intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Cao Vân, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Cao Vân, Hiệp Đức’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Cao Vân, Hiệp Đức

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức của HKII môn Ngữ văn lớp 7 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức : Trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận trong thời gian 90 phút. III. MA TRẬN: Mức độ Tổng nhận Nội biết dung/ Kĩ đơn Nhận Thôn Vận Vận năng vị g dụng dụng biết kiến hiểu (Số cao TT (Số thức (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Văn bản 4 0 3 1 0 2 0 0 10 nghị luận Tỉ lệ 20 15 10 15 60 % điểm 2 Làm Nghị văn luận 0 1* 1* 1* 1 1 về một vấn đề trong đời sống Tỉ lệ 10 10 10 10 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 35 25 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơn Mức độ TT Kĩ năng Thông Vận dụng vị kiến đánh giá Nhận biết Vận dụng hiểu cao thức 1. Đọc hiểu Văn bản * Nhận 4 TN 2TL nghị luận biết: 3TN , Nhận biết 1 TL được phương thức biểu đạt, nguyên nhân của vấn đề, biện pháp tu từ, thuật ngữ. * Thông hiểu: - Hiểu và xác định công dụng của dấu chấm lửng, chủ đề của văn bản, phương
  3. tiện liên kết câu. - Hiểu và nêu lợi ích của vấn đề. * Vận dụng: - Giải thích vấn đề đặt ra trong đoạn ngữ liệu. - Từ đoạn ngữ liệu, nêu việc làm của bản thân. 2 Viết Nghị Nhận 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* luận về biết: một vấn Nhận biết đề trong được yêu đời sống cầu của đề về kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời
  4. sống. Trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối); đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng xác thực. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về cách dùng từ; diễn đạt; lựa chọn lí lẽ sắc bén và dẫn chứng đa dạng, xác thực. Tổng 4 TN, 3TN, 2 TL, 1TL* 1TL, 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung (%) 65 35 PHÒNG GD&ĐT KIỂM TRA CUỐI KỲ II HIỆP ĐỨC Năm học: 2023 - 2024 TRƯỜNG Môn: NGỮ VĂN 7 TH&THCS Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) TRẦN CAO VÂN Họ và tên: ............................. ...................... Lớp: 7
  5. Điểm Nhận xét bài làm Chữ ký giám Chữ ký giám thị khảo Bằng số Bằng chữ I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: … (1) Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. (2) Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. (3) Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu… Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không trừ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … (Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2, Nguyễn Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2. Trái đất nóng lên là do nguyên nhân chính nào? A. Môi trường thiếu oxy. B. Đại dương rộng lớn. C. Các chất khí CO2, metan. D. Chất thải sinh hoạt. Câu 3. Câu văn “Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi.” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Hoán dụ Câu 4. Trong các từ, cụm từ sau đây đâu là thuật ngữ? A. tia tử ngoại B. ảnh hưởng C. khổng lồ D. sự thay đổi Câu 5. Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, …” là gì? A. Làm giãn nhịp điệu câu văn B. Tỏ ý còn nhiều sự vật tương tự chưa liệt kê hết C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở D. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng Câu 6. Theo em, chủ đề của đoạn trích trên là gì? A. Con người với thiên nhiên B. Khoa học viễn tưởng
  6. C. Cuộc sống của chúng ta D. Biến đổi khí hậu Câu 7. Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn (2) và (3)? A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 8. (1.0 điểm) Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống của con người? Câu 9. (0.75 điểm) Vì sao biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người? Câu 10. (0.75 điểm) Từ đoạn trích trên, em thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường mà em đang sống? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Môi trường thiên nhiên là của chung nên chúng ta không cần phải bảo vệ.” Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên. Bài làm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  7. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM
  8. Môn: Ngữ văn lớp 7 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC - HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A C B A B D A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8 Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống của con người? (1.0 đ) - Che chở trái đất bớt những tia tử ngoại của mặt trời; 0.5 - Cung cấp cho con người nguồn oxy quý giá. 0.5 Vì sao biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người? - Mức 1: HS giải thích theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng 0.75 cần đủ các ý sau: Vì: Biến đổi khí hậu sẽ làm cho trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng Câu 9 cao… ảnh hưởng xấu đến con người. Như: (0.75 đ) - Khô hạn kéo dài, bão lũ, sóng thần, động đất... - Thời tiết khắc nghiệt - Chỗ ở thu hẹp - Sinh vật bị tiêu diệt dần ... => Sức khỏe giảm sút, cuộc sống khó khăn... (HS giải thích có lý vấn đề đặt ra trong văn bản là đảm bảo yêu cầu) - Mức 2: Giải thích có lý nhưng còn chung chung. 0.5 - Mức 3: Hiểu vấn đề nhưng giải thích vụng về, chưa rõ. 0.25 - Mức 4: HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung 0 câu hỏi. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống? - Mức 1: HS nêu được ít nhất 3 việc làm bảo vệ môi trường 0.75 Câu 10 (0.75 đ) - Mức 2: HS nêu được 2 việc làm bảo vệ môi trường 0.5 - Mức 3: HS nêu được 1 việc làm bảo vệ môi trường 0.25 - Mức 4: HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung 0 câu hỏi.
  9. Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau . 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một đoạn 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 2.0 điểm HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu: - Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người; - Quan điểm: “Môi trường thiên nhiên là của chung nên ta không cần phải bảo vệ” là quan điểm sai trái. 2. Thân bài: - Giải thích môi trường là gì? - Vai trò của môi trường thiên nhiên đối với con người.-> Khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của môi trường thiên nhiên -> Phản đối quan điểm “Môi trường thiên nhiên là của chung nên ta không cần phải bảo vệ”. - Tình trạng môi trường thiên nhiên hiện nay. - Biện pháp bảo vệ, gìn giữ môi trường thiên nhiên. 3. Kết bài: Suy nghĩ, mong đợi về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay và cả trong tương lai. 1.0-1.5 - HS trình bày cơ bản đảm bảo các yêu cầu, có thiếu một vài yêu cầu nhỏ. 0.5 - Thực hiện được các yêu cầu nhưng còn sơ sài. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí
  10. 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Không có sự sáng tạo. --------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2