intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế Thuận" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế Thuận

  1. UBND HUYỆN QUẾ SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 NĂM HỌC 2023-2024 Nội Mức Tổng % điểm dung/ độ TT đơn nhận vị thức Kĩ kiến Thôn Vậ Vận năng thức Nhận g n dụng biết hiểu dụng cao TNK TL TNK TL TNK TL TNK TL Q Q Q Q Văn 10 Đọc bản I 4 3 1 1 1 hiểu thông tin Tỉ 60% lệ 2.0 1.5 1.0 1.0 0.5 điểm Nghị 1 luận về một II Viết vấn 1* 1* 1* 1* đề trong đời sống Tỉ lệ 40% 1.0 1.5 1.0 0.5 điểm Tổng 2.0 1.0 1.5 2.5 2.0 1.0 10 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. UBND HUYỆN QUẾ SƠN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – NĂM HỌC 2023-2024 Đơn vị kiến TT Kĩ năng Mức độ đánh giá thức / Kĩ năng I Ngữ liệu văn Nhận biết: bản thông tin - Nhận biết thể loại. - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết địa điểm. - Nhận biết ngành nghề… Đọc Thông hiểu: - Tác dụng của dấu ba chấm. hiểu - Trình tự cách triển khai ý tưởng và thông tin. - Hiểu được tác dụng phép liên kết trong văn bản. - Chỉ ra được các chi tiết thể hiện tính cộng đồng có trong văn bản thông tin. Vận dụng: - Ý nghĩa của văn bản. - Trình bày suy nghĩ của bản thân từ nội dung văn bản. II Viết Nghị luận về Nhận biết: : Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản một vấn đề trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu. - Viết được bài văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm (tán thành hay phản đối) Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về cách nghị luận, dùng từ, diễn đạt,...
  3. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng UBND HUYỆN QUẾ SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN NĂM HỌC 2023 -2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và chọn câu trả lời đúng : NÔ NỨC TRẨY HỘI BÀ CHIÊM SƠN (QNO) - Trong hai ngày 20 - 21/2 (tức 11 - 12 tháng Giêng), tại làng Chiêm Sơn của xã Duy Trinh (Duy Xuyên) sôi nổi diễn ra lễ hội Bà Chiêm Sơn. Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và hội, riêng phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống. Đây là lễ hội dân gian mang tính chất tín ngưỡng dân gian gắn liền với truyền thống văn hóa làng xã xứ Quảng. Trong lễ hội, theo tục lệ có tế lễ tại Dinh Bà Chiêm Sơn, (dân gian còn gọi là Bà Đá, là một vị thần được nhân dân trong vùng sùng kính coi là vị Phúc thần, nay còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về bà), ca ngợi ngành nghề truyền thống tàm tang, ươm tơ dệt lụa xứ Quảng. Những người dâng lễ tại dinh Bà là các vị cao niên có uy tín trong làng, trước lễ phải chay tịnh thanh khiết. Tất cả đều mặc khăn đen áo dài, riêng chủ tế phải mặc áo dài thụng tay rộng màu thiên thanh, quần dài lụa trắng và đi chân trần. Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây. Ngoài ra, bắt buộc phải có một con cua, một nhánh tỏi, một cây cải và một con chồn. Còn người dân có lòng thành thì dâng cúng một đĩa xôi và một con gà luộc. Sau lễ tế, toàn bộ lễ vật cúng đều trả lại cho dân trong làng và bắt buộc phải dùng hết trong ngày. Lễ đại tế diễn ra vào lúc nửa đêm, thời điểm chuyển giao giữa ngày 11 và 12 tháng Giêng. Đây là nghi thức đại tế cổ truyền ở làng Chiêm Sơn, diễn ra với 20 lần xướng cùng tiếng chiêng trống hòa với nhạc lễ trang nghiêm. Đúng 7 giờ sáng 12 tháng Giêng, dân làng Chiêm Sơn tổ chức lễ rước sắc từ khu vực Bến Giá bên bờ sông Thu Bồn về dinh Bà. Đi đầu đám rước là đội múa lân sư, đến đội chiêng, trống cái, theo sau là bát âm, kiệu nông sản và kiệu sắc do 16
  4. trai tráng trong làng khiêng, rồi đến đoàn lính phù giá và toàn thể nhân dân trong làng cùng khách thập phương. Theo lệ cũ, sau khi rước sắc, dân làng làm lễ tuyên sắc để tưởng nhớ công đức của Bà. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như : giải bóng chuyền, đá gà, văn nghệ, biểu diễn dân vũ, hô hát bài chòi, tặng quà thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2024, tặng quà học sinh thi đỗ đại học… Cùng với các lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền tại huyện Duy Xuyên, huyền tích Bà Chiêm Sơn góp phần làm phong phú thêm về vùng đất giàu trầm tích văn hóa , gửi gắm ước vọng về một năm mới an lành, yên bình, no đủ, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. ( Theo Mai Nhi - Phi Thành, Báo Quảng Nam,https://baoquangnam.vn/no-nuc- tray-hoi-ba-chiem-son-3130169.html- , ngày 22/04/2024) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản nghị luận B. Văn bản miêu tả. C. Văn bàn thông tin D. Văn bản tự sự. Câu 2. Văn bản “Nô nức trẩy hội bà Chiêm Sơn” cung cấp những thông tin cơ bản nào? A. Thời gian, địa điểm, phần lễ - hội, ý nghĩa. B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần lễ. C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa. D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần hội. Câu 3. Dinh bà Chiêm Sơn nằm ở tỉnh nào? A. Quảng Nam B. Phú Thọ C. Quảng Ngãi D. Thái Bình Câu 4. Lễ hội Bà Chiêm Sơn nhắc đến ngành nghề nào của nước ta? A. Nghề tàm tang: ươm tơ dệt lụa. B. Nghề trồng lúa nước. C. Nghề đúc đồng. D.Nghề buôn bán. Câu 5. Dấu “…” trong câu “Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như : giải bóng chuyền, đá gà, văn nghệ, biểu diễn dân vũ, hô hát bài chòi, tặng quà thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2024, tặng quà học sinh thi đỗ đại học…” có tác dụng gì? A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, chưa diễn đạt hết ý. B. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện nội dung bất ngờ. C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng. D. Thể hiện ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói. Câu 6. Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? A. Không gian từ xa đến gần. B. Thời gian và theo quan hệ nhân quả. C. Không gian kết hợp với thời gian. D. Thời gian từ trước đến sau. Câu 7. Phép liên kết được sử dụng trong 2 câu sau có tác dụng gì “Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây. Ngoài ra, bắt buộc phải có một con cua, một nhánh tỏi, một cây cải và một con chồn.” ? A. Nối 2 câu liên kết về nội dung. B. Lặp từ ngữ liên kết về nội dung. C. Thế từ ngữ liên kết về nội dung. D. Chuyển tiếp ý liên kết về nội dung.
  5. Câu 8 (1.0 điểm) Tính cộng đồng của lễ hội Bà Chiêm Sơn thể hiện qua những chi tiết nào? Câu 9 (1 điểm). Theo em, lễ hội bà Chiêm Sơn có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người dân Duy Xuyên ? Câu 10 (0.5 điểm). Suy nghĩ của em về vai trò của bản thân đối với quê hương qua văn bản trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến trên? ………………………………………Hết……………………………………………… UBND HUYỆN QUẾ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN Môn: Ngữ văn lớp 7- Năm học: 2023-2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 - Học sinh khuyết tật thể chất: làm hết phần trắc nghiệm - Học sinh khuyết tật trí não: chỉ làm 4 câu phần nhận biết là đạt. Mỗi câu đúng được 0.5 điểm HỌC SINH KHUYẾT TẬT CHỈ TRẢ LỜI 7 CÂU TRẮC NGHIỆM 8 - Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây. - Ngoài ra, bắt buộc phải có một con cua, một nhánh tỏi, một cây cải và một con chồn. Còn người dân có lòng thành thì dâng cúng một đĩa xôi và một con gà luộc. - Sau lễ tế, toàn bộ lễ vật cúng đều trả lại cho dân trong làng và bắt buộc phải dùng hết trong ngày. Mức 1: Học sinh trả lời đầy đủ các ý, diễn đạt trôi chảy. Mức 2: Học sinh trả lời 2 ý, diễn đạt trôi chảy. 1,0 Mức 3: Học sinh trả lời không đúng hoặc bỏ trống. 0,5 - Học sinh khuyết tật trí não: chỉ cần nêu 1 ý là đạt. - Học sinh khuyết tật thể chất: làm đúng yêu cầu đề là đạt. 0
  6. 9 - Lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền tại huyện Duy Xuyên. - Huyền tích Bà Chiêm Sơn góp phần làm phong phú thêm về vùng đất giàu trầm tích văn hóa , gửi gắm ước vọng về một năm mới an lành, yên bình, no đủ, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Mức 1: Học sinh trả lời đầy đủ các ý, diễn đạt trôi chảy. Mức 2: Học sinh trả lời 1 ý, diễn đạt trôi chảy. 1,0 Mức 3: Học sinh trả lời không đúng hoặc bỏ trống. 0,5 - Học sinh khuyết tật trí não: chỉ cần nêu 1 ý là đạt. 0 - Học sinh khuyết tật thể chất: làm đúng yêu cầu đề là đạt. 10 - Yêu mến những lễ hội truyền thống của quê hương. - Biết ơn công lao của những thế hệ trước đã xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. - Duy trì và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy. Lưu ý: Chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau xong hợp lý. 0,5 Mức 1: Học sinh trả lời đầy đủ các ý, diễn đạt trôi chảy. Mức 2: Học sinh trả lời 1 ý, diễn đạt trôi chảy. 0,25 Mức 3: Học sinh trả lời không đúng hoặc bỏ trống. 0 - Học sinh khuyết tật trí não: chỉ cần nêu 1 ý là đạt. - Học sinh khuyết tật thể chất: làm đúng yêu cầu đề là đạt. II VIẾT 4,0 Nhận a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0,25 biết b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về tinh thần tự học. Thông c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận 2,5 hiểu HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Vận - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri dụng thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức. - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách
  7. hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phên phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. Vận d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 dụng Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. cao e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn 0,5 chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. - Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, giáo viên cân nhắc và đánh giá cho phù hợp với năng lực học sinh. + Học sinh khuyết tật trí não: nhận biết được thể loại văn nghị luận tình bày ý kiến phản bác hay đồng tình. + Biết viết phần mở bài. + Học sinh khuyết tật thể chất: biết tạo lập bài văn nghị luận văn học có mở bài , thân bài, kết bài theo cách hiểu của em chỉ cần đúng nội dung của văn bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
742=>1