intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: (1) Cô đơn thay là cảnh thân tù ! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu ! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về… (2) Ôi ! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá ! Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá Nghe mênh mang sức khỏe của trăm loài Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi. Đang hút mật của đời xây hoa trái Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày… (Trích Tâm tư trong tù - Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, 2022, tr. 47) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ? Câu 2. Trong khổ thơ (1), nhân vật trữ tình đã nghe được những âm thanh gì ? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu thơ sau: Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi. Đang hút mật của đời xây hoa trái Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về khổ thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 39) ===== Hết =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 11 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 Thể thơ: tám chữ (tám tiếng)/thơ tự do 0,75 2 Trong khổ thơ (1), nhân vật trữ tình đã nghe được những âm thanh: tiếng 0,75 đời lăn náo nức, tiếng chim reo trong gió, tiếng dơi chiều đập cánh, tiếng lạc ngựa rùng chân, tiếng guốc đi về Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 04 - 05 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 02 - 03 ý: 0,5 điểm. - Họ sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm. - Học sinh chép cả đoạn thơ: 0,25 điểm. 3 - Biện pháp tu từ điệp ngữ: đang được lặp lại hai lần 1,0 - Tác dụng: + nhấn mạnh sự tươi vui, đẹp đẽ, cuốn hút của cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù. + tạo nhịp điệu sôi nổi, thôi thúc niềm khát khao tự do . Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra đúng từ ngữ được lặp lại: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 02 ý của tác dụng: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 01 ý của tác dụng: 0,25 điểm 4 Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình: 0,5 - Nỗi cô đơn, sự đau khổ của người thanh niên trẻ mất tự do. - Tình yêu thiết tha với cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được 01 ý trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1 Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết 2,0 của việc sống phải có khát vọng. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng. c. Triển khai vấn để nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng. Có thể theo hướng sau: - Khát vọng là khao khát, mong muốn, hướng tới những điều lớn lao, tốt 0,75 đẹp trong cuộc sống. Người sống có khát vọng là người có ước mơ, hoài
  3. bão, luôn biết đặt ra những mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó. Khát vọng giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống, mở rộng tầm hiểu biết, hoàn thiện bản thân; sống có trách nhiệm; mang lại những đóng góp cho cộng đồng và xã hội… - Phê phán những người sống không có khát vọng, ước mơ hoặc quá ảo tưởng về khả năng của bản thân mà không chịu cố gắng thực hiện khát vọng của mình. - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc 5,0 Tử. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật của khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (0,25 điểm) 0,5 và khổ thơ mở đầu (0,25 điểm). * Cảm nhận khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: 2,5 - Về nội dung:
  4. + Khổ thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ đa nghĩa: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” vừa là lời hỏi thăm vừa là lời trách móc nhẹ nhàng vừa là lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ hay cũng là lời thi nhân tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ. + Bức tranh thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm tươi đẹp, sống động, nên thơ và tràn đầy sức sống với hình ảnh hàng cau trong nắng sớm, với khu vườn mướt xanh như ngọc. Hình ảnh con người thấp thoáng ẩn hiện sau những cành lá trúc với khuôn mặt chữ điền làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, hồn hậu của con người xứ Huế. + Tâm trạng của thi nhân: tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, ân tình sâu sắc đậm đà với với thôn Vĩ với xứ Huế. - Về nghệ thuật: hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi; ngôn từ gần gũi, trong sáng, gợi hình gợi cảm; giọng điệu da diết, khắc khoải; các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh… Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm) * Đánh giá chung: 0,5 - Đoạn thơ đã khắc họa bức tranh phong cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm. Cảnh xinh xắn, thơ mộng; người dịu dàng, phúc hậu. Cảnh và người tô điểm cho nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, kín đáo, nên thơ mang đặc trưng của xứ Huế. - Đoạn thơ cũng cho thấy nét đẹp trong tâm hồn thi nhân đặc biệt là tình yêu thiết tha với Vĩ Dạ và đặc trưng phong cách thơ Hàn Mặc Tử. - Hướng dẫn chấm: Học sinh đánh giá được mỗi nội dung đạt 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vẻ đẹp của đoạn thơ và tâm hồn của Hàn Mặc Tử; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. + Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. + Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2