Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển
lượt xem 1
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NGỮ VĂN 6 Năm học 2022 – 2023 I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA 1. Năng lực - Đánh giá được mức độ nhận biết và thông hiểu về đặc trưng thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK và tri thức tiếng Việt, khả năng diễn đạt, hành văn và cách rút ra ý nghĩa của các văn bản. Phạm vi kiến thức gồm: + Phần Đọc – hiểu: Văn nghị luận + Phần Tiếng Việt: Từ mượn - Đánh giá mức độ vận dụng trong phần viết: - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày 2. Phẩm chất: Chăm chỉ, nhân ái, trung thực. II HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận - Các tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút III. MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Mức độ nhận thức Kĩ Thông Vận dụng Tổng % TT Đơn vị kiến thức Nhận biết Vận dụng năng hiểu cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc 1 Văn nghị luận 3 0 5 0 0 2 0 0 60 hiểu Thuyết minh thuật 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 lại một sự kiện Tổng 15 5 25 15 5 25 0 10 Tỉ lệ % 20 40 30 10 100 Tỉ lệ chung 60 40
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TT Chƣơng/ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo Chủ đề thức/ Kĩ mức độ nhận thức năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Văn nghị Nhận biết: 3 TN 5 TN 2 TL luận - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Nhận ra từ mượn. Thông hiểu: - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Xác định được nghĩa yếu tố Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện sự đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2 Viết/ Tạo Thuyết Nhận biết: 1 lập văn minh thuật Thông hiểu: TL* lại một sự
- bản kiện Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Nêu rõ tên của sự kiện. Tái hiện lại một cách khách quan, chân thực các quá trình của sự kiện đến bản thân hoặc cộng đồng. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học 2022 – 2023 ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC: (Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: (1) Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò...”: con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác? (2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng. (3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng. (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. (Theo Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn Học, Hà Nội, 2002) Em hãy trả lời những câu hỏi sau: Câu 1. Yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên là gì? A. Nhân vật và sự việc. B. Lí lẽ và dẫn chứng. C. Lời kể và người kể. D. Thời gian và địa điểm. Câu 2. Câu nào sau đây là câu nêu vấn đề để bàn luận? A. Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?
- C. Những câu ca dao hay và cổ nhất của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò...”. D. Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Câu 3. Từ in đậm trong câu: Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác? là loại từ gì? A. Từ mượn của tiếng Hán B. Từ mượn của tiếng Pháp C. Từ mượn của tiếng Anh D. Từ thuần Việt Câu 4. Hãy chọn một trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống: người làm ruộng/ khoảng cách ngắn từ bề mặt xuống đáy/ suy nghĩ nông cạn. Yếu tố “nông” trong từ Hán Việt “nông dân” có nghĩa là……………….. Câu 5. Ý nào sau đây nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong đoạn văn trên? A. Giải thích vấn đề cần bàn luận. B. Nêu vấn đề cần bàn luận. C. Chứng minh ý kiến của người viết. D. Nêu cảm nghĩ của người viết. Câu 6. Nội dung chính của đoạn (2) là gì? A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân. B. Ca ngợi cuộc sống của con cò và người nông dân. C. Miêu tả đặc điểm và tính cách của loài cò. D. Miêu tả cuộc sống lao động của người nông dân. Câu 7. Nội dung chính của đoạn (3) là gì? A. Ngoài con cò, có nhiều con vật khác cũng là bạn của người nông dân, ví dụ như con trâu. B. Miêu tả đặc điểm công việc và tính cách chậm chạp của con trâu. C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu. D. Chứng minh con trâu là tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng. Câu 8. Câu nào sau đây nêu được ý chính của đoạn (4)? A. Con cò mới là người bạn thân nhất của người nông dân khi lao động. B. Con cò tuy ngày đêm lặn lội nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. C. Cuộc sống của con cò cũng vất vả nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao. D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân. Câu 9. Trong đoạn trích, con cò là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người nông dân cần cù, chịu khó, chịu khổ nhưng lạc quan, luôn yêu đời. Theo em, những đức tính đó có cần trong cuộc sống xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay không? Vì sao? Câu 10. Có ý kiến cho rằng: “Những góc nhìn, cách hiểu của tác giả về hình ảnh con cò trong ca dao giúp chúng ta hiểu thêm về văn học dân gian Việt Nam sâu sắc hơn”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện “Ngày hội Văn hóa dân gian” tổ chức tại trường em vào ngày 25/03/2023 vừa qua. - Hết -
- HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 người làm ruộng 0.5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 I HS có câu trả lời hợp lí - Có. Vì con người cần phải cần cù chịu khó mới tìm tòi, sáng 9 1,0 tạo ra được cái mới. Ngoài ra, con ngưởi cần phải lạc quan, yêu đời để cuộc sống luôn đem đến những điều tích cực,… HS có câu trả lời hợp lí - Đồng ý. Trong văn học dân gian có rất nhiều hình ảnh tượng trưng cho người người Việt Nam. Qua tác phẩm này, tác giả 10 1,0 đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hình ảnh con cò trong văn học, giúp chúng ta lí giải vì sao trong văn học dân gian lại thường xuất hiện hình ảnh con cò,… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - Mở bài: giới thiệu sự kiện cần thuyết minh thuật lại 0,25 - Thân bài: Thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lí. - Kết bài: Phát biểu cảm nhận hoặc đánh giá sự kiện. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh thuật lại sự kiện Ngày hội Văn hóa dân gian tổ chức vào ngày 25/03/2023 0,25 của trường em. c. Thuyết minh thuật lại sự kiện Ngày hội Văn hóa dân gian tổ chức vào ngày 25/03/2023 của trường em: HS có thể kể lại thành nhiều cách nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra sự kiện. + Đề tài: Ngày hội văn hóa dân gian. 3,0 + Không gian: trường học. + Thời gian: ngày 25/03/2023 - Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra sự kiện. + Khung cảnh náo nhiệt, sôi động, gian hàng các lớp bày trí đẹp đẽ; âm nhạc nhộn nhịp, vui tươi,…
- - Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của sự kiện. + Khai mạc Ngày hội. + Thi dân vũ chung kết các lớp. + Các trò chơi dân gian. + Thi ẩm thực giữa các gian hàng. + Bế mạc … - Sử dụng thông tin chính xác, tin cây. - Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, đại điểm phù hợp. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo 0,25 * Lưu ý: Đối với học sinh khuyết tật, giáo viên linh hoạt chấm điểm dựa trên sự tiến bộ của các em: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 người làm ruộng 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 C 0,5 9 HS có câu trả lời hợp lí 1,0 - Có. Vì con người cần phải cần cù chịu khó mới tìm tòi, sáng tạo ra được cái mới. Ngoài ra, con ngưởi cần phải lạc quan, yêu đời để cuộc sống luôn đem đến những điều tích cực,… 10 HS có câu trả lời hợp lí 1,0 - Đồng ý. Trong văn học dân gian có rất nhiều hình ảnh tượng trưng cho người người Việt Nam. Qua tác phẩm này, tác giả đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hình ảnh con cò trong văn học, giúp chúng ta lí giải vì sao trong văn học dân gian lại thường xuất hiện hình ảnh con cò,… II LÀM VĂN 4,0 HS viết được một đoạn văn ngắn đảm bảo được kiến thức nhận biết, thông hiểu. GV linh hoạt cho điểm dựa vào năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn