intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ A PHẦN I. Đọc – hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn. Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông. Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm. Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận. Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả. Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước. Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (Từ câu 1- câu 7 – 3.5 điểm) Câu 1. (0.5đ) Truyện “Sự tích Hồ Ba Bể” thuộc thể loại gì? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện đồng thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn
  2. Câu 2. (0.5đ) Phương thức biểu đạt chính của truyện trên là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3. (0.5đ) Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 4. (0.5đ) Từ Hán Việt là: A. lở loét B. tốt bụng C. khổng lồ D. sợ hãi Câu 5 (0,5đ) Trạng ngữ trong câu “Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên” bổ sung ý nghĩa gì? A. Trạng ngừ chỉ thời gian B. Trạng ngữ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ mục đích D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Câu 6: (0,5đ) Nghĩa của từ “thảm cảnh” trong câu “Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. A. Cảnh tượng gây tai hoạ, đau đớn B. Thảm họa chiến tranh, khủng khiếp C. Cảnh tượng thật thê thảm, đáng thương D. Tai họa lớn, gây ra nhiều đau thương. Câu 7: (0,5đ) Hai mẹ con có thể cứu giúp được những người bị nạn trong trận lở đất kinh hoàng là nhờ: A. chịu khó quan sát, phát hiện ra trận lở đất kinh hoành sớm hơn mọi người. B. nhanh nhẹn chỉ cho người dân trong làng tìm được chỗ thoát nạn. C. quyết tâm của hai mẹ con trong việc cứu người, bất chấp mọi khó khăn. D. bà lão (giao long) cảm động trước tấm lòng của người mẹ nên đã ban cho phép màu Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau (từ câu 8 đến câu 10 – 2,5 điểm) Câu 8: (1.0đ) Em hãy nêu nội dung của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”? Câu 9: (1.0đ) Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích ? Theo em, chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 10: (0,5đ) Hãy viết đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của tình yêu thương? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm môi trường. ĐỀ B PHẦN I. Đọc - hiểu (6.0 điểm) Đọc phần trích sau: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi
  3. nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: – “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: – “Nhà ngươi cần bao nhiêu người’? bao nhiêu thuyền bè?” – “Tâu bệ hạ – ông đáp – chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. Chúng sai những tên quân có tài bơi lặn lặn xuống nước do thám. Mấy tên quân đó tìm mãi mới thấy Yết Kiêu đang khoan một chiếc tàu. Bọn chúng xông lại nhưng chúng đâu có phải là địch thủ của ông, cho nên cuối cùng ông không để cho một đứa nào trở về. […] Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (Từ câu 1- câu 7 – 3.5 điểm) Câu 1. (0.5đ) Nêu thể loại của văn bản chưa đoạn trích trên? A. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. (0.5đ) Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. (0.5đ) Nêu ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 4. (0.5đ) Từ Hán Việt là: A. duyên hải B. đánh cá C. thuyền bè D. dân làng.
  4. Câu 5. (0.5đ) Trạng ngữ trong câu “Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc” bổ sung ý nghĩa gì? A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ mục đích D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Câu 6. (0.5đ) Nghĩa của từ “tang tóc” trong câu “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải” A. Đau buồn vì có người đau ốm B. Nỗi buồn tủi khi xa người thân ra chiến trường C. Nỗi đau đớn, buồn thảm vì có người chết. D. Nỗi tiếc thương vì người đã khuất từ rất lâu Câu 7. (0.5đ) Nhờ đâu sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch? A. nuốt lông trâu thần. B. chăm chỉ luyện tập bơi hằng giờ dưới nước. C. học được võ thuật từ quân giặc D. sinh ra đã có sức khỏe, tài năng phi thường. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau (từ câu 8 đến câu 10 – 2,5 điểm) Câu 8. (1.0đ) Đoạn trích trên gợi cho em cảm nhận gì về nhân vật Yết Kiêu? Câu 9. (1.0đ) Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong văn bản? Theo em, chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 10. (0.5đ) Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu) trình bày ý kiến của em về lòng yêu nước trong mỗi con người. PHẦN II. VIẾT (4,0đ) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về hiện tượng học sinh ham mê trò chơi điện tử. TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2