intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Đề chính thức (Đề có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: "Thời gian đã lùi xa nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu. Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế." (Trích Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? Câu 2. Theo đoạn trích, chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại những bài học quý giá nào đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau? Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4. Tác giả viết: "Thời gian đã lùi xa nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử….” có ý nghĩa như thế nào?
  2. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Câu 2 (5,0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích sau: Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à ? Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. (Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 8) ...................Hết.................. Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  3. Trường THPT TRẦN PHÚ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Tổ Ngữ Văn Môn: Ngữ văn, lớp 12 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng 2 0,75 chiến, vừa kiến quốc; Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam; Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo…. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. 3 Hướng dẫn chấm: 1,0 Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp ( lặp) cấu trúc câu ( Bài học về...). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: nhấn mạnh những bài học quý giá được rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ. - Trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. 4 Có thể theo gợi ý sau: 0,5 Có ý nghĩa ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc và thế giới, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về truyền thống yêu nước của 2,0 dân tộc Việt Nam
  4. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết của việc lắng nghe để thấu hiểu. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Hướng dẫn chấm: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau: - Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống này là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta vượt qua bao khó khăn, thử thách …để tồn tại và phát triển vững mạnh - Lòng yêu nước được thể hiện: gắn bó với quê hương, thương yêu giống nòi; tự hào dấn tộc; đoàn kết kiên cường chống giặc ngoại xâm - Tuổi trẻ phải cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển đất nước… - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô 5,0 Hoài thể hiện trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
  5. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 0, 5 điểm) * Cảm nhận * Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị - Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, diễn biến tâm 2,5 trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. - Tâm trạng và hành động thể hiện sức sống mãnh liệt và cảnh ngộ đau khổ của nhân vật Mị trong đoạn trích: + Khi Mị sửa soạn đi chơi và bị A Sử trói + Khi Mị đứng trong bóng tối (HS phải cảm nhận được các ý: Mị muốn làm theo tiếng gọi của lòng mình, thể hiện niềm mong ước được đổi thay, hành động lặng lẽ nhưng có tính phản kháng - Mị đau khổ vì sự vùi dập độc ác của người chồng, vì hiểu rõ “mình không bằng con ngựa”) - Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tha thiết,... Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về đầy đủ, sâu sắc: 2,75 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 1,75 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các luận cứ: 0,75 điểm - 1,0 điểm. - Cảm nhận sơ sài: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá - Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. 0,5 + Cảm thương sâu sắc với nỗi khổ nhục của thân phận làm dâu gạt nợ của Mị + Tố cáo tội ác phi nhân tính của thế lực nhà thống lí + Trân trọng khát vọng, sức sống của con người bị áp bức - Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài: khám phá và phân tích tâm lí nhân vật tạo nên chất thơ. Hướng dẫn chấm:
  6. - Học sinh đánh giá được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các bài thơ khác; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2