Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Đại Lộc
lượt xem 2
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Đại Lộc” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Đại Lộc
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 – NĂM HỌC 2023-2024 Nội dung/ TT Kĩ năng Mức độ nhận thức đơn vị kĩ năng Tổng % Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm biết TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Văn bản thông tin. 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống. 2 Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 10 10 10 40 điểm Tỷ lệ % điểm các mức độ 65 35 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Chương Nộidung/ Mứcđộđánhgiá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức / Chủđề Đơnvịkiế nthức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Văn bản * Nhận biết: hiểu thông tin. -Kiểu văn bản, - Vấn đề được nêu ra trong văn bản; - Từ mươn; - Từ láy * Thông hiểu: - Nghĩa của từ. - Chức năng của trạng ngữ 4 3TN 1TL 1TL - Hiểu tác dụng của đề TN 1TL mục trong văn bản. - Nội dung của văn bản. * Vận dụng: - Nêu được thông điệp gửi gắm từ văn bản. - Nêu được những điều cần làm của bản thân từ vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết văn trình được yêu cầu của đề về bày ý kiểu văn bản nghị luận. 1 1 TL* 1 1 kiến về Thông hiểu: Viết đúng TL* TL* TL* một hiện nội dung, hình thức bài tượng văn(từ ngữ, diễn đạt, bố (vấn đề) cục văn bản) đời sống. Vận dụng: Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Vận dụng cao: Bài văn mạch lạc;lí lẽ, dẫn chứng hợp lí. Văn viết sức thuyết phục lập luận chặt chẽ;diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết,…
- Tổng 4 3 TN TN 2TL 2 TL 1 TL* 2 TL* Tỉlệ % 30 40 20 10 Tỉlệchung 70 30
- TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Đề gồm có 2 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN. Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển. Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên: Hiệu ứng nhà kính Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh. Quá trình công nghiệp hóa Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Rừng bị tàn phá Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán. (Theo LV, quangnam.gov.vn) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản nghị luận. C. Văn bản tự sự. B.Văn bản thuyết minh. D. Văn bản thông tin. Câu 2: Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì? A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá. C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá. D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.
- Câu 3.Từ nào sau đây không phải là từ mượn? A. Hạn hán. B. Ô-xi. C. Con người. D. Quang hợp. Câu 4: Xác định từ láy trong câu sau: “Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán”. A. lũ lụt B. hạn hán C. mùa mưa D. mùa khô Câu 5: Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ “hoang mạc” trong văn bản trên? A. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. B. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở. C. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở. D. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. Câu 6: Cho biết trạng ngữ trong câu sau dùng để làm gì? “Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.” A. Chỉ thời gian B. Chỉ mục đích C. Chỉ nơi chốn D. Chỉ nguyên nhân Câu 7: Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng gì? A. Nêu lên chủ đề của văn bản. B. Nêu lên thông điệp của văn bản. C. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản. D. Nêu lên mục đích của văn bản. Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 9: Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? Câu 10: Từ nội dung của đoạn trích, em thấy mình cần làm gì để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên ? II. VIẾT: (4,0 điểm) Suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác bừa bãi của học sinh trong trường học hiện nay. ................ Hết ............... Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD:
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 6 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án D C C B C A C trả lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 8 (1,0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được nội dung chính HS nêu được nội dung của Trả lời sai hoặc của đoạn trích. đoạn trích nhưng chưa sâu không trả lời. Gợi ý: Những nguyên nhân làm cho sắc, toàn diện, diễn đạt Trái Đất nóng lên. chưa thật rõ. Câu 9 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được cụ thể bức thông Học sinh nêu được cụ thể điệp; ý nghĩa của bức thông điệp rút bức thông điệp; ý nghĩa của Trả lời sai hoặc ra từ văn bản. bức thông điệp rút ra từ văn không trả lời. Gợi ý: Kêu gọi mọi người hãy bản nhưng chưa sâu sắc, chung tay bảo vệ môi trường . Vì toàn diện, diễn đạt chưa bảo vệ môi trường là bảo vệ chính thật rõ. cuộc sống của chúng ta. Câu 10 (1,0điểm) Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh đưa ra những suynghĩ phù Học sinh đưa ra được những Trả lời nhưng hợp là đạt điểm tối đa. suy nghĩ phù hợp nhưng không chính Gợi ý: Tích cực trồng cây, gây rừng; chưa sâu sắc, diễn đạt chưa xác, không liên sử dụng các phương tiện công cộng thật rõ. quan đến câu hoặc xe đạp, đi bộ… để giảm lượng hỏi, hoặc không khói bụi từ xe cộ; các nhà máy, xí trả lời. nghiệp cần xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường; tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng… II/ VIẾT (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05
- 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tảtiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân Mở bài: Dẫn dắt hợp lí, bài, kết bài; phần thân bài: biết tổ chức giới thiệu được vấn đề cần thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nghị luận. nhau. Thân bài: Biết tổ chức 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có thành các đoạn văn liên kết một đoạn chặt chẽ. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần(thiếu Kết bài: Thể hiện được phần mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết quan điểm của người viết là một đoạn văn với nội dung nghị luận. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 1.75 - 2.0 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ô nhiễm Bài văn có thể trình bày điểm môi trường đang là vấn đề nhức nhối đặc theo nhiều cách khác nhau biệt là tình trạng xả rác bừa bãi của HS nhưng cần thể hiện được (0.5 điểm trong trường học. các nội dung sau: 1.0 điểm - Giải thích: xả rác bừa bãi là gì? Mở bài: Dẫn dắt hợp lí, 0.5 điểm) - Nêu thực trạng xả rác bừa bãi của HS giới thiệu được vấn đề cần trong trường học. nghị luận. - Phân tích nguyên nhân Thân bài: Biết tổ chức - Chỉ ra hậu quả. thành các đoạn văn liên kết - Nêu lên bài học và hướng khắc phục. chặt chẽ. - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. Kết bài: Thể hiện được 1.0- 1.5 HS viết được bài văn nghị luận nhưng quan điểm của người viết chưa được sâu sắc, chưa logic. với nội dung nghị luận. 0.25 - 0.5 HS chỉ viết được một đoạn văn nghị luận nhưng quá sơ sài, chung chung,… 0.0 Bài làm lạc đề hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách lập luận. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo.
- ……………Hết……………. Suy nghĩ về hiện tượng xả rác bừa bãi của HS trong trường học. Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải trên toàn cầu và đang đe dọa môi trường sống của chúng ta. Các hiện tượng ô nhiễm ngày càng trở nên nguy hiểm và đáng lo ngại. Đặc biệt là tình trạng vứt rác bừa bãi của học sinh ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến môi trường học tập và sức khỏe của HS. Đây là hiện tượng đáng báo động và cần khắc phục ngay. Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. Hiện tượng vứt rác bừa bãi trên sân trường không còn là một vấn đề lạ hay hiếm hoi mà diễn ra thường xuyên. Tất cả là do ý thức của mỗi HS. Các bạn ấy không có ý thức bảo vệ môi trường. Chính vì thế mà trên sân trường không thiếu những vỏ kẹo, túi nilon, hộp xốp,… được vứt bừa bãi khắp mọi nơi mặc dù các bạn luôn được tuyên truyền tác hại của việc xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn rất nhiều bạn thiếu ý thức. Có những bạn ăn kẹo hoặc ăn sáng xong vô tư vứt rác xuống ngay chân mình mà chẳng hề quan tâm. Hay có bạn thì nghĩ rằng chỉ cần trong lớp mình sạch là được nên vô tư quẳng rác ra ngoài cửa sổ, ra hành lang. Chính vì vậy, khu đằng sau trường, sân trường, hành lang đầy những rác. Tác hại của việc xả rác bừa bãi đã khiến cho một môi trường trong sạch, lành mạnh nay trở nên thiếu lành mạnh, mất đi mỹ quan của trường học. Từ những lớp học, hành lang vốn sạch sẽ nay tràn lan rác thải gây ô nhiễm môi trường. Học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi môi trường không bị ô nhiễm. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi chúng ta ngồi học nhưng lớp học thì đầy giấy, rác thải, ngăn bàn toàn là vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo… Như vậy chúng ta có cảm thấy khó chịu không? Đặc biệt khi cô giáo bước vào một lớp được vệ sinh sạch sẽ thì cũng sẽ có tinh thần để giảng dạy hơn là vào một lớp rác bừa bãi. Việc xả rác bừa bãi của HS xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan là do nhà trường chưa xử lí nghiêm khắc HS có hành vi xả rác bừa bãi. Số lượng thùng rác được bố trí trên sân trường còn ít nên cũng khó khăn trong việc bỏ rác đúng nơi quy định của HS,…Nguyên nhân chủ quan là do ý thức của HS chưa cao. Các bạn học sinh không ý thức được tính nghiêm trọng trong việc xả rác và coi đó là hành động bình thường. Cũng từ đó hình thành thói quen xả rác giống như kiểu tiện tay. Có một thực trạng đó là mặc dù mỗi lớp học và sân trường đều có thùng rác nhưng vì thói quen tiện tay nên thùng rác thì ít rác mà rác lại có ở khắp mọi nơi khác.
- Việc xả rác này trở thành một nét văn hóa của học sinh, nếu không được khắc phục và vẫn tiếp diễn thì đó là nét văn hóa xấu, thiếu văn minh, lịch sự. Để khắc phục tình trạng này thì nhà trường cũng đã đưa ra các quy định để nghiêm cấm các hành vi vứt rác bừa bãi, đồng thời còn tuyên truyền tác hại của xả rác thải để học sinh ý thức được hành động của mình. Vì nó đã trở thành thói quen nên mỗi ngày đến lớp thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở để cho các bạn có thể ý thức được hành vi xả rác bừa bãi của mình. Vừa kết hợp nhắc nhở đồng thời cũng phải kết hợp với xử phạt, kỷ luật nếu như vi phạm hay tái phạm. Bởi vì căn nguyên của hiện tượng này là ở ý thức của học sinh nên cũng cần giải quyết bằng biện pháp đánh vào ý thức, nề nếp của chính những học sinh. Đồng thời là một học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà trường thì mỗi chúng ta cũng cần phải biết tự giác học tập và rèn luyện, thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Trường học không phải chỉ là nơi học kiến thức mà còn là nơi rèn luyện đạo đức, hình thành nên nhân cách của mỗi người. Nói tóm lại, chúng ta có thể khẳng định rằng hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học của học sinh là vấn đề đáng được quan tâm và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và chính bản thân của học sinh để có thể tạo nên môi trường xanh, sạch, đẹp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hòa Phú 2
5 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn