intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 THỊ XÃ NINH HÒA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,00 điểm) Đọc văn bản sau: (1) Đảo Sơn Ca(1) không có sơn ca (3) Đảo Sơn Ca không có sơn ca Ngày và đêm ầm ầm tiếng sóng Không có giống chim nào sống được Lúc nào biển cũng là biển động Cái doi cát (2) mỏng manh như bọt nước Sóng ngả nghiêng vỡ toác quanh nhà… Trôi lang thang trên mặt biển sẫm màu mây (2) Đảo Sơn Ca không có sơn ca (4) Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy Mà hòn đảo bồng bềnh hư ảo Ngày lòe lửa, hoàng hôn dần dật cháy Tôi đi tìm. Thấy anh lính Hải quân Cỏ chửa kịp non đã vội úa già Đứng ngang trời thổi sáo… (Đảo Sơn Ca, 4 - 1976, Trần Đăng Khoa - Tuyển thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 2016) * Chú thích: (1) Đảo Sơn Ca: là một đảo cát nhỏ thuộc cụm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. (2) Cái doi cát: là một dạng địa hình tích tụ, theo đó một doi cát hay mũi nhô hẹp sẽ nối liền một hòn đảo với đất liền. Khi đó, đảo này được gọi là đảo nối (đảo liền bờ). Nhiều doi cát nổi trên mực nước biển có thể nối nhiều đảo lại với nhau thành một hệ thống gọi là bãi nối đảo liên hợp. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,50 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (1,25 điểm) a. Trong khổ thơ (1) và (2), những hình ảnh nào đã thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đảo xa? b. Ở ba khổ thơ đầu, nhà thơ đều cho biết "Đảo sơn ca không có sơn ca" nhưng khổ cuối lại đổi thành "Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây". Vậy âm thanh “ríu ran” đó là gì? Câu 3. (1,50 điểm) a. Nghĩa của từ “ngả nghiêng” trong dòng thơ “Sóng ngả nghiêng vỡ toác quanh nhà” được hiểu như thế nào? b. Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong dòng thơ: “Cái doi cát mỏng manh như bọt nước”. Câu 4. (0,75 điểm) Dấu chấm lửng được sử dụng trong dòng thơ “Đứng ngang trời thổi sáo…” có tác dụng gì? Qua bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm, thái độ gì với những người lính hải quân? Câu 5. (1,00 điểm) Bài thơ trên đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Là một học sinh, em nghĩ mình có trách nhiệm gì đối với biển đảo Việt Nam? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng để trả lời câu hỏi đó. II. VIẾT (5,00 điểm) Người anh hùng không chỉ nằm trong sách vở, trong lịch sử, trong truyền thuyết, cũng không phải là một hình tượng để mọi người chỉ mãi ao ước, bởi bất kỳ ai xung quanh chúng ta cũng có thể trở thành anh hùng khi có những hành động, đóng góp tích cực cho cuộc sống, gia đình, xã hội... Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về “người anh hùng giữa đời thường” của riêng em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2