - Nếu mỗi người có lối sống đẹp thì sẽ không còn khoảng cách , sẽ nhận được sự yêu thương , giúp đỡ từ người khác. - Giúp cho con người sống có lí tưởng, hoài bão, ước mơ vươn tới những thành công cuộc sống . - Sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội . - Đem đến một đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh ; Được mọi người yêu mến, quý trọng... - Học sinh lấy dẫn chứng về lối sống đẹp trong cuộc sống. * Phê phán, phản đề: Phê phán những con người sống tiêu cực: ích kỉ, vô cảm , thờ ơ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân ; sống thiếu ý chí, khát vọng, buông thả, sống cuộc đời vô nghĩa... III. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận. - Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng. d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ. ------------Hết-------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2