PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2<br />
Môn: NGỮ VĂN 7- Năm học 2017 – 2018<br />
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
A. Trắc nghiệm (2 điểm)<br />
Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?<br />
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây<br />
B. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.<br />
C. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa<br />
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống<br />
Câu 2. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng<br />
mười mặt của"?<br />
A. Người làm ra của, của không làm ra người<br />
B. Người sống đống vàng<br />
C. Người ta là hoa của đất<br />
D. Người còn thì của còn<br />
Câu 3. Nhận định nào nói đúng nhất về nghệ thuật của văn bản "Tinh thần yêu nước<br />
của nhân dân ta"?<br />
A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện<br />
B. Giọng văn giàu cảm xúc<br />
C. Văn bản nghị luận mẫu mực<br />
D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch<br />
Câu 4. Câu văn "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những<br />
tình cảm ta sẵn có" trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh nói về điều<br />
gì?<br />
A. Ý nghĩa của văn chương<br />
B. Công dụng của văn chương<br />
C. Nguồn gốc của văn chương<br />
D. Nhiệm vụ của văn chương<br />
Câu 5. Câu nào không phải là câu bị động?<br />
A.Giáp được thầy giáo khen<br />
B. Nó được mẹ dắt đi chơi<br />
C. Nó bị phê bình<br />
D. Thằng bé bị ngã rất đau<br />
Câu 6. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?<br />
A. Gia đình thân yêu của em.<br />
B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"<br />
C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây<br />
D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này<br />
Câu 7. Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng đã sử<br />
dụng thao tác nghị luận nào là chính?<br />
A.Phân tích và giải thích<br />
B. Chứng minh<br />
C. Phân tích<br />
D. Giải thích<br />
<br />
Câu 8 .Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?<br />
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có tiếc thương ai<br />
oán.”<br />
A. Liệt kê không tăng tiến<br />
B. Liệt kê tăng tiến<br />
C. Liệt kê theo cặp<br />
D. Liệt kê không theo từng cặp<br />
B. Tự luận (8 điểm)<br />
Câu 9(2 điểm): Cho đoạn văn:<br />
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của<br />
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết<br />
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó<br />
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”<br />
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm<br />
đó?<br />
b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.<br />
Câu 10 (6 điểm):<br />
Nhiễu điều phủ lấy giá gương<br />
Người trong một nước phải thương nhau cùng<br />
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy ?<br />
-----HẾT-----<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2<br />
Môn: NGỮ VĂN 7<br />
A.Trắc nghiệm<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
Đáp án<br />
C<br />
A<br />
C<br />
B<br />
D<br />
B<br />
B<br />
A<br />
B. Tự luận<br />
Câu 9: (2.0 điểm)<br />
a. (1,5 điểm)<br />
Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25<br />
điểm)<br />
Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)<br />
Ý nghĩa “Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí báu của<br />
nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (1<br />
điểm)<br />
b. (0,5 điểm)<br />
Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm)<br />
Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm)<br />
Câu 10: (6.0 điểm)<br />
Yêu cầu thể loại: nghi luận chứng minh<br />
Học sinh làm bài hoàn chỉnh ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Làm đúng kiểu<br />
bài nghị luận giải thích, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc<br />
lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt…<br />
* Nội dung cụ thể:<br />
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:<br />
1. Mở bài (0,5 điểm)::<br />
Giới thiệu về truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta.<br />
Dẫn câu tục ngữ.<br />
Khẳng định: là nét đẹp truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.<br />
2. Thân bài: (5.0 điểm):<br />
*Giải thích: (1.0 điểm):<br />
- Nhiễu điều: Tấm khăn dùng để che gương, làm cho gương không bị bụi bẩn.<br />
- Giá gương: gương soi hàng ngày<br />
- Người trong một nước: là đông bào của nhau, cùng chung dân tộc, ngôn ngữ…<br />
- Thương nhau cùng: cùng yêu thương, đùm bọc và gắn bó với nhau.<br />
*Giải thích vì sao “nhiễu điều” phải “phủ lấy giá gương”, “người trong một nước<br />
phải thương nhau cùng”. (2.0 điểm):<br />
*Những biểu hiện của sự “thương nhau cùng”: (1,0 điểm):<br />
- Khi đất nước bị xâm lược: …<br />
- Trong sản xuất nông nghiệp: …<br />
- Trong cuộc sống hàng ngày: …<br />
*Tác dụng, ý nghĩa của câu ca dao (0,5 điểm):<br />
3. Kết bài (0,5 điểm):<br />
<br />
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.<br />
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.<br />
- Liên hệ bản thân.<br />
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Thí sinh có thể trình bày<br />
theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc kiến thức, kĩ năng đã học, không suy<br />
diễn tuỳ tiện. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.<br />
TM/BGH<br />
(ký xác nhận)<br />
<br />
TỔ TRƯỞNG<br />
(ký duyệt)<br />
<br />
GVBM<br />
(ký, ghi rõ họ, tên)<br />
<br />
Bùi Anh Dũng<br />
<br />