intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD-ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN Năm học 2023-2024 HIỀN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ Tt Nội nhận dung thức / đơn Tổng Kĩ vị kĩ % điểm năng Thôn Vận Nhận Vận năn g dụng biết dụng g1 hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Văn bản thông tin Số 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu 1 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Văn bản nghị luận Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 70 30 100 thức II. BẢNG ĐẶC TẢ MÃ ĐỀ B Nội Kĩ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá năng vị kiến thức 1 Đọc Văn bản Nhận biết: hiểu thông tin - Nhận biết được thể loại. - Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết. - Trình tự triển khai trong văn bản. - Nhận biết những thông tin cơ bản trong văn bản. Thông hiểu: 1
  2. - Xác định được nội dung chính của đoạn ngữ liệu. - Hiểu được đạo lý muốn nói đến trong đoạn ngữ liệu. - Công dụng của dấu chấm lửng. - Hiểu được ý nghĩa văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học, thông điệp, ứng xử cho bản thân. - Viết được đoạn văn ngắn trình bày được những cảm nhận về một tư tưởng đạo lý từ văn bản. 2 Làm Văn bản Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn văn nghị luận nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ vấn đề. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A A. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum… Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai và người Ba Na thường được tổ chức vào tiết nông nhàn, sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người.
  3. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo,bò... Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu…Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con.Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc… Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng... Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa. langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam) I. Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài:( Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Hai câu văn: “Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu.” đã sử dụng phép liên kết nào? A.Phép đồng nghĩa B. Phép thế B.Phép nối D. Phép lặp Câu 2: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...” là gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho nội dung bất ngờ. D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Câu 3: Đoạn ngữ liệu “Lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người J’RAI và BA NA” thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản tự sự. B. Văn bản biểu cảm. C. Văn bản nghị luận. D. Văn bản thông tin. Câu 4: Dòng nào nêu đúng, đầy đủ những thông tin cơ bản của văn bản trên? A. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, ý nghĩa của lễ hội. B. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách thức tổ chức, ý nghĩa. C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội. D. Thời gian, nguồn gốc, địa điểm, cách thức tổ chức. Câu 5: Nội dung chính của văn bản là: A. Văn bản kể lại lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na. B. Văn bản tái hiện lại lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na. C. Văn bản cung cấp thông tin về lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na. D. Văn bản đưa ra ý kiến về lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na. Câu 6: Theo em đạo lý được nhắc đến trong câu văn “ Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.” của văn bản trên là gì ? A. Tôn sư trọng đạo B. Lá lành đùm lá rách.
  4. C. Tương thân tương ái. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 7: Văn bản trên được triển khai theo trình tự nào? A. Theo trật tự thời gian. B. Theo quan hệ nhân quả. C. Theo trình tự ngược thời gian. D. Theo nhiều góc nhìn khác nhau. II. Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu: Câu 8:(1,0 điểm) Theo em, lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người Việt Nam ta? Câu 9: (1,0 điểm) Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? Câu 10: (0,5 điểm)Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu trình bày cảm nhận của em về lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. B. VIẾT (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Gian lận, quay cóp trong thi cử là một thói xấu cần loại bỏ”, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của mình về vấn đề trên. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC 2023 - 2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5
  5. HS trả lời những ý nghĩa hợp lí. (Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục lòng biết ơn, tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa…) 1,0 8 + HS chỉ cần trình bày được 1ý nghĩa hợp lí trong các bài học trên được điểm tối đa + HS có những đáp án khác, nếu hợp lí vẫn được điểm tối đa nhưng phải bám sát vào văn bản. HS có thể nêu ra nhiều thông điệp. Sau đây là một số gợi ý: - Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng to 1,0 lớn. - Chúng ta phải biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Đó là biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn; là nét đẹp trong văn hóa ứng xứ của người Việt. 9 … + HS chỉ cần trình bày được 1 thông điệp hợp lí trong các bài học trên được điểm tối đa + HS có những đáp án khác, nếu hợp lí vẫn được điểm tối đa nhưng phải bám sát vào văn bản. * Về nội dung: HS trình bày được cảm nhận về lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. 0,25 - Là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của con người. 10 - Những điều cần làm để tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. * Về hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn. 0,25 Mở đoạn: Giới thiệu về lòng biết ơn. Thân đoạn: Trình bày được những cảm nhận . Kết đoạn: Nêu cảm xúc chung, rút ra bài học. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, 0,25 thân bài triển khai được vấn đề nghị luận bằng các luận điểm, kết bài khẳng định được tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về Gian lận, quay cóp trong thi cử là một thói xấu cần loại bỏ. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: 0,5
  6. - Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Gian lận, quay cóp trong thi cử là một thói xấu cần loại bỏ. - Khẳng định sự tán thành của em với ý kiến đó. Thân bài: 2,0 * Giải thích thế nào là hiện tượng gian lận trong thi cử? * Thể hiện ý kiến tán thành bằng các ý sau: - Nêu thực trạng gian lận trong thi cử… - Lý giải nguyên nhân… - Phân tích hậu quả của việc gian lận, quay cóp trong thi cử: + HS lười suy nghĩ, không chịu học, thiếu kiến thức, kĩ năng… + Bị xử lý kỉ luật, bị điểm kém, xấu hổ với mọi người… + Ảnh hưởng đến đạo đức nhân cách…. +… => Rút ra nhận thức: Cần loại bỏ thói gian lận, quay cóp trong thi cử. - Nêu giải pháp… *Lưu ý: HS đưa ra lý lẽ và các bằng chứng hợp lý để làm cho ý kiến tán thành trở nên thuyết phục. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến tán thành và sự cần thiết của việc tán 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày 0,25 tỏ ý kiến một cách thuyết phục. NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2