Trường THCS Đồng Cương<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
Môn: Ngữ văn 7 ( Thời gian: 90 phút)<br />
<br />
I.Đề bài:<br />
Phần I.Trắc nghiệm:( 2đ)<br />
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ?<br />
A.Là một thể loại văn học dân gian<br />
B.Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.<br />
C.Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt<br />
D.Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân<br />
Câu 2: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là của ai?<br />
A.Đặng Thai Mai<br />
C.Hoài Thanh<br />
B.Phạm Văn Đồng<br />
D.Bác Hồ<br />
Câu 3: Trường hợp nào sau đây làm cho văn bản nghị luận không có tính thuyết<br />
phục cao?<br />
A.Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận<br />
B.Lí lẽ và dẫn chứng chưa được thừa nhận<br />
C.Luận điểm tương đối rõ ràng và chính xác<br />
D.Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm<br />
Câu 4: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” rút gọn thành phần nào?<br />
A.Chủ ngữ<br />
B.Vị ngữ<br />
C.Trạng ngữ<br />
D.Phụ ngữ<br />
Câu 5: Trong câu văn “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình<br />
vạn trạng”, từ hình dung có nghĩa là gì?<br />
A.Hình ảnh<br />
B.Suy nghĩ<br />
C.Tưởng tượng<br />
D.Nhan sắc<br />
Câu 6:Từ nào sau đây trái nghĩa với dồi dào?<br />
A.Đầy đủ<br />
B.Phong phú<br />
C.Nghèo nàn<br />
D.Thâm trầm<br />
Phần II.Tự luận ( 8đ)<br />
Câu 1: Chép chính xác hai câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu nội dung và<br />
nghệ thuật của hai câu tục ngữ đó?<br />
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan<br />
Bội Châu”?<br />
Câu 3: Phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản “Sống chết mặc bay” của<br />
Phạm Duy Tốn.<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
Môn: Ngữ văn 7<br />
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 đ)<br />
-Mỗi câu đúng được 0,25 đ<br />
Câu<br />
<br />
Đáp án- Mức độ<br />
<br />
1<br />
<br />
Mức đầy đủ:<br />
Đáp án D<br />
-Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không trả lời<br />
Mức đầy đủ:<br />
Đáp án B<br />
-Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không trả lời<br />
Mức đầy đủ:<br />
Đáp án B<br />
-Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không trả lời<br />
Mức đầy đủ:<br />
Đáp án A<br />
-Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không trả lời<br />
Mức đầy đủ:<br />
Đáp án A<br />
-Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không trả lời<br />
Mức đầy đủ:<br />
Đáp án C<br />
-Mức không tính điểm:Có câu trả lời khác hoặc không trả lời<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Phần II: Tự luận: 8 đ<br />
Câu 1: 1,5 đ<br />
*Mức đạt được: 1,5 đ<br />
- Chép chính xác được 0,5 đ<br />
- Nêu đúng nội dung và nghệ thuật: 1đ<br />
*Mức không đạt: 0 đ<br />
Câu 2:<br />
*Mức đạt được: 1 đ<br />
Nhan đề truyện<br />
-Cụm từ: những trò lố: những trò lố bịch, giả dối và nhằm vạch mặt tên Va-ren lố<br />
lăng, giả dối.<br />
-Thể hiện sự tương phản giữa tên Va –ren và Phan Bội Châu.<br />
*Mức không đạt: 0 đ<br />
Câu 3(5, 5 đ )<br />
*Mức đạt được: 5,5 đ<br />
<br />
Viết theo bố cục ba phần .Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:<br />
-Đó là một tên quan vô trách nhiệm :<br />
+ Đi hộ đê mà không đốc thúc hộ đê mà ngồi trong đình nơi cao ráo và vững<br />
chãi<br />
Đi hộ đê mà đem theo nhiều kẻ hầu người hạ, mang đầy những thứ ngon, sang<br />
trọng. Hắn ăn chơi hưởng lạc một cuộc sống nhàn nhã.<br />
-Đó là một tên quan hống hách:<br />
+Bắt người nhà đữa thì gãi, đứa thì quạt<br />
+ Dọa cách cổ bỏ tù<br />
-Đó là một tên quan thờ ơ vô trách nhiệm bỏ mặc đê vỡ khiến cho dân chúng<br />
muôn sầu nghìn thảm:<br />
+quan đánh bài ở cảnh một: Người bẩm báo thì mặc kệ, mắt mải trông đĩa nọc<br />
+Cảnh hai: có người bẩm báo trong khi mọi người sợ hãi thì quan dọa cách cổ bỏ<br />
tù, đuổi người nhà ra ngoài.<br />
+Cảnh quan ù ván bài là lúc nước tràn lênh láng…<br />
*Mức không đạt: 0 đ<br />
<br />