Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh
lượt xem 2
download
‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 31) so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục. - Nắm bắt được khả năng học tập, mức độ phân hóa về phẩm chất và năng lực của học sinh, trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch ra đề phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội dung/ Tổng % Kĩ Thông Vận Vận dụng điểm Tt đơn vị kĩ Nhận biết năng hiểu dụng cao năng1 TN TL TN TL TN TL TN TL Đoạn trích Đọc truyện cổ tích hiểu (ngoài SGK) 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 0 15 10 0 10 0 5 60 điểm Đóng vai nhân Viết vật kể lại một truyện cổ tích 2 Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm
- Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu - Đoạn trích* Nhận biết: truyện “Sự - Thể loại tích cây vú - Phương thức biểu đạt chính sữa”. - Các nhân vật trong đoạn - Đoạn tríchtrích. truyện “Sự - Trạng ngữ trong đoạn trích. tích cây * Thông hiểu: ngô”. - Nghĩa của từ. - Tình cảm của người mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với mẹ. 3 TN 1TL 4 TN 1TL - Ý nghĩa của đoạn trích 1TL - Tác dụng của các biện pháp tu từ. * Vận dụng: - Trình bày quan điểm, ý kiến về một chi tiết đặc sắc nhất trong đoạn trích. * Vận dụng cao: - Nêu được việc làm của bản thân về vấn đề gợi ra từ đoạn trích. 2 Viết Đóng vai * Nhận biết: nhân vật kể - Viết đúng thể loại văn tự lại một sự. Bố cục có ba phần đầy đủ truyện cổ và rõ ràng. 1*TL tích mà em * Thông hiểu: 1*TL 1*TL 1*TL thích. - Biết cách sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí. * Vận dụng: - Huy động được vốn kiến thức của bản thân để làm
- bài. Biết rút ra được ý nghĩa của truyện cổ tích đó. * Vận dụng cao: - Viết được bài văn Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em thích; sử dụng ngôi kể thứ nhất; Kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, chi tiết, lời kể chuyện… Tổng 4 TN 3TN 1 TL 1 TL 1*TL 1TL 1*TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà lo lắng không biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà mẹ ngày ngày ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về. Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi. Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ: - Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to, cậu thốt lên: - Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên: - Cứng quá! Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào: - Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ. (Trích Sự tích cây vú sữa) Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên thuộc thể loại: A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại C. truyện truyền thuyết D. truyện ngụ ngôn
- Câu 2. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. miêu tả B. nghị luận C. tự sự D. biểu cảm Câu 3. (0.5 điểm) Trong đoạn trích những nhân vật nào được nhắc đến? A. cậu bé và người cha B. cậu bé và người mẹ C. cậu bé và người cô D. cậu bé và người bà Câu 4. (0.5 điểm) Trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ” là: A. ham chơi B. ngày xưa C. rất nghịch D. cưng chiều Câu 5. (0.5 điểm) Từ “run rẩy” trong câu “Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy” được hiểu là: A. run mạnh, nhiều và liên tiếp B. chuyển động nhẹ nhàng, ngắt quảng C. lung lay nhè nhẹ, liên tiếp D. rung lên vì một sự xúc động nào đó Câu 6. (0.5 điểm) Trong đoạn trích tình cảm của người mẹ đối với cậu bé là: A. Người mẹ không lo lắng cho cậu bé. B. Người mẹ bực bội vì cậu bé ham chơi C. Người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm D. Người mẹ yêu thương, quan tâm đến cậu bé. Câu 7. (0.5 điểm) Nhận xét nào sau đây đúng với ý nghĩa của đoạn trích: A. ca ngợi tình cảm của mẹ dành cho con B. ca ngợi tình cảm của con đối với mẹ C. ca ngợi tình cảm của bà đối với cháu D. ca ngợi tình cảm của con đối với cha Câu 8: (1.0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: Cây rung rinh cành lá, thì thào: - Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ. Câu 9. (1.0 điểm) Trong đoạn trích em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? Câu 10. (0.5 điểm) Qua nội dung của đoạn trích, em hãy kể những việc cần làm của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ? PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em thích. ……………………HẾT……………………
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn. Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẫn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà. Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả. (Trích Sự tích cây ngô) Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên thuộc thể loại: A. truyện truyền thuyết B. truyện đồng thoại C. truyện cổ tích D. truyện ngụ ngôn Câu 2. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. nghị luận B. tự sự C. miêu tả D. biểu cảm Câu 3. (0.5 điểm) Trong đoạn trích những nhân vật nào được nhắc đến? A. người cha và con B. người mẹ và con
- C. người bà và cháu D. người mẹ và bà Câu 4. (0.5 điểm) Trạng ngữ trong câu: “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” là: A. hái quả B. kiếm măng C. dậy sớm D. hằng ngày Câu 5. (0.5 điểm) Từ “xơ xác” trong câu “Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát.” được hiểu là: A. cuộc sống khốn khổ, khó khăn trong đói khát B. ở tình trạng không còn nguyên vẹn, trông thảm hại C. ở trạng thái mệt mỏi, rã rời trong đói khát D. tiêu điều hoang vắng, buồn tẻ và khốn khổ Câu 6. (0.5 điểm) Trong đoạn trích tình cảm của cậu bé Aưm đối với mẹ là: A. Cậu bé yêu thương, chăm sóc cho mẹ. B. Cậu bé không biết lo lắng cho mẹ. C. Cậu bé còn thích ham chơi. D. Cậu bé không biết giúp đỡ mẹ. Câu 7. (0.5 điểm) Nhận xét nào sau đây đúng với ý nghĩa của đoạn trích: A. ca ngợi tình cảm của cháu đối với bà B. ca ngợi tình cảm của con đối với cha C. ca ngợi tình cảm của mẹ đối với con D. ca ngợi sự hiếu thảo của con đối với mẹ Câu 8: (1.0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu”. Câu 9. (1.0 điểm) Trong đoạn trích em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? Câu 10. (0.5 điểm) Qua nội dung của đoạn trích, em hãy kể những việc cần làm của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ? PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em thích. ……………………HẾT……………………
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A Phần/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Điểm Câu PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1 A. truyện cổ tích 0.5 2 C. tự sự 0.5 3 B. cậu bé và người mẹ 0.5 4 B. ngày xưa 0.5 5 A. run mạnh, nhiều và liên tiếp 0.5 6 D. người mẹ yêu thương, quan tâm đến cậu bé 0.5 7 A. ca ngợi tình cảm của mẹ dành cho con 0.5 * Mức 1: HS xác định được phép tu từ và nêu được tác dụng cụ thể như sau: - Biện pháp tu từ nhân hoá: cây “thì thào” 0.25 - Tác dụng: + Làm cho hình ảnh cây vú sữa trở nên sinh động, có hồn, gần gũi 0.25 với con người. 8 - Đồng thời nhắc nhở con người phải sống trọn đạo làm con, biết 0.5 yêu thương, trân trọng tình cảm của cha mẹ. * Mức 2: HS nêu được hai ý nhưng chưa đầy đủ hoặc một ý trọn 0,5 vẹn. * Mức 3: HS nêu được một ý nhưng chưa trọn vẹn. 0.25 * Mức 4: Học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0.0 - Học sinh nêu được chi tiết mà mình ấn tượng nhất. 0.25 9 - Giải thích hợp lý 0.75 (Tuỳ theo bài làm của học sinh mà giáo viên linh hoạt để ghi điểm). - Mức 1: Học sinh kể ít nhất hai việc làm khác nhau của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ song phải phù hợp với bản 10. thân và phù hợp với lứa tuổi Gợi ý: + Chăm ngoan, cố gắng học tập giỏi, vâng lời cha mẹ 0,25
- + Biết giúp đỡ việc nhà, chăm sóc chia sẻ khi bố mẹ đau ốm… 0.25 - Mức 2: HS kể được ít nhất một việc làm của bản thân để thể hiện 0,25 sự hiếu thảo đối với cha mẹ. - Mức 3: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0.0 PHẦN II: LÀM VĂN (4.0 điểm) 1. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em thích. 0.25 + Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Lựa chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ nhất 2. Xác định đúng vấn đề: Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà 0.25 em thích. 3. Học sinh triển khai vấn đề: Học sinh có thể trình bày theo hướng sau: a. Mở bài: 0,5 đ - Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. 2,0đ - Xuất thân của các nhân vật - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện + Sự việc 1……. + Sự việc 2……. + Sự việc 3…… ……………………. c. Kết bài: 0,5đ - Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0.25 về bài viết. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25 Tiếng Việt
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B Phần/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Điểm Câu PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1 C. truyện cổ tích 0.5 2 B. tự sự 0.5 3 B. người mẹ và con 0.5 4 D. hằng ngày 0.5 5 B. ở tình trạng không còn nguyên vẹn, trông thảm hại 0.5 6 A. Cậu bé yêu thương, chăm sóc cho mẹ. 0.5 7 D. ca ngợi sự hiếu thảo của con đối với mẹ 0.5 * Mức 1: HS xác định được phép tu từ và nêu được tác dụng cụ thể như sau: - Biện pháp tu từ so sánh: (quả bắp to bằng bắp tay; chùm râu vàng 0.25 như mái tóc) - Tác dụng: + Giúp cho quả bắp và chùm râu được miêu tả sinh động hơn. 0.25 8 + Đồng thời làm cho người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình 0.5 dung rõ nét hơn về quả bắp. * Mức 2: HS có nêu được hai ý nhưng chưa đầy đủ hoặc một ý trọn 0,5 vẹn. * Mức 3: HS nêu được một ý nhưng chưa trọn vẹn 0.25 * Mức 4: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0.0 - Học sinh nêu được chi tiết mà mình ấn tượng nhất. 0.25 9 - Giải thích hợp lý 0.75 (Tuỳ theo bài làm của học sinh mà giáo viên linh hoạt để ghi điểm). - Mức 1: Học sinh kể ít nhất hai việc làm khác nhau của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ song phải phù hợp với bản thân và phù hợp với lứa tuổi 10. Gợi ý: + Chăm ngoan, cố gắng học tập giỏi, vâng lời cha mẹ 0,25 + Biết giúp đỡ việc nhà, chăm sóc chia sẻ khi bố mẹ đau ốm… 0.25
- - Mức 2: HS kể được ít nhất một việc làm của bản thân để thể hiện 0,25 sự hiếu thảo đối với cha mẹ. - Mức 3: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0.0 PHẦN II: LÀM VĂN (4.0 điểm) 1. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em thích. 0.25 + Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Lựa chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ nhất 2. Xác định đúng vấn đề: Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà 0.25 em thích. 3. Học sinh triển khai vấn đề: Học sinh có thể trình bày theo hướng sau: a. Mở bài: 0,5 đ - Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. 2,0đ - Xuất thân của các nhân vật - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện + Sự việc 1……. + Sự việc 2……. + Sự việc 3…… ……………………. c. Kết bài: - Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. 0,5đ d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0.25 về bài viết. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25 Tiếng Việt
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ 2023-2024 DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà lo lắng không biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà mẹ ngày ngày ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về. Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi. Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ: - Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to, cậu thốt lên: - Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên: - Cứng quá! Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào: - Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ. (Trích Sự tích cây vú sữa) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên thuộc thể loại: A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại C. truyện truyền thuyết D. truyện ngụ ngôn
- Câu 2. (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. miêu tả B. nghị luận C. tự sự D. biểu cảm Câu 3. (1.0 điểm) Trong đoạn trích những nhân vật nào được nhắc đến? A. cậu bé và người cha B. cậu bé và người mẹ C. cậu bé và người cô D. cậu bé và người bà Câu 4. (1.0 điểm) Trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ” là: A. ham chơi B. ngày xưa C. rất nghịch D. cưng chiều Câu 5. (1.0 điểm) Từ “run rẩy” trong câu “Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy” được hiểu là: A. run mạnh, nhiều và liên tiếp B. chuyển động nhẹ nhàng, ngắt quảng C. lung lay nhè nhẹ, liên tiếp D. rung lên vì một sự xúc động nào đó Câu 6. (1.0 điểm) Trong đoạn trích tình cảm của người mẹ đối với cậu bé là: A. Người mẹ không lo lắng cho cậu bé. B. Người mẹ bực bội vì cậu bé ham chơi C. Người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm D. Người mẹ yêu thương, quan tâm đến cậu bé. Câu 7. (1.0 điểm) Nhận xét nào sau đây đúng với ý nghĩa của đoạn trích: A. ca ngợi tình cảm của mẹ dành cho con B. ca ngợi tình cảm của con đối với mẹ C. ca ngợi tình cảm của bà đối với cháu D. ca ngợi tình cảm của con đối với cha Câu 10. (3.0 điểm) Qua nội dung của đoạn trích, em hãy kể những việc cần làm của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ? ………………………………….HẾT………………………………………
- PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Điểm Câu 1 A. truyện cổ tích 1.0 2 C. tự sự 1.0 3 B. cậu bé và người mẹ 1.0 4 B. ngày xưa 1.0 5 A. run mạnh, nhiều và liên tiếp 1.0 6 D. người mẹ yêu thương, quan tâm đến cậu bé 1.0 7 A. ca ngợi tình cảm của mẹ dành cho con 1.0 - Mức 1: Học sinh kể ít nhất hai việc làm khác nhau của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ song phải phù hợp với bản thân và phù hợp với lứa tuổi Gợi ý: 3.0 10. + Chăm ngoan, cố gắng học tập giỏi, vâng lời cha mẹ + Biết giúp đỡ việc nhà, chăm sóc chia sẻ khi bố mẹ đau ốm… - Mức 2: HS kể được ít nhất một việc làm của bản thân để thể hiện 1.5 sự hiếu thảo đối với cha mẹ. - Mức 3: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0.0 Tam Thái, ngày 20 tháng 04 năm 2024 TỔ TRƯỞNG / NGƯỜI DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Võ Thị Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình
5 p | 36 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
3 p | 29 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Phong
4 p | 44 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn