intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

  1. SỞ GD- ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NH 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ Môn: Ngữ văn 11 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề chính thức(01 trang) I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4. Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác.Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html) Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,75 điểm) Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,75điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không?Vì sao? (0,5 điểm). II-LÀM VĂN: (7 điểm) Cảm nhận của em về niềm vui lớn, lẽ sống lớn và tình cảm của Tố Hữu qua bài Từ ấy Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ... (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2022, SGK 11 trang 44) -HẾT-
  2. .,/HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI Hk2 (2022-2023)- NGỮ VĂN 11 - Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. - Trân trọng những bài viết có suy nghĩ mới lạ, độc đáo. - Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tựdo chọn lựa, chọn 0.75 lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống,một cách nhìn 2 - Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do để 0.75 biện minh… - Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình 3 Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách 1.0 chúng ta đối phó với nó - Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước được. - Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua, mới là điều quan trọng. ( Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu cơ bản. 4 Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: ‘‘Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ 0.5 không phải do may rủi” - HS nêu được quan điểm: Đồng tình/ không đồng tình 0.25 - Lí giải: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu phải thuyết phục và theo hướng tích cực. 0.25 II LÀM VĂN 7.0 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.5 Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Cảm nhận về niềm vui lớn, lẽ sống 0.5 lớn và tình cảm của Tố Hữu qua bài Từ ấy c. Triển khai vấn đề nghị luận: Sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân 5.0 tích, chúng minh, bình luận… Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0.5 * Khổ thơ đầu bài thơ: 3.5 – Hai câu thơ đầu: – “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.  Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ * Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác
  3. giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng, * “mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng + Sử dụng động từ mạnh “bừng”, “chói” 0.5 => Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ – Hai câu thơ còn lại: + Nghệ thuật so sánh + Sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng => Niềm vui sướng, hạnh phúc khôn nguôi của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng * Khổ thơ thứ hai: – Sử dụng hàng loạt các động từ thể hiện sự gắn bó, gần gũi: :buộc, trang trải, gần gũi – Hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng – Quan hệ từ “với” và điệp từ “để” => Khổ thơ thể hiện nhận thức mới của tác giả về một lẽ sống mới – lẽ sống hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc. * Khổ thơ thứ ba: Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là” – Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, huyết thống: con, anh, em – Sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ. => Khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp. * Nghệ thuật: - Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ - Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu - Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình Đánh giá: 0.5 - Thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng, hướng gười đọc đến chân trời tươi sáng. - Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính, là người thanh niên trẻ trung hướng theo lý tưởng của Đảng, của cách mạng. - Giọng thơ chân thành và hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  4. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2