Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
lượt xem 1
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày thi: 03/05/2024 Mã đề: 111 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc đoạn trích: (Lược dẫn: Sau khi bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều may mắn gặp Thúc Sinh, được Thúc Sinh chuộc ra. Nhưng Thúc Sinh là người đã có vợ nên nàng khuyên chàng trở về thăm vợ.) Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan1. Cầm tay dài ngắn thở than, Chia phôi ngừng chén họp tan nghẹn lời. 1505. Nàng rằng: - “Non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Dễ lòa yếm thắm trôn kim, Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng. Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, 1510. Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh. Dù khi sóng gió bất bình, Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi. Hơn điều giấu ngược giấu xuôi, Lại mang những việc tầy trời đến sau. 1515. Thương nhau xin nhớ lời nhau, Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy. Chén đưa nhớ bữa hôm nay, Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau”. Người lên ngựa, kẻ chia bào2, 1520. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san3. Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. 1525. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (In trong Nguyễn Du, Truyện Kiều: tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội, 2002, tr87 – 88) 1 Dương Quan: Một cửa ải xưa ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Dùng Dương Quan ở đây ngụ ý tống biệt. 2 Chia bào: Buông áo ra. 3 Màu quan san: Cái màu (màu đỏ của rừng phong) mà mùa thu đã đem nhuộm cho núi rừng ở chỗ quan san – Quan san: cửa ải và núi, chỉ cảnh xa xôi.
- Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (1điểm): Xác định người kể chuyện, dấu hiệu nhận biết lời người kể chuyện trong đoạn trích. Câu 2 (1điểm): Xác định lời nhân vật trong đoạn sau và cho biết đó là lời của nhân vật nào: Cầm tay dài ngắn thở than, Chia phôi ngừng chén họp tan nghẹn lời. Nàng rằng: - “Non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Dễ lòa yếm thắm trôn kim, Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng…” Câu 3 (1điểm): Tìm chi tiết miêu tả nhân vật Thúy Kiều trong đoạn sau, qua đó nhận xét về tâm trạng của nàng trong buổi chia ly: Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Câu 4 (1điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong câu sau: Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Câu 5 (1điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 6 (1điểm): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của bạn về cảnh ngộ và bi kịch của nàng Kiều trong đoạn trích. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau: BỤI VÀ PHA LÊ Mai Văn Phấn4 Từ chai sạn dấu tay người thợ Pha lê đứng lên rực rỡ lung linh Kiêu hãnh giữa không gian bụi bặm. Người chủ lỡ tay Hay số phận... Pha lê quay cuồng Vụn nát. Bàng hoàng Nhận ra Bụi là mẹ ở nơi nơi. (In trong Giọt nắng, Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992) …Hết…. Họ và tên thí sinh………………………….số báo danh…… 4 Mai Văn Phấn: nhà thơ Việt Nam đương đại, sinh năm 1955 ở Ninh Bình. Ông đã xuất bản hơn 16 tập thơ, một số tập đã được dịch sang tiếng nước ngoài.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày thi: 03/05/2024 Thời gian: 90 phút Mã đề: 112 (Không tính thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc đoạn trích: (Lược dẫn: Sau khi bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều may mắn gặp Thúc Sinh, được Thúc Sinh chuộc ra. Nhưng Thúc Sinh là người đã có vợ nên nàng khuyên chàng trở về thăm vợ.) Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan5. Cầm tay dài ngắn thở than, Chia phôi ngừng chén họp tan nghẹn lời. 1505. Nàng rằng: - “Non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Dễ lòa yếm thắm trôn kim, Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng. Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, 1510. Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh. Dù khi sóng gió bất bình, Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi. Hơn điều giấu ngược giấu xuôi, Lại mang những việc tầy trời đến sau. 1515. Thương nhau xin nhớ lời nhau, Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy. Chén đưa nhớ bữa hôm nay, Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau”. Người lên ngựa, kẻ chia bào6, 1520. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san7. Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. 1525. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (In trong Nguyễn Du, Truyện Kiều: tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội, 2002, tr87 – 88) 5 Dương Quan: Một cửa ải xưa ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Dùng Dương Quan ở đây ngụ ý tống biệt. 6 Chia bào: Buông áo ra. 7 Màu quan san: Cái màu (màu đỏ của rừng phong) mà mùa thu đã đem nhuộm cho núi rừng ở chỗ quan san – Quan san: cửa ải và núi, chỉ cảnh xa xôi.
- Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (1điểm): Xác định ngôi kể, dấu hiệu nhận biết ngôi kể trong đoạn trích. Câu 2 (1điểm): Xác định lời người kể chuyện và cho biết “nàng” được nhắc đến trong đoạn trích sau là ai: Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan. Cầm tay dài ngắn thở than, Chia phôi ngừng chén họp tan nghẹn lời. Nàng rằng: - “Non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm…” Câu 3 (1điểm): Tìm chi tiết miêu tả nhân vật Thúy Kiều trong đoạn sau, qua đó nhận xét về tâm trạng của nàng trong buổi chia ly: Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Câu 4 (1điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong câu sau: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Câu 5 (1điểm): Liệt kê các sự kiện chính trong đoạn trích. Câu 6 (1điểm): Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 dòng) trình bày cảm nhận của bạn về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau: BỤI VÀ PHA LÊ Mai Văn Phấn8 Từ chai sạn dấu tay người thợ Pha lê đứng lên rực rỡ lung linh Kiêu hãnh giữa không gian bụi bặm. Người chủ lỡ tay Hay số phận... Pha lê quay cuồng Vụn nát. Bàng hoàng Nhận ra Bụi là mẹ ở nơi nơi. (In trong Giọt nắng, Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992) …Hết…. Họ và tên thí sinh………………………….số báo danh……… 8 Mai Văn Phấn: nhà thơ Việt Nam đương đại, sinh năm 1955 ở Ninh Bình. Ông đã xuất bản hơn 16 tập thơ, một số tập đã được dịch sang tiếng nước ngoài.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày thi: 03/05/2024 Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Mã đề: 111 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 6,0 1 - Người kể chuyện: Ngôi thứ ba. 0.5 - Dấu hiệu nhận biết lời người kể chuyện: không xưng “tôi”, “chúng tôi”; gọi 0.5 nhân vật là “nàng”, thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng hô của nhân vật: “đôi ta”; có sự phân biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Người kể chuyện: như đáp án: 0.5đ - Dấu hiệu nhận biết lời người kể chuyện: Hs nêu được 1 trong 3 ý trên: 0.5đ - Sai: 0.0đ 2 - Lời nhân vật: 0.5 “Non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Dễ lòa yếm thắm trôn kim, Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng…” - Nhân vật: Thúy Kiều. 0.5 Hướng dẫn chấm: - HS trích dẫn đầy đủ lời nhân vật: 0.5đ; trích vắn tắt: 0.25đ - Nhân vật: như đáp án: 0.5đ; “nàng”: 0.25 3 - Chi tiết miêu tả Thúy Kiều: “chiếc bóng năm canh”, “nửa in gối chiếc”. 0.5 - Nhận xét: Thúy Kiều rơi vào tâm trạng cô đơn, cô độc, thương nhớ khi phải 0.5 chia ly với Thúc Sinh. Hướng dẫn chấm: - Hs tìm được 02 chi tiết: 0.5đ; 01 chi tiết: 0.25đ - Nhận xét: có thể dùng những từ ngữ khác nhưng phải thấy được tâm trạng chia ly, lẻ bóng của Thúy Kiều: 0.5đ 4 - Xác định phép lặp cấu trúc trong cùng dòng thơ: Người lên ngựa/ kẻ chia bào 0.5 - Tác dụng: + Nhấn mạnh tình cảnh chia ly của Thúy Kiều và Thúc Sinh, gợi tâm trạng 0.5 buồn bã, chia lìa. + Tạo nhịp điệu nhịp nhàng, cân đối cho bài thơ; tăng tính biểu cảm. Hướng dẫn chấm: - Xác định phép lặp cấu trúc: Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 - Phân tích tác dụng của phép lặp cấu trúc: Học sinh trả lời ý 1 được 0.25, ý 2: 0.25. 5 Nội dung chính của đoạn trích: Miêu tả cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Thúc 1.0 Sinh, tình cảnh và tâm trạng của cả hai nhân vật trong cảnh chia tay ấy. Hướng dẫn chấm: - Trả lời mỗi ý: 0.5đ. - Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau.
- 6 Cảnh ngộ và bi kịch của nàng Kiều: Dặn dò, khuyên Thúc Sinh về thăm vợ, 1.0 nhưng tâm trạng muốn níu kéo, không muốn chia xa Thúc Sinh; cảm nhận rõ nỗi cô đơn, sầu nhớ của mình khi xa Thúc Sinh. Hướng dẫn chấm: - Hình thức: đoạn văn 7 – 10 dòng: 0.25đ - Nội dung: 0.75đ II VIẾT 4,0 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ Bụi và pha lê – Mai Văn Phấn) a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận (tên tác phẩm, tác giả, khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc nêu định hướng của bài viết); Thân bài triển khai được các luận điểm về những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật; Kết bài khẳng định được giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân. b. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đánh giá khái quát của người viết về 0,5 tác phẩm. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Hướng dẫn chấm: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. + Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận. 2.5 - Phân tích đặc sắc về nội dung của bài thơ: + Đề tài: Mối tương quan giữa bụi và pha lê, quá trình làm ra pha lê. + Chủ đề: Ca ngợi quá trình hình thành, vẻ đẹp của pha lê; quá trình vụn vỡ của pha lê, ý nghĩa của bụi. + Thông điệp: Thông điệp nhân sinh về sự tuần hoàn của vạn vật, vũ trụ, con người: Bụi, qua bàn tay người thợ tạo nên pha lê; pha lê vỡ sẽ trở thành bụi. Vạn vật, vũ trụ, con người sinh ra cũng sẽ tan biến đi. Cái đẹp sinh ra từ bụi bặm nhưng cũng tan biến đi thành bụi bặm. Thông điệp về quá trình lao động, sáng tạo của con người: Từ dấu tay chai sạn, chăm chỉ, vất vả, người thợ có thể tạo ra pha lê rực rỡ, lung linh. Nhưng cũng chính bàn tay sơ ý, có thể phá hủy pha lê. Thông điệp về giá trị của những điều nhỏ bé, tưởng như vô nghĩa trong cuộc sống: Bụi là mẹ ở nơi nơi. Bụi tượng trưng cho những điều tầm thường, dơ bẩn, đáng vứt bỏ, nhưng lại có thể làm sáng lên pha lê, là nơi sinh ra và trở về của pha lê. Bụi có mặt ở khắp nơi và gắn với mọi người, mọi vật, giúp con người nhận ra những giá trị của sự vật, cuộc sống. - Nêu và nhận xét một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: + Kết cấu/ bố cục: thể thơ tự do với bố cục hai phần được phân chia đặc biệt thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ riêng của tác giả: Ba dòng thơ đầu miêu tả quá trình hình thành pha lê và vẻ đẹp của pha lê; Bảy dòng cuối miêu tả quá trình vụn vỡ của pha lê và nhận thức về bụi. + Từ ngữ, hình ảnh: xây dựng hình ảnh tượng trưng, giàu ý nghĩa: Bụi: tượng trưng cho những điều bình thường, thậm chí có thể coi là vô nghĩa, dơ bẩn trong cuộc sống. Pha lê: tượng trưng cho cái đẹp, sự tinh khiết, trong sáng, sản phẩm của lao động, nghệ thuật. + Thể thơ tự do, hầu như không có vần, nhịp dài ngắn khác nhau. + Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa,... - Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.
- - Có bằng chứng, lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. Hướng dẫn chấm: Luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục, văn mạch lạc: 2.0-2.5 điểm. - Lập luận tương đối đầy đủ, chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng tiêu biểu: 1,5-1,75 điểm. Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; có dẫn chứng: 1.0- 1.25 điểm. Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm, không có dẫn chứng: 0.5-0.75 điểm -Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm c. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 Mã đề: 112 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 6,0 1 - Ngôi kể: Ngôi thứ ba. 0.5 - Dấu hiệu nhận biết ngôi kể: người kể không xưng “tôi”, “chúng tôi”; gọi 0.5 nhân vật là “nàng”, thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng hô của nhân vật: “đôi ta”; có sự phân biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Ngôi kể: như đáp án: 0.5đ - Dấu hiệu nhận biết ngôi kể: Hs nêu được 1 trong 3 ý trên: 0.5đ - Sai: 0.0đ 2 - Lời người kể chuyện: 0.5 “Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan. Cầm tay dài ngắn thở than, Chia phôi ngừng chén họp tan nghẹn lời. 0.5 Nàng rằng:” - “Nàng” là nhân vật Thúy Kiều. Hướng dẫn chấm: - HS trích dẫn đầy đủ lời người kể chuyện: 0.5đ; trích vắn tắt hoặc không đầy đủ: 0.25đ - Hs xác định đúng nhân vật: 0.5đ; Sai: 0đ 3 - Chi tiết miêu tả Thúy Kiều: “kẻ chia bào”, “trông người”. 0.5 - Nhận xét: Thúy Kiều rơi vào tâm trạng lưu luyến khi chia tay Thúc Sinh, 0.5 muốn níu kéo nhưng đành lòng để chàng ra đi, đứng trông theo cho đến khi Thúc Sinh vắng bóng. Hướng dẫn chấm: - Hs tìm được 02 chi tiết: 0.5đ; 01 chi tiết: 0.25đ - Nhận xét: có thể dùng những từ ngữ khác nhưng phải thấy được tâm trạng lưu luyến của Thúy Kiều: 0.5đ 4 - Xác định biện pháp tu từ đối trong cùng dòng thơ: Nửa in gối chiếc/ nửa 0.5 soi dặm trường - Tác dụng: 0.5 + Nhấn mạnh tình cảnh chia ly của Thúy Kiều và Thúc Sinh, gợi tâm trạng buồn bã, chia lìa, cô đơn. + Tạo nhịp điệu nhịp nhàng, cân đối, hài hòa, tạo nên tính nhạc cho câu thơ. Hướng dẫn chấm:
- - Xác định phép đối: Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 - Phân tích tác dụng của phép lặp cấu trúc: Học sinh trả lời ý 1 được 0.25, ý 2: 0.25. 5 Các sự kiện chính: 1.0 - Thúy Kiều và Thúc Sinh chia tay. - Kiều dặn dò Thúc Sinh. - Thúc Sinh đi rồi, Kiều vẫn đứng trông theo cho đến khi Thúc Sinh khuất bóng Hướng dẫn chấm: - Trả lời 2/3 ý: 1.0đ; 01 ý: 0.5đ. - Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau. 6 Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều: Biết suy nghĩ trước sau, biết phận mình 1.0 nên khuyên Thúc Sinh về nói chuyện đầu đuôi với vợ; không muốn chia tay Thúc Sinh nhưng vẫn đành để chàng ra đi; rơi vào tình cảnh cô đơn, thương nhớ Thúc Sinh. Hướng dẫn chấm: - Hình thức: đoạn văn 7 – 10 dòng: 0.25đ - Nội dung: 0.75đ II VIẾT (như đề 111) 4,0 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ Bụi và pha lê – Mai Văn Phấn) Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 389 | 33
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 79 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 131 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn