intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Năm học 2023-2024) MÔN NGỮ VĂN 7 Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện khoa học Số câu viễn tưởng 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn thuyết Số câu minh về quy tắc 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % hoặc luật lệ trong trò 10 15 10 5 40 chơi hay hoạt động Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: Nhận biết được chủ đề, nhân vật, ngôi kể và các sự việc liên quan đến nhân vật. Truyện Thông hiểu: khoa học - Nghĩa của từ ngữ, các phép liên kết được sử dụng. viễn tưởng - Hiểu và nêu được nội dung chính của đoạn trích truyện. Vận dụng: - Nêu và lí giải được quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Viết bài Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, văn văn bố cục văn bản) thuyết minh Vận dụng: Viết được một bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật về quy tắc lệ trong trò chơi hay hoạt động theo một trình tự hợp lí; miêu tả được hoặc luật lệ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động; nêu được vai trò, tác trong trò dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người; nêu được ý nghĩa chơi hay của trò chơi hay hoạt động. hoạt động Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc thuyết minh; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.
  2. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NGUYỄN THÀNH HÃN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?... Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang, ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê- mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt...” (Trích Chương 33- Hai vạn dặm dưới đáy biển- Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)
  3. Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc chủ đề nào? (0,5 điểm) A. Bài học cuộc sống B. Bầu trởi tuổi thơ C. Thế giới viễn tưởng D. Khúc nhạc tâm hồn Câu 2: Trong đoạn trích, điều gì đã kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? (0,5 điểm) A. Lửa cháy trong nước B. Đống xương khô C. Các loại động vật kì lạ D. Những ngọn núi dưới đáy biển Câu 3: Trong đoạn trích, thuyền trưởng Nê-mô được so sánh với ai? ( 0,5 điểm) A. Vị thần núi B. Vị thần biển C. Vị thần ánh sáng D. Vị thần tình yêu Câu 4: Ở đoạn trích trên, người kể đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? ( 0,5 điểm) A. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 5: Đọc đoạn trích, em hãy cho biết vì sao thuyền trưởng Nê-mô lại tự tin trong cuộc thám hiểm ở dưới đáy biển ? (0,5 điểm) A. Ông đã từng thông thạo vị trí này B. Ông rất khỏe mạnh, cường tráng C. Ông có những thiết bị hiện đại D. Ông có nhiều kinh nghiệm thám hiểm Câu 6: Nghĩa của từ “ám ảnh” trong câu “Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi” là gì? (0,5 điểm) A. Điều tốt đẹp luôn lởn vởn trong tâm trí, không sao xua đi được B. Điều không hay luôn lởn vởn trong trí, không sao xua đi được C. Sự tưởng tượng về một thế giới không có thực D. Hình ảnh khắc sâu trong tâm trí không sao xua đi được Câu 7: Những từ ngữ gạch chân trong 2 câu văn sau giúp em nhận ra những phép liên kết nào được sử dụng để liên kết câu? (0,5 điểm) “Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển.” A. Phép lặp và phép nối B. Phép lặp và phép thế C. Phép thế và phép nối D. Phép lặp và phép cùng trường liên tưởng Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng 1 câu văn. ( 1,0 điểm) Câu 9: Qua văn bản, em có nhận xét gì về nhân vật thuyền trưởng Nê- mô? ( 1,0 điểm) Câu 10: Từ văn bản trích dẫn, em hãy cho biết việc khám phá, thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối mỗi người hay không? Vì sao? ( 0,5 điểm) II.TẠO LẬP VĂN BẢN: (4 ĐIỂM) Hãy viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi dân gian mà em biết. - Hết -
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A B C A B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được nội dung của đoạn trích HS nêu được Trả lời sai truyện theo 1 trong các gợi ý sau: (1,0 điểm) nhưng chưa đầy hoặc không - Cuộc thám hiểm dưới đáy biển của nhân đủ. trả lời. vật tôi và thuyền trưởng Nê- mô. - Cuộc thám hiểm dưới đáy biển cùng rất nhiều những điều thú vị mà nhân vật tôi và thuyền trưởng Nê- mô đã quan sát được. - Cuộc thám hiểm dưới đáy đại dương với rất nhiều điều mới lạ của nhân vật tôi thuyền trưởng Nê- mô. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được nhận xét về nhân vật thuyền HS nêu được Trả lời sai hoặc trưởng Nê- mô . Có thể nêu được 2 trong các ý sau nhưng chỉ được không trả lời. (1,0 điểm) 1 ý như gợi ý ở - Nê- mô là vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm. mức 1 - Nê- mô là người có khát khao khám phá và tiềm kiếm những bí ẩn trong vũ trụ. - Nê- mô là người có khát khao, mong ước lớn lao. - Nê- mô là có vóc người cao lớn, dũng mãnh. …… Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ)
  5. - Học sinh nêu được quan điểm cá - Học sinh nêu được - Trả lời nhưng nhân, giải thích phù hợp, sâu sắc (0,5 quan điểm cá nhân không chính xác, điểm). nhưng giải thích chưa không liên quan đến sâu sắc, diễn đạt chưa câu hỏi, hoặc không thật rõ. trả lời. Phần II: VIẾT (4 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đảm bảo hình thức - Mở bài: Giới thiệu trò chơi dân gian một bài văn: Bài văn đảm cùng hoàn cảnh diễn ra và đối tượng tham bảo cấu trúc 3 phần: mở bài, gia. thân bài và kết bài - Thân bài: Miêu tả được quy tắc hoặc luật 0.25 Bài viết thiếu một trong các lệ của trò chơi dân gian; nêu được vai trò, phần tác dụng của trò chơi đối với con người. 0.0 Chưa tổ chức được bài văn - Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trò chơi gồm 3 phần như yêu cầu, hoặc dân gian đó. viết sai hình thức một bài văn 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm - Giới thiệu trò chơi dân gian Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách ( Mỗi ý cần thuyết minh. khác nhau nhưng cần thể hiện được các nội trong tiêu - Miêu tả được quy tắc hoặc dung sau: chí được luật lệ của trò chơi dân gian. a. Mở bài : Giới thiệu về trò chơi dân tối ta 0.5 - Nêu được vai trò, tác dụng gian cùng hoàn cảnh diễn ra và đối tượng điểm) của trò chơi đối với con người tham gia. và ý nghĩa của trò chơi dân b. Thân bài: Miêu tả được quy tắc hoặc gian đó. luật lệ của trò chơi dân gian; nêu được vai - Kết hợp với yếu tố miêu tả trò, tác dụng của trò chơi đối với con trong quá trình thuyết minh người. 1.0- 1.5 - Giới thiệu trò chơi dân gian * Về nội dung: cần thuyết minh. - Phải lựa chọn được trò chơi dân gian gần - Miêu tả được quy tắc hoặc gũi. luật lệ của trò chơi dân gian. - Phải kết hợp với yếu tố miêu tả trong quá - Nêu được vai trò, tác dụng trình thuyết minh. của trò chơi đối với con người - Kết bài: và ý nghĩa của trò chơi dân
  6. gian đó. Nêu được ý nghĩa của trò chơi dân gian đó đối với cuộc sống con người. 0.25- 0.5 - Giới thiệu trò chơi dân gian cần thuyết minh. - Miêu tả được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi dân gian. - Nêu được vai trò, tác dụng của trò chơi đối với con người. - Chưa kết hợp yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh. - Chưa nêu được ý nghĩa của trò chơi dân gian đó. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.25- 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 1. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Cách diễn đạt độc đáo, có sáng tạo riêng trong quá trình làm văn thuyết minh. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2