intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Giang” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THPT BẮC GIANG MÔN: NGỮ VĂN 12 – LỚP 12 (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ta đã qua bao phố phường tráng lệ Paris Ta là ta ngàn Việt những dòng sông ánh sáng hay London cổ kính Dẫu khúc khuỷu bờ dâu hay ghềnh xiết Lòng vẫn trôi về bến cũng chảy về lòng biển Cội nguồn văng vẳng à ơi Mái đình cong trăng khuyết Chảy về với cánh đồng lúa chín Triền sông mướt câu hò Rặng tre nghiêng chiều Đường làng rơm thơm vào trí nhớ Bến nước nghiêng trăng Rặng tre già măng non ta Và tất cả ta gọi tên Tổ quốc Về dòng thác người cuộn về muôn hướng Một Tổ quốc thiêng liêng màu sắc Việt Chảy không nguôi dòng máu Lạc Hồng Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa Giấc mơ nào từng ôm ấp biển Đông? Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa... (Trích Là Việt , tập thơ Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Phụ Nữ, 2015) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Những hình ảnh nào của quê hương được tác giả tái hiện trong đoạn trích? Câu 3. Anh/chị hãy chỉ ra 2 từ ngữ, hình ảnh là chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong đoạn trích? Câu 4. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình khi ở cách xa quê hương? Lòng vẫn trôi về bến Cội nguồn văng vẳng à ơi Mái đình cong trăng khuyết Triền sông mướt câu hò Đường làng rơm thơm vào trí nhớ Rặng tre già măng non ta Câu 5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau: Và tất cả ta gọi tên Tổ quốc Một Tổ quốc thiêng liêng màu sắc Việt Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa... Câu 6. Những dòng thơ sau gợi trong anh/chị tình cảm gì? Ta là ta ngàn Việt những dòng sông Dẫu khúc khuỷu bờ dâu hay ghềnh xiết cũng chảy về lòng biển Câu 7. Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua đoạn trích trên? Điều đó có ý nghĩa gì đối với anh/chị? Câu 8. Anh/chị hãy nêu những việc làm thiết thực của tuổi trẻ góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại ngày nay (Trình bày trong khoảng 5- 7 dòng) II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là
  2. cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tưởng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng A Phủ đương biết có người bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2019, tr.13,14) Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích. ……………………..Hết…………………................................ * Thí sinh không được sử dụng tài liệu * Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:………………………… ………….Số báo danh……………….......................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2