intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Nội Tổng dung/ Mức % điểm Kĩ đơn độ TT năng vị nhận kiến thức thức Vận Nhận Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Tùy hiểu bút, 6 2* 2 1 0 1 0 6,0 tản văn 2 Viết Nghị luận về một vấn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 4,0 đề trong đời sống. Tổng 15% 15% 5% 25% 0 30% 0 10% 100% Tỉ lệ 30% 30% 10% 30% % Tỉ lệ chung 60% 40% 100%
  2. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/ Mức độ Thông TT Nhận Vận Vận Chủ đề Đơn vị đánh giá hiểu biết dụng dụng cao kiến thức 1 Đọc hiểu - Tùy Nhận 6 TN 2TL bút, tản biết 2TL 1TL văn 2TN - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các
  3. thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến
  4. người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về
  5. nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. 2 Viết Nghị Nhận * * * luận về biết: một vấn Thông đề trong 1TL* hiểu: đời sống. Vận dụng: Vận dụng cao: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày
  6. rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng Tổng 6 TN 2 TN 2 TL 1 TL 3TL 1TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60% 40%
  7. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ***** Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi nhớ những chiều ấy biết chừng nào. Ráng vàng ráng đỏ hắt lên từ phía núi. Và gió lồng lộng thổi từ phía biển. Bầu trời trên đầu ngả màu lam đậm, sâu thẳm. Mùi củi cháy trong bếp nhà ai lách tách. Và đâu đó giữa những vòm cây vươn lên một sợi khói xám mỏng manh. Một lần, ba tôi bảo rằng cứ theo đường này đi về phía Tây mãi sẽ gặp núi. Đi về phía Đông mãi là gặp biển. Tôi gật gù nói lớn lên con sẽ đi hết đường này, từ biến đến núi. Ấy vậy mà tôi chưa đi trọn con đường quê mình – để đến núi và đến biển – thì đã vội rẽ theo đường quốc lộ để đi xa… Có phải vì vậy mà những con đường ấy cứ theo tôi mãi…Trong những giấc mơ, tôi vẫn thường thấy mình lon ton như trẻ nhỏ, tha thẩn đâu đó bên những rào chùm rụm quê nhà.” (Trích: “Những lối về ấu thơ” – Đặng Nguyễn Đông Vy) Câu 1. Thể loại của văn bản là gì? A. Truyện ngắn B. Tản văn C. Tùy bút D. Tiểu thuyết Câu 2. Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào: “Trong những giấc mơ, tôi vẫn thường thấy mình lon ton như trẻ nhỏ, tha thẩn đâu đó bên những rào chùm rụm quê nhà”. A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ Câu 3. Đoạn văn thứ nhất trong đoạn trích trên có mấy từ láy? A. Hai từ láy B. Ba từ láy C. Bốn từ láy D. Năm từ láy Câu 4. Hai câu văn sau sử dụng phép liên kết nào: “Ráng vàng ráng đỏ hắt lên từ phía núi. Và gió lồng lộng thổi từ phía biển.” A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép liên tưởng Câu 5. Dấu chấm lửng trong câu văn: “Có phải vì vậy mà những con đường ấy cứ theo tôi mãi…” dùng để làm gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hoặc ngập ngừng, ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.
  8. Câu 6. Đâu là từ Hán Việt trong câu văn sau: “Ấy vậy mà tôi chưa đi trọn con đường quê mình – để đến núi và đến biển – thì đã vội rẽ theo đường quốc lộ để đi xa...” A. Con đường B. Quê mình C. Quốc lộ D. Đi xa Câu 7. Nhận xét nào đúng về khung cảnh quê hương được gợi ra trong đoạn văn? A. Khung cảnh quê hương lung linh, rực rỡ B. Khung cảnh quê hương hiện đại, đông vui, tấp nập C. Khung cảnh quê hương nơi biển cả mênh mông rộng lớn D. Khung cảnh quê hương nơi thôn dã mộc mạc, thân thương, bình dị Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Nỗi nhớ thiên nhiên vùng biển. B. Sự tiếc nuối của tác giả khi chưa đi trọn con đường quê. C. Nỗi nhớ gia đình của một người con đi xa quê hương. D. Nỗi nhớ quê hương gắn liền với hình ảnh những con đường trong kí ức thời thơ ấu. Câu 9. (2,0 điểm) Cho câu văn: “Trong những giấc mơ, tôi vẫn thường thấy mình lon ton như trẻ nhỏ, tha thẩn đâu đó bên những rào chùm rụm quê nhà”. a. Xác định trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? b. Tìm một cụm danh từ trong câu văn trên. Đặt một câu có mở rộng vị ngữ với cụm từ vừa tìm được. Câu 10. (2,0 điểm) a. Qua đoạn trích trên, tác giả đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm gì? Kể tên một văn bản em đã học cũng có nội dung thể hiện những tình cảm giống với đoạn trích trên. Nêu tên tác giả. b. Em hãy viết đoạn văn khoảng 6-7 câu nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đoạn trích trên? Phần II. Viết (4,0 điểm) Yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Em hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của người Việt Nam. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ***** HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
  9. MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 B 0,25
  10. 4 A 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 D 0,25
  11. 9 a. - Xác định được trạng ngữ: Trong những giấc mơ 0,5 - Ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm 0,5 b. - Tìm được cụm danh từ 0,5 - Đặt câu có mở rộng chủ ngữ với cụm từ vừa tìm được 0,5 10 a. 0,5 - Tâm tư, tình cảm: Nỗi nhớ và tình yêu quê hương, nhớ những kỉ niệm ấu thơ. - Văn bản cũng có nội dung thể hiện những tình cảm giống với 0,5 đoạn trích trên: Trưa tha hương( Tác giả: Trần Cư) b. Viết đoạn văn khoảng 6-7 câu nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ quê hương được gợi ra từ đoạn trích: 1,0 - Nghệ thuật: giọng văn giàu chất thơ, sử dụng nhiều từ láy giàu sắc thái biểu cảm… - Nỗi nhớ quê hương được gợi ra từ những cảnh vật bình dị, thân thuộc nơi quê nhà: Những con gió thổi, mùi củi bếp cháy, những vòm cây, làn khói mỏng… - Trong nỗi nhớ của tác giả, hình ảnh con đường quê trở thành sự day dứt bởi chưa đi trọn con đường quê mình mà đã vội đi xa đến những chân trời mới -> Hình ảnh quê hương luôn hiện về trong những giấc mơ với nỗi nhớ quê, tình yêu quê tha thiết. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích đặc điểm của nhân 0.25 vật: - Mở bài, thân bài và kết bài.
  12. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.25 - Nghị luận về một vấn đề trong đời sống c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân. 2.5 HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng viết bài văn nghị luận trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. - Nêu luận điểm chính: tinh thần yêu nước *Thân bài: - Giải thích tinh thần yêu nước - Nêu biểu hiện của tinh thần yêu nước - Phân tích ý nghĩa của tinh thần yêu nước *Kết bài: - Khẳng định vai trò của tinh thần yêu nước - Liên hệ bản thân, nêu hướng rèn luyện để giữ gìn và bồi đắp tinh thần yêu nước d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. 0.5
  13. Người ra đề Tổ trưởng duyệt đề BGH duyệt đề Phạm Thị Thơ Nguyễn Thị Thanh Hiền Phạm Lan Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2