intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận thức Tổng Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % TT kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc - hiểu Đoạn trích: Thế giới 01 Số câu sẽ ra sao? 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn nghị 02 Số câu luận 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
  2. MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6 Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng Đọc - hiểu: Nhận biết: - Xác định được kiểu văn bản. - Xác định được từ mượn. Đoạn trích: Thế - Nhận biết được ý nghĩa của trạng ngữ. giới sẽ ra sao? - Nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ. - Nêu được thông tin của đoạn trích. 01 - Hiểu được sự chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” trong đoạn trích - Nêu các từ ghép có trong câu văn. Vận dụng: - Nêu được ít nhất 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Vận dụng cao: - Nêu được đề xuất để bảo vệ môi trường. Viết: Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của bài văn trình bày ý kiến về hiện Viết bài văn nghị tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. luận - Xác định được cấu trúc của bài văn nghị luận. - Thể hiện được ý kiến của người viết. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của từng phần trong bài viết. - Hiểu được ngôi kể sử dụng trong bài: Ngôi thứ nhất. 02 - Hiểu được yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. - Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. Vận dụng: - Viết được bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo, bứt phá, mới mẻ về dùng từ, diễn đạt để trình bày quan điểm một cách rõ ràng, lôi cuốn.
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua... (Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, trang 38 - 39) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Thuyết minh. D. Thông tin. Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán? A. Đường sá. B. Thay đổi. C. Thống trị. D. Đất đai. Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì? “Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất.” A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ phương tiện. Câu 4. Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích trên. A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liên kết phức tạp. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi phức tạp. C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi cấu trúc phức tạp. Câu 5. Giải thích nghĩa của từ “kiểm soát” trong cụm từ “chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt”: A. Quản lí, theo dõi lượng nước ngọt. B. Quản lí lượng nước ngọt. C. Điều hành, tận dụng lượng nước ngọt. D. Tận dụng lượng nước ngọt Câu 6. Đoạn trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào?
  4. A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài. B. Những họat động của con người trên Trái Đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài. C. Vai trò to lớn của con người trên Trái Đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài. D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại. Câu 7. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào? A. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra. B. Đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao. C. Dùng lập luận, lý lẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người. D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người. Câu 8. Xác định ít nhất 4 từ ghép có trong câu sau: Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Câu 9. Hãy liệt kê ít nhất 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Câu 10. Nếu em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em sẽ đề xuất những việc làm gì góp phần bảo vệ môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. Nam Giang, ngày 27 tháng 4 năm 2024 KT. Hiệu trưởng TTCM GV duyệt đề GV ra đề Phó hiệu trưởng Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng Coor Thái Thu A Rất Thị Thúy Nga
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2023-2024 Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đáp án Điểm Câu 1 D 0,5 Câu 2 C 0,5 Câu 3 B 0,5 Câu 4 C 0,5 Câu 5 A 0,5 Câu 6 A 0,5 Câu 7 C 0,5 Câu 8 - Xác định ít nhất 4 từ ghép (mỗi từ ghép 0,25 điểm): Con 1,0 người, động vật, số lượng, Trái Đất, thứ hai, danh sách, con vật, chúng ta, nhân giống, phục vụ. Câu 9 Hãy liệt kê ít nhất 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu 1,0 gây ra (mỗi ý đúng 0,33 điểm) - Nước biển dâng cao. - Thời tiết khắc nghiệt hơn (nắng nóng, khô hạn nhiều hay lũ lụt, sóng thần...) - Các loài sinh vật bị tuyệt chủng. - Dịch bệnh tăng cao. Câu 10 - Đề xuất những việc làm góp phần bảo vệ môi trường (trả lời được đúng 3 ý đạt điểm tối đa): tiết kiệm nước, trồng cây 0,5 gây rừng, hạn chế sử dụng bao bì nilong, nên sử dụng các sp thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc – nên sử dụng các loại phân sinh học. Tiết kiệm điện, nên sử dụng ánh sáng mặt trời. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với vấn đề BV môi trường... Phần II: VIẾT (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,75 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
  6. Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. Phần II: VIẾT c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận (4.0 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. * Thân bài: - Giải thích hiện tượng: Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, xúc gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Hiện trạng: Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác; làm tổn thương đến tinh thần bạn bè; học sinh có thái độ không đúng với thầy cô,… - Nguyên nhân: Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực; sự giáo dục 2.5 chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình,… - Hậu quả + Với nạn nhân: tổn thương về thể xác và tinh thần; tâm lí lo lắng bất an,… + Người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện; gây nguy hại cho xã hội; bị mọi người lên án, xa lánh,… - Giải pháp: Có thái độ quyết liệt, phê phán, răn đe; giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. * Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân, đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2