intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Mức Tổng độ % TT Nội nhận điểm Kĩ dung/ thức năng đơn vị Nhận Thôn Vận Vận KT biết g hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN VB nghị luận Đọc hiểu Số câu 1 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ 20 0 15 10 10 5 60 % Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Viết (Trình bày ý kiến phản 2 đối) Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ 10 5 40 10 15 % Tỷ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chương/ Nội dung/Đơn vị TT Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức 1 Đọc hiểu VB nghị luận Nhận biết: - Nhận biết được thể loại - Nhận biết phép liên kết câu - Nhận biết từ mượn - Nhận biết được chi tiết, vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng - Hiểu được câu tục ngữ có nội dung liên quan đến bài học. - Thông điệp rút ra từ văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề trong văn bản. - Nêu được những bài học rút ra sau khi đọc văn bản 2 Viết Viết bài văn - Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về thể loại văn nghị nghị luận về một luận, nội dung nghị luận . vấn đề trong đời - Thông hiểu: Học sinh giải thích, nêu được hiện trạng, nguyên sống nhân, hậu quả, giải pháp (Trình bày ý - Vận dụng: kiến phản đối) + Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề, trình bày rõ vấn đề
  2. và ý kiến (phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. + Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những luận điểm, luận cứ - Vận dụng cao: + Biết liên hệ bản thân, rút ra bài học cho mình và những người xung quanh + Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh. UBND KIỂM TRA THÀNH CUỐI KÌ PHỐ II_NĂM TAM HỌC: 2023- KỲ 2024 TRƯỜ Môn: Ngữ NG văn 7 THCS Thời gian: LÝ 90 phút THƯỜ (không kể NG thời gian KIỆT giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu. Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam. Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội. Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng. Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
  3. Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam. Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người” (Fukuzawa Yukichi, “Tham lam” đối với người khác chính là nguồn gốc của mọi thói xấu in trong Khuyến học, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Nhà xuất bản Dân trí) 1/ Trắc nghiệm khách quan: (3,5 điểm) Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện đồng thoại B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin D. Truyện khoa học viễn tưởng Câu 2: Đoạn văn “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 3: Từ nào sau đây là từ mượn tiếng Hán ? A. nhóm người B. thói xấu C. lôi kéo D. Quốc gia Câu 4: Trong những câu sau, câu nào kể ra hành vi của sự tham lam trong văn bản? A. Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... C. Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. D. Lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức. Câu 5: Trong câu: “Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra”, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. C. Thể hiện lời nói bị bỏ dở. D. Làm giãn nhịp điệu câu văn. Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? A. Sự giả dối B. Thói tham lam C. Thói ích kỷ D. Ghen ghét, đố kỵ Câu 7. Câu tục ngữ nào đúng với nội dung văn bản trên: A. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng muốn. B. Mười bốn cũng ừ, mười tư cũng gật C. Ách giữa đàng, quàng vô cổ D. Đói cho sạch , rách cho thơm 2/ Trắc nghiệm tự luận: (2,5 điểm) Câu 8: Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” không? Vì sao? (1,0 đ) Câu 9: Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? (1,0 đ)
  4. Câu 10: Từ nội dung văn bản trên, em hãy nêu 2 bài học mà em rút ra cho bản thân mình? (0,5 đ) II. VIẾT (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè”. Em có tán thành ý kiến đó không? Hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. …………………….Hết………………… HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2023-2024 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý. Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B A D B A B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm
  5. Câu 8: HS đồng tình 0,25 điểm (1,0 điểm) → Lý giải (0,75 điểm): 1,0 điểm Gợi ý: Chính vì sự ích kỉ, tham lam và chỉ nghĩ đến cho lợi ích riêng của bản thân nên sẽ sinh ra nhiều thói xấu, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt mục đích ….. * Trả lời chính xác, thuyết phục: 1,0 điểm * Trả lời chung chung chưa thuyết phục: 0,5 điểm * Trả lời chung chung, mơ hồ chưa rõ: 0,25 điểm * Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm Lưu ý: HS có thể giải thích cụ thể, nêu dẫn chứng,… GV linh hoạt đáp án trong quá trình chấm điểm, tránh rập khuôn, học sinh nếu đưa ra cách giải thích khác hợp lý, thuyết phục vẫn cho điểm.  * HS khuyết tật chỉ cần trả lời đồng tình cho điểm tối đa, không cần giải thích. Câu 9: Thông điệp hướng đến: (1,0 điểm) - Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu (0,5 điểm), - Khuyên con người không nên mắc phải thói tham lam …(0,5 điểm) * Trả lời đúng, rõ ý: 1,0 điểm 1,0 * Trả lời có ý nhưng chưa rõ: 0,5 điểm * Trả lời còn mơ hồ: 0,25 điểm * Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm Lưu ý: GV linh hoạt đáp án trong quá trình chấm điểm, tránh rập khuôn.  HS khuyết tật trả lời đúng 1 ý cho điểm tối đa Câu 10: - Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, dưới đây là một số gợi ý: 0,5 điểm + Không nên ghen ghét, đố kị với khác + Sống chân thành, đối đãi thật lòng với những người xung quanh + Không tham lam những thứ không thuộc về mình + Hài lòng với những gì bản thân đang có, cố gắng nỗ lực để đạt được mục tiêu …. * Trả lời chính xác 2 ý : 0,5 điểm * Trả lời chính xác 1 ý: 0,25 điểm * Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm Lưu ý: GV linh hoạt đáp án trong quá trình chấm điểm, tránh rập khuôn, những đáp án ngoài gợi ý của học sinh nếu đúng, GV cho điểm. * HS khuyết tật chỉ cần trả lời ý 1 cho điểm tối đa. Phần II. VIẾT: ( 4,0 điểm)
  6. a. Đảm bảo bố cục 0,25 bài văn nghị luận gồm ba phần: MB, TB, KB b. Xác định đúng yêu 0,25 cầu của đề: Viết bài văn nghị luận phản đôi ý kiến: “ Cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè”. c. Triển khai hợp lí nội 3,0 dung bài văn : Mở bài : Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn trong bài nghị luận (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề). Thân bài Phân tích trình bày được sự sự phản đối với ý kiến cần bàn luận ,đưa ra những dẫn chứng biểu hiện của sự cần thiết cả tình cảm gia đình và tình bạn trong cuộc sống -> bộc lộ thái độ => không đồng tình...; Đây là cách nghĩ sai lệch không phù hợp với thực tế cuộc sống. Bởi vì gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ ta nên người nhưng bạn bè là nơi ta tìm được sự sẻ chia, tìm được niềm vui, tiếng nói chung... Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.Khẳng định vai trò của tình bạn cũng như tình cảm gia đình đối với mỗi người trong cuộc sống. Dựa vào cách diễn đạt của HS, GV ghi điểm cho phù hợp
  7. d. Sáng tạo: Bài viết có 0,25 cách diễn đạt rõ ràng, cụ thể, lời văn chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo e. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Ghi chú: Trên đây chỉ là gợi ý chung, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và cho điểm một cách linh hoạt. Lưu ý: HS khuyết tật chỉ cần đáp ứng: - Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về văn nghị luận, nội dung nghị luận . - Thông hiểu: Học sinh giải thích, làm bài ở mức tương đối, không yêu cầu quá cao. - Vận dụng: + Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề, trình bày vấn đề và ý kiến (phản đối) của người viết. - Vận dụng cao: + Viết được bài văn nghị luận. HS khuyết tật không yêu cầu sáng tạo, giám khảo cần chủ động nắm bắt tình hình học sinh, nội dung trình bày để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. - Đặc biệt cần khuyến khích sự cố gắng đối với đối tượng khuyết tật. Người ra đề Duyệt đề Nguyễn Ngọc Minh Trúc Trần Thị Gái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2