intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023- TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học học kì II - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận C. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7(KNTT) -NĂM 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ TT Nội nhận Kĩ dung/đ thức năng ơn vị kĩ Nhận Thông Vận V. dụng năng3 biết hiểu dụng cao TN TL Tổng TN TL TN TL TN TL Đọc Văn % hiểu nghị điểm luận 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 6.0 2.0đ 1.5đ 1.0đ 1.0đ 0.5đ điểm đ Viết Viết bài văn Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 nghị luận về 2 một vấn Tỉ lệ % đề 4.0 1.0đ 1.5đ 1.0đ 0 0.5đ điểm trong đ đời sống
  2. Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 D. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7(KNTT) -NĂM 2023-2024 Nội Kĩ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá năng vị kiến thức
  3. * Nhận biết: Nhận biết được kiểu văn bản, lời nhân vật, từ Hán Việt, biện pháp liên kết. * Thông hiểu: Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt, nắm được tác dụng Đọc Văn nghị của phép liên kết, hiểu được ý nghĩa của câu văn, chỉ ra được những 1. hiểu luận điểm giống nhau của các đoạn văn trong phần trích. * Vận dụng: Nêu được bài học tâm đắc rút ra được từ phần trích. * Vận dụng cao: Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến của người viết. *Nhận biết: Nhận biết đúng kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tro đời sống(trình bày ý kiến tán thành), nhận biết được vấn đề nghị luận *Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Viết bài văn *Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đ nghị luận sống(trình bày ý kiến tán thành). Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữ 2 Viết về một vấn đề trong đờilẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, g sống. dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. *Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đ sống(trình bày ý kiến tán thành) .Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lự chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Thời gian làm bài: 90 phút E. ĐỀ
  4. Trường BÀI KIỂM TRA KÌ II, 2023-2024 THCS Lê Môn: Ngữ văn 7 Thị Hồng Thời gian làm bài: 90 phút Gấm Họ và tên: ………… ……… lớp7/ Ngày kiểm tra……… ………… …. Điểm Nhận xét: Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất... Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...
  5. Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng... (Trích “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004) Câu 1: Xác định kiểu văn bản của phần trích trên? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai? A. Thầy giáo nói với chính mình B. Phụ huynh nói với thầy giáo C. Thầy giáo nói với học sinh D. Phụ huynh tự nói với chính mình Câu 3: Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” có mấy từ Hán Việt? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 4: Biện pháp liên kết nào được sử dụng trong phần trích sau: “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng.”: A.Phép lặp B.Phép nối C.Phép thế D.Phép liên tưởng Câu 5: Nghĩa của từ chấp nhận có trong phần trích trên được hiểu theo cách nào sau đây là đúng: A.Trách móc B. Chiếm lấy C. Đem ra thi hành D. Bằng lòng Câu 6: Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cho cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? A. Tạo sự hấp dẫn B. Giúp văn bản sinh động hơn C. Nhấn mạnh điều mong muốn D. Giúp văn bản rõ ràng hơn Câu 7: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....” A. Nói về việc kiếm tiền B. Vẻ đẹp của lao động C. Sự khó khăn của con người trong cuộc sống D. Quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính. Câu 8: Hãy chỉ ra những điểm giống nhau của các đoạn văn trong đoạn trích trên? Câu 9: Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra được từ phần văn bản trên là gì? Câu 10: Bày tỏ quan điểm của em với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...”. Phần II. VIẾT (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. ……………………………………….
  6. G. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7(KNTT) – Thời gian làm bài 90 phút A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm một cách khách quan. Vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1.Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A B C A D C D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2.Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1 điểm) Mức 1 (1đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) HS nêu được những điểm giống nhau của các HS có nêu được Trả lời sai hoặc đoạn văn trong đoạn trích trên: điểm giống nhau không trả lời. -Đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu” song chưa đầy đủ -Đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ. - Đều là những đoạn văn nghị luận. Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ)
  7. HS nêu được bài học mà bản thân thấy tâm HS nêu được bài học Trả lời sai hoặc đắc. nhưng chưa thực sự không trả lời. Gợi ý: thuyết phục. - Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. - Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học. GV: chấp nhận cách diễn đạt khác/ ý khác của học sinh miễn là hợp lí. Học sinh chỉ cần rút ra được một bài học có ý nghĩa và thuyết phục thì ghi điểm tối đa. *Lưu ý: các trường hợp khác giáo viên linh hoạt ghi điểm. Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2(0,25đ) Mức 3 (0đ) Học sinh bày tỏ được quan điểm của mình Học sinh có bày tỏ Trả lời sai hoặc với ý kiến của người viết một cách thuyết được quan điểm của không trả lời. phục: bản thân song chưa Gợi ý: thuyết phục - Trình bày rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình. (0,25 điểm) - Lí giải: HS có thể lí giải theo cách riêng miễn là rõ quan điểm của mình.(0,25 điểm) Phần II: VIẾT (4 điểm) Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 -Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có bố cục mạch lạc 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với
  8. nhau. 0.25 Bài viết đủ 3 phần song bố cục chưa rạch ròi, phần thân bài không tách ra thành nhiều đoạn. 0.0 Chưa tổ chức được bài văn đủ 3 phần (thiếu Mở bài hoặc Kết bài) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 2.0 - Bài viết cần đảm bảo nội dung: Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận: vấn đề tự học trong cuộc sống. Thân bài: - Giải thích khái niệm “ tự học”: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phê phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. Kết bài: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống(trình bày ý kiến 1.25 - 1.75 tán thành) song lí lẽ, bằng chứng chưa thật thuyết phục; chưa mở rộng vấn đề. 0.5-1.0 Bài viết lập luận còn sơ sài, chưa đủ ý. 0.0 Bài viết quá sơ sài hoặc không làm bài.
  9. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, văn phong sáng sủa, đảm bảo sự logic giữa các câu 0.75 – 1.0 trong đoạn, giữa các đoạn trong bài. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 – 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Bài viết có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. Trường BÀI KIỂM TRA KÌ II, 2023-2024 THCS Lê Môn: Ngữ văn 7(Dành cho HSKT) Thị Hồng Thời gian làm bài: 90 phút Gấm Họ và tên: ………… ……… lớp7/ Ngày kiểm tra……… …………
  10. …. Điểm Nhận xét: Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất... Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh... Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng... (Trích “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004) Câu 1: Xác định kiểu văn bản của phần trích trên? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai? A. Thầy giáo nói với chính mình B.. Phụ huynh nói với thầy giáo C. Thầy giáo nói với học sinh D. Phụ huynh tự nói với chính mình Câu 3: Trong câu “.Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” có mấy từ Hán Việt? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 4: Biện pháp liên kết nào được sử dụng trong phần trích sau: “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng.”: A.Phép lặp B.Phép nối C.Phép thế D.Phép liên tưởng Câu 5: Nghĩa của từ chấp nhận có trong phần trích trên được hiểu theo cách nào sau đây là đúng: A.Trách móc B. Chiếm lấy C.Đem ra thi hành D.Bằng lòng Câu 6: Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cho cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? A. Tạo sự hấp dẫn B. Giúp văn bản sinh động hơn
  11. C. Nhấn mạnh điều mong muốn D. Giúp văn bản rõ ràng hơn Phần II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn với chủ đề: Lòng hiếu thảo. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7(KNTT) – Thời gian làm bài 90 phút (Dành cho HSKT) Phần I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án trả lời A B C A D C Điểm 1 1 1 1 1 1 Phần II. VIẾT (4 điểm) VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết đoạn văn nghị luận có câu chủ đề: Lòng hiếu thảo. c. Viết đoạn văn nghị luận có câu chủ đề: Lòng hiếu thảo. *Về hình thức: Đúng thể thức của một đoạn văn: mở đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn 1.0 văn khoảng (8-10 câu.) *Về nội dung: HS viết được đoạn văn nghị luận có câu chủ đề :Lòng hiếu thảo. • Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng hiếu thảo. • Thân đoạn: 2.0 - Giải thích: Lòng hiếu thảo là gì? -Biểu hiện của lòng hiếu thảo. - Bằng chứng về những người sống có lòng hiếu thảo. • Kết đoạn: -Khẳng định được giá trị quan trọng của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Hạn chế lỗi chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Gv ra đề: Võ Thị Kim Âu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2