intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị

  1. SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên: ………………………………………………… Số báo danh:…………….. I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) DƯ VỊ MÙA HÈ (Trích) -Lữ Thị Mai- (1) Thoáng chốc, phố phường đã lại đón thêm một mùa hoa sấu li ti lấm tấm xôn xao rắc kín vỉa hè. Kể cũng lạ, loài cây ấy lúc xanh thì xanh đến tận cùng, khi trút lá vàng thì ráo riết như chẳng có gì phải tiếc thương, ấy vậy mà mỗi mùa hoa lại đến thật dịu dàng, lặng lẽ. […….] (2)Có lẽ, Hà Nội là chốn đô thành hội tụ được nhiều sắc hoa từ mọi miền Tổ quốc, mỗi sắc hoa đặc trưng cho một vùng miền: phượng đỏ chói chang từ thành phố cảng Hải Phòng, hoa ban Tây Bắc điệu đà xuống phố, phong lan rừng hoang hoải kiêu sa… nhưng sự hiện diện của những con đường dọc hai bên trồng sấu bao năm qua đã níu giữ được nhiều nhớ nhung mỗi khi ai đó rời xa Hà Nội. (3)Mùa này, trong giây phút yên ắng hiếm hoi của phố phường lúc đêm về, cạnh con đường mướt mát sấu xanh, chỉ cần đưa tay đẩy nhẹ cánh cửa sổ, ta sẽ được chứng kiến một cảnh tượng rất đỗi thanh tao của Hà thành trầm lắng: hoa sấu rụng rơi như mưa, từng đợt vô ưu trải đầy mặt đất. Có lẽ, vì mùa sấu đến và đi thầm lặng nên phút thăng hoa cho vẻ đẹp ấy cũng kín kẽ đến nao lòng. (4)Ai biết được, vòm xanh rười rượi kia đã chở che cho bao thế hệ người Hà Nội. Nơi những đứa trẻ ngày xưa lớn khôn, khoác lên vai kỉ niệm mang màu lá xanh lá úa, ngập ngừng trao cho nhau chùm hoa bé dại xâu vòng rồi đến khi cùng rủ nhau trốn cha mẹ leo trèo hái những quả sấu lớn dần theo năm tháng... Đã có bao người ở lại? Có bao người ra đi? Có bao nhiêu mùa sấu đã vĩnh viễn nằm trọn trong ngăn hoài niệm cũ càng. Chỉ biết, sau những mùa đơm hoa kết trái ấy, kí ức Hà Nội đã kịp hằn lên những thân phận người, chạm trổ vào thân cây thêm nhiều vết xù xì tuổi tác. (5)Dưới trưa hè nhấp nhoáng, chói chang, từng chùm sấu sai trĩu quả lấp ló như món quà giản dị dành tặng cho phố phường bằng những ngụm nước sấu ngâm để lại dư vị chua chua, dịu mát nơi đầu lưỡi xua tan đi sự mệt mỏi, căng thẳng của bao người. Người ta gọi đó chính là hương vị của mùa hè, vừa có chút gì xốn xang gay gắt, vừa lắng đọng trong thẳm sâu sự thoáng đãng, mát lành. (In trong tập Hà Nội không vội được đâu (2014), NXB Văn học) Chú thích: Lữ Thị Mai là nhà thơ, nhà văn trẻ, sinh năm 1988 tại Thanh Hóa. Tác giả hiện sống và viết tại Hà Nội. Tập văn xuôi Hà Nội không vội được đâu (2014) gồm 29 tản văn và 9 truyện ngắn, được tác giả nâng niu, chắt lọc với nhiều tâm huyết và ưu tư. Những trang văn trong Hà Nội không vội được đâu như những trang nhật kí đầy tình cảm của Lữ Thị Mai về mảnh đất và con người Hà Nội với những lời văn mộc mạc, bình dị nhưng tinh tế và giàu chất thơ.
  2. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào sau đây? A. Tản văn B. Truyện ngắn C. Thơ D. Kịch Câu 2. Văn bản có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây? A. Tự sự, miêu tả, hành chính B. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận C. Miêu tả, biểu cảm, tự sự D. Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm Câu 3. Xác định biện pháp tu từ có trong câu văn sau: “Ai biết được, vòm xanh rười rượi kia đã chở che cho bao thế hệ người Hà Nội.” A. So sánh B. Điệp từ C. Liệt kê D. Nhân hóa Câu 4. Theo tác giả, điều gì “đã níu giữ được nhiều nhớ nhung mỗi khi ai đó rời xa Hà Nội” A. Hà Nội là chốn đô thành B. Những con đường dọc hai bên trồng sấu C. Hà Nội hội tụ được nhiều sắc hoa từ mọi miền Tổ quốc D. Phong lan rừng hoang hoải kiêu sa Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 5. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn (3). Câu 6. Cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào? Câu 7. Nhận xét tác dụng của yếu tố trữ tình có trong văn bản. Câu 8. Nêu chủ đề của văn bản. Câu 9. Văn bản đã mang đến cho anh/chị những thông điệp gì? Câu 10. Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày vai trò của cây xanh đối với đời sống con người chúng ta. II. VIẾT (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Dư vị mùa hè (Lữ Thị Mai) ở phần Đọc hiểu. ----------Hết----------
  3. SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 Tác dụng của biện 0,5 pháp tu từ so sánh: I “Hoa sấu rụng rơi như mưa”trong đoạn (3) - Diễn tả vẻ đẹp nên thơ của mùa hoa sấu Hà Nội - Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh chỉ trả lời được một ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 6 Cái tôi trữ tình 0,5 của nhà văn: - Lãng mạn, nhẹ nhàng, tinh tế - Giàu tình cảm, cảm xúc, suy tư Hướng dẫn chấm:
  4. - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh chỉ trả lời được một ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 7 Vai trò của yếu tố 0,5 trữ tình: - - Tăng sức hấp dẫn, cuốn hút cho văn bản - - Giúp người đọc có được những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội và vẻ đẹp tâm hồn tình cảm nhà văn - Khơi gợi những tình cảm, cảm xúc, suy tư trong lòng người đọc Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh chỉ trả lời được một ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 8 Chủ đề của văn 0,5 bản: -Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, sự gắn bó của thiên nhiên với con người Hà Nội.
  5. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh chỉ trả lời được ½ ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 9 Học sinh rút ra bài 1,0 học ý nghĩa từ văn bản, yêu cầu phù hợp với nội dung văn bản, đúng với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Gợi ý: - - Cần sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên - - Cần dành thời gian quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh - - Cần phải trồng nhiều cây xanh - … Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu được 02 bài học có ý nghĩa sâu sắc trở lên: 1,0 điểm Học sinh nêu được 01 bài học có ý nghĩa sâu sắc: 0,75 điểm Học sinh trả lời có ý nhưng diễn đạt chưa thuyết phục: 0,25 điểm Học sinh không trả
  6. lời hoặc trả lời không chính xác: 0,0 điểm 10 Học sinh nêu suy 1,0 nghĩ về ý nghĩa của cây xanh: Gợi ý: - Cây xanh giúp đem đến môi trường sống xanh- sạch- đẹp - Cây xanh giúp đời sống tâm hồn con người thêm tươi đẹp - Cây xanh khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 -3 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có ý nhưng diễn đạt chưa thuyết phục: 0,25 -0,5 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không chính xác: 0,0 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. VIẾT 4.0 Viết bài văn phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Dư vị mùa hè của Lữ Thị Mai
  7. a. Đảm bảo cấu II trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được 0,25 vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề Phân tích đánh giá về nội dung và nghệ 0,25 thuật của đoạn trích Dư vị mùa hè của Lữ Thị Mai. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích. Hướng dẫn chấm: 0,5 - Học sinh nêu được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. * Phân tích giá trị 2,5 nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: - Về nội dung: + Vẻ đẹp của cây sấu qua cảm nhận của tác giả: bình dị, gợi cảm, tràn đầy
  8. sức sống, gắn bó thân thiết với đời sống vật chất và tinh thần con người Hà Nội + Cái tôi trữ tình của tác giả: nhạy cảm, tinh tế; tài hoa, lãng mạn; giàu tình cảm, cảm xúc, suy tư… - Về nghệ thuật: + Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt + Nhiều liên tưởng, tưởng tượng độc đáo hấp dẫn + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ + Giọng văn tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng * Đánh giá về nội dung nghệ thuật của đoạn trích - Khắc họa nổi bật cho vẻ đẹp thiên nhiên Hà Nội - Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách kí của Lữ Thị Mai - Đoạn trích khơi gợi cho người đọc nhiều cảm xúc, suy tư và những bài học giá trị. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Phân tích, đánh giá tương đối đầy
  9. đủ: 1,75 - 2,25 điểm - Phân tích, đánh giá chưa đầy đủ: 1,0 - 1,5 điểm - Phân tích, đánh giá chung chung, mơ hồ: 0,5 - 0,75 điểm - Không phân tích, đánh giá hoặc sơ sài: 0,0 - 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Vận dụng hợp lí các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25 nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. TỔNG ĐIỂM (I + II) 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2