Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My
lượt xem 1
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 7 Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT TT điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN Đọc Văn bản thông tin hiểu 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 0 15 10 10 5 60 Viết bài văn thuyết minh về một quy Viết tắc hoặc luật lệ một trò chơi dân gian. 2 1* 0 1* 1 Số câu 0 1* 0 1* 0 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỷ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100
- BẢNG ĐẶC TẢ TT Kĩ năng Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá 1 Đọc hiểu Văn bản thông tin Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, từ Hán Việt, các vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được biện pháp liên kết, giải thích được một số chi tiết gợi ra trog văn bản, giải thích được nghĩa của yếu tố Hán Việt. Vận dụng: - Trình bày được cách ứng xử phù hợp về một vấn đề được gợi ra từ đoạn trích. Vận dụng cao: - Liên hệ với thực tế kết hợp với nội dung đoạn trích, để giải quyết được vấn đề trong cuộc sống. 2 Viết Nhận biết: Viết bài văn thuyết minh Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức. Viết bài văn thuyết minh Vận dụng: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ các cảm nhận về đối tượng thuyết minh Vận dụng cao: Bài viết có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt. Người duyệt đề Người ra đề Duyệt của Hiệu trưởng
- PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) ĐÓN TẾT Để chuẩn bị đón lễ Tết này, người Việt Nam cũng như người Trung Quốc phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Những người phụ nữ thì lo chuẩn bị thực phẩm cho những mâm cỗ cúng quan trọng ngày Tết, người đàn ông trong gia đình thì cùng các thành viên khác dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Vào dịp Tết, người Việt Nam thường mua quất, đào, những cây tượng trưng cho ngày tết để bày trong phòng khách, hoặc chơi hoa hải đường - những loài hoa đặc trưng của mùa xuân. Còn người Trung Quốc lại chơi hoa thuỷ tiên (tượng trưng cho tài lộc), hoa hướng dương (tượng trưng cho một năm mới tốt lành), cây kim quất (tượng trưng cho tài lộc), hoa mơ (tượng trưng cho may mắn), [...] Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết ấm cúng và thiêng liêng, với cả hai dân tộc, đó là bữa cơm sum họp, là bữa cơm mà con cháu đi làm ăn xa cũng cố gắng về quây quần chung vui. Với nhân sinh quan, bản sắc văn hoá và môi trường sống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau, bữa cơm tất niên tuy có chung một ý nghĩa nhưng các món ăn lại rất riêng, thấm đậm nhân sinh quan và phản ánh rõ nét cuộc sống của người dân hai nước. Mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc con cái. Món ăn cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Ngoài ra còn có thịt gà, thịt lợn, măng, miến, giò chả, bóng bì, thịt bò kho gừng, cá kho, thịt đông, … đều là những món ăn mang đặc trưng của hương vị quê hương, của một đất nước lấy nông nghiệp là chính. Mâm cỗ Tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến Xuân sang. Bởi nó không chỉ thể hiện nét đẹp về “Công” trong “tứ đức” của người phụ nữ trong gia đình, mà mỗi món ăn đều là sự gửi gắm những mong ước cho một năm mới tốt lành hơn, và đặc biệt ăm ắp trong đó là bản sắc văn hoá của người Việt. (Trích Ấm áp Tết Việt, Báo Nhân dân) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Văn bản Đón Tết thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản miêu tả. B. Văn bản tự sự. C. Văn bản thuyết minh. D. Văn bản biểu cảm. Câu 2: Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán - Việt? A. Thực phẩm. B. Đàn ông
- C. Thiêng liêng. D. Dân tộc. Câu 3: Văn bản Đón Tết cung cấp thông tin về điều gì? A. Những công việc mà người Việt làm để chuẩn bị cho ngày tết. B. Những công việc mà người Việt làm trong ngày mồng một tết. C. Những công việc mà người Việt làm trong dịp tết. D. Những công việc mà người Việt làm khi tết đã qua. Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về mâm cỗ tết của người Việt? A. Món ăn trong mâm cỗ mang đặc trưng của một đất nước nông nghiệp. B. Mâm cỗ thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam. C. Mâm cỗ thể hiện mong ước cho một năm mới tốt lành của người Việt Nam. D. Món ăn trong mâm cỗ của người Việt giống với món ăn của người Trung Hoa. Câu 5: Trong văn bản trên, người viết đã triển khai ý theo trình tự nào sau đây? A. Người Việt mua sắm quần áo mới; sửa soạn mâm cỗ Tết. B. Người Việt mua sắm cây, hoa Tết; sửa soạn mâm cỗ Tết. C. Người Việt sửa soạn mâm cỗ Tết; sum vầy đón giao thừa. D. Người Việt mua sắm quần áo mới; gói và nấu bánh chưng. Câu 6: Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết là gì? A. Giúp người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. B. Giúp người đọc cảm nhận được không khí ngày Tết. C. Giúp người đọc thấy được sự nhộn nhịp khi người Việt Nam mua sắm chuẩn bị đón Tết. D. Giúp người đọc hình dung được các hoạt động mà người Việt Nam làm khi xuân về. Câu 7: Nghĩa của yếu tố Hán – Việt nhân trong cụm từ nhân sinh quan đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Nhân bánh. B. Nguyên nhân. C. Phép nhân. D. Nhân dân. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8: Xác định và chỉ ra phép liên kết trong đoạn trích sau: Mâm cỗ Tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến Xuân sang. Bởi nó không chỉ thể hiện nét đẹp về “Công” trong “tứ đức” của người phụ nữ trong gia đình, mà mỗi món ăn đều là sự gửi gắm những mong ước cho một năm mới tốt lành hơn, và đặc biệt ăm ắp trong đó là bản sắc văn hoá của người Việt. Câu 9: Từ văn bản trên em cảm nhận được điều gì về ngày Tết Việt Nam? Câu 10: Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn thuyết minh về quy tắc tổ chức một trò chơi dân gian mà em thích. -------- Hết ------
- HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C B A D B C D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 8: Phép liên kết là phép thế, từ nó thế cho mâm cổ Tết (1,0 điểm) 1,0 điểm Câu 9: Ngày Tết Việt tươi đẹp, ý nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. (0,5 điểm) 0,5 điểm Câu 10: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, (1 điểm) đảm bảo các ý sau: 1 điểm Mức 1: Biết tôn trọng và phát huy những vẻ đẹp, giá trị của ngày Tết cổ truyền Việt Nam, những tục lệ của ngày Tết: thờ cúng ông bà, tết cha mẹ, thầy cô… 5 điểm Mức 2: Học sinh nêu được những ý trên nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. 0 điểm Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. Phần II: VIẾT (4,0 điểm)
- Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 - Mở bài: Giới thiệu được trò chơi dân gian mà em thích. - Thân bài: Làm sáng tỏ được quy tắc, cách thức tổ chức trò chơi, giá trị, ý nghĩa của trò chơi. - Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi. b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Viết bài văn thuyết minh. c. Viết bài - Mở bài: 0,5 Dẫn dắt, giới thiệu về trò chơi hay hoạt động. ( Những trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp rèn luyện sức khỏe. Một 1,0 trong những trò chơi rất phổ biến đối với học sinh là (tên trò chơi).. - Thân bài: 1,0 - Những nét khái quát về trò chơi hay hoạt động: Không gian, thời gian diễn ra trò chơi hoặc hoạt động. - Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định: Số lượng người chơi tham gia hoạt động/trò chơi? Những quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi: Quy tắc/luật lệ 1…; Quy tắc, luật lệ 2,... Những điểm cần lưu ý khi tham gia hoạt động/trò chơi? Giá trị, ý nghĩa của hoạt động/trò chơi? - Kết bài: 0,5 Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của hoạt động/trò chơi. (Tên trò chơi)... giúp rèn luyện… Có thể khẳng định trò chơi rất bổ ích, thú vị. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có sáng tạo trong cách viết bài văn thuyết minh: từ ngữ, diễn đạt,… ----------HẾT--------- Tôi xin cam kết tính bảo mật, khách quan và tính chính xác của đề kiểm tra Người duyệt đề Người ra đề Duyệt của Hiệu trưởng
- PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN 7-HSKT Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ: Em hãy chép lại đoạn trích sau: Mâm cỗ Tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến Xuân sang. Bởi nó không chỉ thể hiện nét đẹp về “Công” trong “tứ đức” của người phụ nữ trong gia đình, mà mỗi món ăn đều là sự gửi gắm những mong ước cho một năm mới tốt lành hơn, và đặc biệt ăm ắp trong đó là bản sắc văn hoá của người Việt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 389 | 33
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 79 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 131 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn