intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Mức Tổng độ % điểm nhận Nội TT thức dung/ Kĩ đơn vị Vận năng Nhận Thôn Vận kiến dụng biết g hiểu dụng thức cao TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Thơ hiểu 5 0 3 0 0 2 0 60 2 Viết Kể lại một trải nghiệ m của bản thân/ Trình 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Tổng 25 15 0 20 0 5 15 10 10 100 Tỉ lệ 30% 30% 10% 30% % Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơn Mức độ Thông TT Kĩ năng Vận dụng vị kiến đánh giá Nhận biết hiểu Vận dụng cao thức 1 Đọc hiểu Thơ Nhận 5 TN 2TL biết: 3TN - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình
  3. cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra các biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả
  4. trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Kể lại một Nhận trải biết: nghiệm Thông của bản hiểu: thân. Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại 1TL* một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 5 TN 3TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  5. PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: MẸ VÀ QUẢ
  6. Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Văn bản “Mẹ và quả” thuộc thể thơ nào? A. Lục bát. B. Tự do. C. Sáu chữ. D. Ngũ ngôn. Câu 2. Những mùa quả mẹ trồng được tác giả so sánh với hình ảnh nào? A. Mặt trời, mặt trăng. B. Mặt trăng, giọt mồ hôi. C. Mặt trời, bàn tay mẹ. D. Mặt trăng, quả non xanh. Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận. C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự. D. Biểu cảm kết hợp nghị luận. Câu 4. Yếu tố miêu tả “Giọt mồ hôi mặn” trong khổ thơ thứ hai gợi tả về điều gì? A. Hình dáng quả bầu, bí. B. Hình dáng của mẹ. C. Sự hy sinh thầm lặng mà lớn lao của mẹ. D. Sự lo lắng của con dành cho mẹ. Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ? “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” A. So sánh, nhân hóa . B. Nhân hóa, ẩn dụ. C. Ẩn dụ, so sánh D. Hoán dụ, ẩn dụ Câu 6. Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai? A. Tình cảm của mẹ dành cho con. B. Tình cảm của con dành cho mẹ. C. Tình cảm của mẹ dành cho quả. D. Tình cảm của con dành cho quả. Câu 7. Từ “hái ” trong câu thơ “Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái” có nghĩa là gì? A. Thu hoạch những mùa quả. B. Con là thành quả chăm sóc của mẹ. C. Mẹ đã già mong chờ con đáp đền công ơn. D. Mẹ mong được thấy các con trưởng thành và thành đạt. Câu 8. Chủ đề bài thơ là gì? A. Hình ảnh người mẹ và tình mẫu tử. B. Hình ảnh bầu và bí.
  7. C. Hình ảnh mẹ và bố. D. Hình ảnh người cha và tình phụ tử. Câu 9. Đọc xong văn bản “Mẹ và quả”, em rút ra bài học gì về bổn phận và trách nhiệm của đạo làm con? Câu 10. Qua văn bản “Mẹ và quả”, em nghĩ đến những câu tục ngữ, ca dao (hoặc những câu thơ, bài thơ) nào cùng chủ đề? Hãy ghi lại ít nhất hai câu đó. II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - HẾT - HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 NĂM HỌC: 2022-2023 Phần Câu Nội dung Điểm
  8. I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 Bài học về bổn phận và trách nhiệm của đạo làm con : 1,0 - Luôn kính yêu, vâng lời, chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ. - Làm nhiều việc tốt, thi đua chăm học, chăm làm. - Luôn nỗ lực phấn đấu cho cha mẹ vui lòng. - Rèn đức luyện tài để trở thành con ngoan, trò giỏi……
  9. 10 - Nêu đúng ít nhất hai câu ca dao/ tục ngữ/ thơ. 1,0 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm của bản thân c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5 - Giới thiệu được trải nghiệm của bản thân em - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm nhận, những suy nghĩ, bài học của bản thân sau trải nghiệm ấy. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
  10. PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bao nhiêu khổ nhọc cam go Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan! Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi Cha như biển rộng mây trời Bao la nghĩa nặng đời đời con mang! (Bài thơ “Ngày của cha” – Phan Thanh Tùng trích Tạp chí giáo dục , trang 28, ngày 14 tháng 6 năm 2020) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát. B. Tự do. C. Bốn chữ. D. Năm chữ. Câu 2. Cho câu thơ “Bao nhiêu khổ nhọc cam go”. Theo em, câu thơ trên được viết theo nhịp thơ nào? A. 3/3. B. 2/2/2. C. 2/4. D. 4/4. Câu 3. Qua hình ảnh so sánh “Cha như biển rộng mây trời” tác giả diễn tả được tình cảm gì? A. Tình cha con thiêng liêng sâu nặng. B. Tình cảm gia đình. C. Tình bà cháu. D. Tình mẫu tử. Câu 4. Theo em, từ “Cam go” trong bài thơ trên thuộc kiểu cấu tạo từ nào? A. Từ đơn. B. Từ phức. C. Từ đồng âm. D. Từ đa nghĩa. Câu 5. Từ “cam go” trong bài thơ trên được tác giả sử dụng độc đáo cho thấy được điều gì ở người cha? A. Cực nhọc, vất vả. B. Hạnh phúc, vui sướng. C. Buồn bã, chán nản. D. Hân hoan, phấn khởi. Câu 6. Qua bài thơ trên em thấy được thái độ, tình cảm của người cha đối với con như thế nào? A. Hi sinh, yêu thương con. B. La mắng, dạy bảo con. C. Mong chờ nhiều ở con. D. Hi vọng con lớn nhanh. Câu 7. Qua nghệ thuật so sánh trong câu “Cha như biển rộng mây trời Bao la nghĩa nặng đời đời con mang” muốn nhắc nhở con điều gì? A. Phải biết quý trọng tình cảm gia đình.
  11. B. Ghi nhớ công lao của cha như trời biển. C. Tình cảm của con dành cho cha. D. Ghi nhớ công ơn cha mẹ. Câu 8. Tác giả đã so sánh công ơn của người cha với hình ảnh nào? A. Trời cao. B. Biển trời. C. Biển rộng mây trời. D. Sông núi. Câu 9. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì? Câu 10. Có ý kiến cho rằng hiện nay, phần lớn trẻ em có cách sống của trẻ em, cha mẹ có cách sống của cha mẹ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến của em về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (học tập, dịch bệnh, môi trường, tệ nạn, …). -HẾT-
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ DỰ PHÒNG Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5
  13. 8 C 0,5 9 Hãy trân trọng những hi sinh của người cha dành cho con. 1,0 Hãy yêu thương, giữ gìn tình cảm của người cha dành cho con… * Châp nhận những thông điệp phù hợp với nội dung đoạn thơ. 10 Tùy theo cách lựa chọn của học sinh nhưng diễn đạt phải phù 1,0 hợp. II VIẾT 4,0 Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: có đầy đủ các phần: Mở 0,25 bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận. Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trình bày ý kiến về một vấn đề 0,25 trong đời sống. Hiện tượng đời sống là những hiện tượng nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội. (có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực) 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự 2,5 nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau: - Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy. - Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến của người viết theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tùy vào ý kiến người viết đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ. - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đưa ra những đề xuất, giải pháp… 4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,5 nghị luận.
  14. 5. Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, 0,5 bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.. PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) TÊN HS: NGUYỄN DUY BẢO LỚP: 6/3 Học sinh chọn phương án trả lời đúng nhất, mỗi phương án đúng được 1 điểm Câu 1. “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam thuộc thể loại gì? A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Tùy bút. D. Hồi kí. Câu 2. Nhân vật chính trong Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam là đối tượng nào? A. Trẻ em B. Người lớn C. Cụ già D. Trẻ sơ sinh Câu 3. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng nhân vật “tôi”? A. Tiếng sáo B. Tiếng mõ C. Tiếng ếch D. Tiếng dế Câu 4. Công dụng của dấu ngoặc kép là gì? A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn. D. Tất cả các ý trên. Câu 5. Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con trong văn bản “ Những cánh buồm”, em thấy người con có ước mơ gì? A. Mượn cho con buồm trắng, để con đi. B. Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ơ phía chân trời xa. C. Khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh. D. Tất cả các ý trên. Câu 6. Nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Mây và sóng” là gì? A. Mây B. Sóng C. Người mẹ D. Em bé
  15. Câu 7. Nội dung chính của bài thơ “ Mây và sóng” là gì? A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ. B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ. D. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ. Câu 8. Ai là tác giả của Bàn về nhân vật Thánh Gióng? A. Nguyễn Thanh Tú. B. Hoàng Tiến Tựu. C. Bùi Đình Phong. D. Nguyễn Đăng Mạnh. Câu 9. Ai là nhân vật chính trong văn bản Lẵng quả thông? A. Ông Nin-xơ. B. Bà Mác-đa. C. Đa-ni. D. Nhạc sĩ Gờ-ric. Câu 10. Từ mượn là từ như thế nào? A. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài. B. Do nhân dân sáng tạo ra. C. Được xuất hiện trong từ điển. D. Không có trong từ điển. -HẾT-
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ HSKT Mỗi phương án đúng đạt 1 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP B A D D A D B B C A ÁN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2