intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên

  1. PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS PHÚC TRÌU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng kiến thức điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc 1. Văn bản hiểu nghị luận 2. Văn bản thông tin 3 4 0 2 0 60 2 Viết 1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 (trình bày ý kiến phản đối) 2.Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. Tổng 20 40 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 % 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đơn vị Nhận biết Thông Vận Vận Kĩ kiến hiểu dụng dụng TT Mức độ đánh giá năng thức / Kĩ cao năng 1. Văn bản nghị luận 2.Văn *Nhận biết: 3TL 4TL 2TL bản thông - Nhận biết được thông tin tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). * Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo ĐỌC trong văn bản thông tin. HIỂU - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc
  3. văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. 1* 1* 1* 1TL* Nhận biết: Thông hiểu: 1. Nghị Vận dụng: luận về một vấn Vận dụng cao: đề trong Vận dụng cao: đời sống (trình bày Viết được bài văn nghị luận ý kiến về một vấn đề trong đời phản đối) sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến tán thành/ phản đối của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh dùng để giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. Giải 2. Giải thích được rõ ràng các quy thích quy định về một hoạt động, trò tắc hay chơi/ hướng dẫn cụ thể theo luật lệ VIẾT đúng một quy trình nào đó trong một đối với một trò chơi hay trò chơi một hoạt động. hay hoạt động. Tổng 3TL 4TL 2TL 1TL Tỉ lệ phần trăm 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 % 40 %
  4. Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC TRÌU Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn lớp 7 Họ và tên:............................................. (Thời gian làm bài 90’) Lớp:............ Điểm Nhận xét của Thầy, Cô giáo ĐỀ SỐ 01 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: KÉO CO a. Người chơi Tùy thuộc vào số lượng người tham gia để chia đội, mỗi đợt thi đấu có hai đội. Số lượng người chơi trong mỗi đội thường khoảng từ 5-10 người trở lên. Các đội chơi thường chọn người rất kĩ ( cao, to, khỏe mạnh, dẻo dai) vì nó ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chơi. […] b. Chuẩn bị Một sợi dây dài ( tùy số lượng người tham dự) to, dẻo và chắc để không bị đứt trong khi kéo như : dây luột *, dây thừng hay khúc tre (được xử lí tốt, không làm hại tay người kéo…). Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng. Giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau khoảng 1 m có phủ lớp vôi bột lên (để xác định dấu chân xem đội nào bị thua). Đặt sợi dây dài nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức. c. Cách chơi Mỗi đội tự đặt tên cho mình và cử một người bốc thăm thi đấu. Hai đội cùng bước vào vị trí thi đấu và cầm dây lên. Thông thường trong mỗi đội, người chơi không đứng cùng một phía với nhau mà chia ra hai phía đối mặt nhau ( để tạo thêm lực vững chắc khi kéo). Quy tắc thường áp dụng cho mỗi đội chơi: Khi các đội bước vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc, mỗi người trong đội đứng so le, chia đều người đứng đối diện nhau để lực kéo vững thế hơn và không bị dồn về một phía (dễ bị thua). Hai đội trong tư thế sẵn sàng và chờ hiệu lệnh từ trọng tài. Khi trọng tài nói “ bắt đầu” hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Những người bên ngoài sẽ vỗ tay cổ vũ cho cả hai đội “ Cố lên”. d. Quy định chơi - Hai đội chơi: Tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng - Nhiều đội chơi: Các đội còn lại thi đấu tương tự. Các đội thắng sẽ đấu tiếp với nhau để dành giải nhất, nhì , ba […] ( Trần Thị Ly, Trò chơi dân gian Nam bộ, NXB Hội Nhà văn, 2017) * dây luột: dây thừng, dây lớn gồm nhiều cọng nhỏ bện lại với nhau.
  5. * Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định thể loại của văn bản trên ? Câu 2 ( 0,5 điểm): Để chơi trò chơi kéo co cần chuẩn bị những gì ? Câu 3 ( 0,5 điểm ): Xác định số từ trong câu sau: “ Hai đội cùng bước vào vị trí thi đấu và cầm dây lên.” Câu 4 ( 0, 5 điểm ): Mục đích của trò chơi kéo co là gì ? Câu 5 ( 0,5 điểm ): Kể tên 2 trò chơi dân gian khác mà em biết ? Câu 6 (0,75 điểm): Xác định và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong câu: “Hai đội trong tư thế sẵn sàng và chờ hiệu lệnh từ trọng tài.” Câu 7 (0,75 điểm): Cổ động viên có ý nghĩa như thế nào đối với việc tổ chức các trò chơi dân gian ? Câu 8 (1,0 điểm): Tham gia trò chơi dân gian có ưu điểm như thế nào so với trò chơi điện tử ? Câu 9 (1,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 dòng) chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia / cổ vũ trò chơi dân gian ? II. VIẾT( 4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến (phản đối ) của em về một vấn đề trong đời sống. BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  6. ………………………………………………………………………………………………… PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC TRÌU Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn lớp 7 Họ và tên:............................................. (Thời gian làm bài 90’) Lớp:............ Điểm Nhận xét của Thầy, Cô giáo ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ a. […] b. Chuẩn bị - Số lượng người chơi không hạn chế, chia thành hai đội chơi A và B. Mỗi đội từ năm người trở lên. Người chơi của mỗi đội được sắp xếp theo thứ tự quy định như 1,2,3,4… - Chọn địa điểm chơi rộng rãi, bằng phẳng như sân nhà, sân trường, sân điểm vui chơi… - Vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá… - Kẻ vạch mốc 1 xuất phát tại mỗi đầu sân chơi, khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc ấy phải bằng nhau. c. Hướng dẫn cách chơi - Đầu tiên người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi. - Tiếp theo, trọng tài điều khiển cuộc chơi đứng giữa sân, ho to số thứ tự nào thì người chơi số thứ tự đó của mỗi đội cùng chạy thật nhanh lên vị trí cắm cờ ở giữa sân, lừa thế 2 xô qua đẩy lại để tìm cách giật cho được cây cờ. Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy thật nhanh về đội mình, còn người của đội kia sẽ tìm cách cố chặn để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ. Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cây cờ chạy về phía đội của mình.Cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp tục cho đến khi người chơi nào về đến đội của mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm. - Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tại gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia. Trò chơi lại tiếp tục cho đến hết số người chơi của hai đội. - Khi chơi cần lưu ý: + Người chơi chỉ được lên cướp cờ khi trọng tại gọi đúng số thứ tự của mình. + Chỉ được đập ( vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ. + Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi.
  7. + Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ. + Kết thúc cuộc chơi. Đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. […] (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) 1: Vạch mốc: vạch kẻ đánh dấu ranh giới 2: Lừa thế: tìm cách đánh lừa đối phương để chiếm lợi thế * Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định thể loại của văn bản trên ? Câu 2 ( 0,5 điểm): Để chơi trò chơi cướp cờ cần chuẩn bị những gì ? Câu 3 ( 0,5 điểm ): Xác định số từ trong câu sau: “ Trò chơi lại tiếp tục cho đến hết số người chơi của hai đội” Câu 4 ( 0, 5 điểm ): Mục đích của trò chơi cướp cờ là gì ? Câu 5 ( 0,5 điểm ): Kể tên 2 trò chơi dân gian khác mà em biết. Câu 6 (0,75 điểm): Xác định và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong câu: “ Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ.” Câu 7 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của cước chú trong văn bản ? Câu 8 (1,0 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì khi lựa chọn các trò chơi để giải trí ? Câu 9 (1,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 dòng) chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia/ cổ vũ trò chơi dân gian ? II. VIẾT( 4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phản đối của em về một vấn đề trong đời sống. BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  8. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Thể loại: Văn bản thông tin 0,5 2 Để chơi trò kéo co cần chuẩn bị: Một dây dài, một mảnh vải 0,5 đỏ, vạch mức 3 Số từ : Hai 0,5 4 Mục đích của trò chơi 0,5 - Trò chơi kéo co: Rèn luyện sức khỏe, độ dẻo dai/ tinh thần đoàn kết, tạo không khí vui vẻ. ĐỀ 1 5 HS kể được tên 2 trò chơi dân gian khác: đẩy gậy, bịt mắt 0,5 bắt dê, nhảy bao bố… 6 - HS chỉ ra được từ Hán Việt: trọng tài/hiệu lệnh 0,25 + Trọng tài: Người điều khiển/ giám sát và xác định thành tích, kết quả của một trò chơi hay môn thể thao. 0,5 + Hiệu lệnh: Lệnh được phát ra bằng hình thức nào đó 7 Cổ động viên giúp cho tinh thần người chơi thêm vững 0,75 vàng, tự tin. Sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng cho các trò chơi. 8 - Ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi điện tử: HS 1,0 chỉ ra được 1 trong những gợi ý sau: + Trò chơi dân gian: Tổ chức ngoài trời, không gian rộng, thoáng mát/ không cần sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất=> Giúp người chơi thoải mái, thư giãn/ rèn luyện thể lực, trí tuệ… + Trò chơi điện tử: Yêu cầu phải có thiết bị khi tham gia chơi/ khi lạm dụng dẫn đến hỏng mắt, cong vẹo cột sống, suy giảm trí tuệ… => Sức khỏe, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. 9 - Hình thức: đúng thể thức một đoạn văn, độ dài 5- 7 dòng. 1,0 - Nội dung: HS thể hiện được cảm xúc của bản thân khi tham gia/ cổ vũ trò chơi dân gian: hào hứng, vui vẻ, sung sướng khi chiến thắng… 1 Thể loại: Văn bản thông tin 0,5
  9. Để chơi cướp cờ cần chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn trên địa 0,5 2 điểm phẳng rộng, một cái cờ/ khăn/ lá, vạch mốc. 3 Số từ: hai 0,5 Mục đích của trò chơi cướp cờ: Rèn luyện sức khỏe, sự khéo 0,5 4 léo, nhanh nhẹn/tinh thần đoàn kết/ khả năng phán đoán/ tạo không khí thi đua vui vẻ. HS kể được tên 2 trò chơi dân gian khác: bịt mắt bắt dê, 0,5 5 nhảy bao bố, đẩy gậy, tung còn… - Từ Hán Việt: trọng tài 0,25 6 - Giải nghĩa: Người điều khiển/ giám sát và xác định thành 0,5 tích, kết quả của một trò chơi hay môn thể thao. - Cước chú: 0,25 ĐỀ 2 1: Vạch mộc: vạch kẻ đánh dấu ranh giới 7 2: Lừa thế: tìm cách đánh lừa đối phương để chiếm lợi thế - Tác dụng: Giải thích hoặc làm rõ hơn nội dung, đối tượng 0,5 được đề cập trong văn bản. - HS rút ra được bài học khi lựa chọn tham gia các trò chơi. 1,0 Có thể gợi ra một trong các ý sau: + Lựa chọn các trò chơi lành mạnh, bổ ích cho sức khỏe, trí 8 tuệ, tránh các trò chơi bạo lực. + Với các trò chơi đồng đội phải đoàn kết, chung sức. + Tránh lạm dụng trò chơi điện tử. - Hình thức: đúng thể thức một đoạn văn, độ dài 5- 7 dòng. 1,0 9 - Nội dung: HS thể hiện được cảm xúc của bản thân khi tham gia trò chơi dân gian: hào hứng, vui vẻ, sung sướng khi chiến thắng… VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghi luận: Mở bài nêu được 0,5 vấn đề nghị luận. Thân bài nêu được thực trạng, nguyên nhân phản đối. Kết bài nêu được ý nghĩa từ việc phản đối vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ý kiến phản đối về một 0,5 vấn đề trong đời sống. c. Triển khai các ý: HS lựa chọn vấn đề phản đối khác nhau 2,0 II nhưng biết cách triển khai các ý theo theo hướng sau: - Nêu vấn đề nghị luận bày tỏ ý kiến phản đối. - Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm ( lí lẽ, dẫn chứng) - Nhận xét những tác động tiêu cực của vấn đề đối với cá nhân, xã hội. - Ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5
  10. Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu hình 0,5 ảnh, cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2