intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TAM KỲ TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Tổng Vận Nhận Thôn Vận Số câu TT Kĩ nănghiểu dụng dụng Nộihỏi biết g dung/ đơn vị kiến thức cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Ngữ 4 0 3 1 0 1 0 1 7 3 60 liệu ngoài Đọc SGK hiểu (văn bản thông tin) Tỉ lệ 20 15 10 10 5 35 25 % điểm 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 40 bài văn nghị luận xã hội phản đối ý kiến. Tỷ lệ 10 15 10 0 5 0 40 100% phần trăm Tổng 20% 35% 65% 30% 40% 10%
  2. Tỷ lệ 70% 30% chung
  3. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức * Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, chi tiết, sự việc... trong văn bản - Nhận biết được từ ngữ liên kết. * Thông hiểu: Văn bản 1 Đọc hiểu - Hiểu được nội dung, ý nghĩa về hình ảnh, chi tiết,..của văn bản. thông tin - Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt; * Vận dụng: - Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề liên quan đến ngữ liệu. - Đưa ra cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội. Nhận biết: nhận biết kiểu bài, yêu cầu của đề bài nghị luận phản đối ý kiến. Viết bài Thông hiểu: văn nghị - Biết cách tìm ý cho bài viết, cách bày tỏ suy nghĩ về ý kiến bàn luận. luận xã Vận dụng: 2 Viết hội phản - Biết tổ chức, sắp xếp ý trong đoạn văn liên kết mạch lạc. đối ý Vận dụng cao: kiến. - Sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. - Lời văn thể hiện ý kiến, tình cảm chân thành của người viết.
  4. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Môn: VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I.ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán,… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò).[...] Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo, cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc,... Sau đó, chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất.[...] Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa. (Theo Tường Lam – Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum) Câu 1 (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại: A. Truyện ngắn B. Truyện khoa học viễn tưởng C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin
  5. Câu 2 (0.5 điểm) Lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người J’rai, Ba na được tổ chức vào thời gian nào trong năm? A. Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế. B. Vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. C. Khi người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng. D. Khi người con ruột được sự đồng ý của cha mẹ. Câu 3 (0.5 điểm) Trong đoạn văn sau, từ ngữ nào thể hiện phép thế? Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán,… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. A. Người B. Ba Na C. Họ D. Dân tộc Câu 4 (0.5 điểm) Sau khi khấn vái và cảm ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã phù hộ gia đình bình yên, hạnh phúc,... thì người con làm gì? A. Tự tay nấu các món ăn ngon dâng lên cha mẹ. B. Mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà. C. Lấy một nhánh lá rừng nhúng vào ghè rượu cúng. D. Tổ chức tạ ơn cha mẹ đã nuôi dạy mình nên người. Câu 5 (0.5 điểm) Từ “tự nguyện” trong đoạn văn sau có nghĩa: Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. A. Tự mình định đoạt lấy, không phải bị thúc ép, bắt buộc. B. Tự mình đoạt lấy, không phải bị thúc ép, bắt buộc. C. Tự mình làm lấy, không phải bị thúc ép, bắt buộc. D. Tự mình muốn làm, không phải bị thúc ép, bắt buộc. Câu 6 (0.5 điểm) Trong lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người J’rai và Ba na, người con làm những món ngon theo “khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất” thể hiện: A. Tấm lòng chân thành của người con dành cho cha mẹ. B. Tài năng, sự khéo léo của người con trong việc nấu nướng. C. Sự tin tưởng của cha mẹ về tài năng nấu nướng của người con. D. Sự chịu thương chịu khó của người con trong việc nấu nướng. Câu 7 (0.5 điểm) Theo em, câu ca dao nào sau đây phù hợp với nội dung mà văn bản đề cập? A. Ơn cha nặng lắm ai ơi B. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều C. Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng D. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương Câu 8 (1.0 điểm) Trong lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người J’rai và Ba na, khi dâng thức ăn lên cha mẹ, mời cha mẹ ăn trước thì người con không quên nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Cách ứng xử ấy gợi nhắc chúng ta điều gì?
  6. Câu 9 (1.0 điểm) Theo em, ngày nay, việc duy trì những lễ hội như lễ cúng tạ ơn cha mẹ của người J’rai, Ba na có còn ý nghĩa không? Vì sao? Câu 10. (0.5 điểm) Hãy chia sẻ với mọi người một việc mà em đã làm khiến ba mẹ vui vẻ, hạnh phúc. II. VIẾT (4.0 điểm) Có một bạn cho rằng: “Việc của tôi là học, còn những việc nhà như quét dọn, rửa chén, giặt quần áo,...là của mẹ”. Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên. -------------------------------Hết--------------------------------- (Giám thị không giải thích gì thêm)
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 7 A. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm). 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm 1 D 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5
  8. 4 A 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 2.Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8. (1,0điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,75 Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0,25 Mức 5 (0 đ) đ) đ) - HS có nhiều cách diễn HS trả lời gần HS nêu được 1 HS ghi được HS trả lời đạt khác nhau, song cần được 2 ý ý đúng trọn vẹn. nửa ý đúng không đúng đảm bảo tương đối gần với đúng , diễn đạt hoặc không yêu cầu của nội dung gợi ý sau: chưa trọn vẹn. nêu rõ ý, diễn đề bài hoặc + Hiếu thảo với cha mẹ. đạt vụng về. không trả + Ghi nhớ công ơn sinh lời. thành dưỡng dục của cha mẹ. + Kính trọng, yêu thương cha mẹ.
  9. HS ghi 1 ý đúng được 0,5 điểm. Câu 9. (1.0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 Mức 4 (0,25 Mức 5 (0 đ) (0,5đ) đ) - HS khẳng định được: HS trả lời gần HS nêu HS ghi được HS trả lời Ngày nay, việc duy trì được 2 ý đúng , được 1 ý nửa ý đúng không đúng những lễ hội như cúng tạ diễn đạt chưa đúng trọn hoặc không yêu cầu của đề ơn cha mẹ của người J’rai, trọn vẹn. vẹn. nêu rõ ý, diễn bài hoặc Ba na vẫn còn ý nghĩa thì đạt vụng về. không trả lời. GV ghi 0,25 điểm. - HS có cách lí giải hợp lý thì được ghi 0,75 điểm. Gợi ý: + Lễ hội giúp con cái hiểu rõ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. + Lễ hội giúp con cái trân trọng hơn cuộc sống hiện tại, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình. + Lễ hội truyền thống tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. + Hiện nay, nhiều người con đã không quan tâm, yêu thương,...cha mẹ. + Hiếu thảo với cha mẹ là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. + ... HS trả lời 1 ý đúng, GV ghi
  10. 0,5 điểm; ghi được hai ý đúng, GV ghi 0,75 điểm Câu 10. (0,5 điểm) - Học sinh chia sẻ được một việc làm cụ thể của bản thân khiến cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc. Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu được nêu được 1 việc làm phù hợp với chuẩn mực xã hội, diễn đạt rõ ràng: 0,5 điểm. +Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm. *Lưu ý: Giáo viên có thể chấm linh hoạt, phát huy sự sáng tạo của học sinh. II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài 0,2 5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Học sinh viết được bài văn nghị luận về 0,2 hiện tượng đời sống (Bày tỏ quan điểm phản đối) 5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác nghị luận để sáng tỏ sự phản đối của mình về ý kiến cần bàn luận. Sau đây là một số gợi ý: *Mở bài: - Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về 0,2 vấn đề đó. 5 * Thân bài: Trình bày lần lượt từng ý, nêu các lí do của việc phản đối, có lí lẽ và bằng Viết chứng cụ thể, xác thực. - Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến đã nêu để bàn luận (giải thích ý kiến). - Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến bàn luận (lí lẽ, bằng chứng) 2,5 + Phụ giúp mẹ việc nhà cũng là trách nhiệm, bổn phận của con cái đối với cha mẹ, gia đình,.. + Phụ giúp mẹ việc nhà đem lại cho chúng ta những trải nghiệm thú vị, bổ ích. + Làm việc nhà sẽ vun đắp cho chúng ta những giá trị sống tốt đẹp, như: giúp chúng ta sống tự lập, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác; học cách sống chủ động, dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới
  11. nếu có thay đổi,... +... - Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến đối với đời sống: + Nếu không chia sẻ công việc nhà với mẹ, lâu dần chúng ta sẽ trở thành người vô cảm, vô tâm; sống thiếu trách nhiệm; lười biếng;... * Kết bài : - Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. 0,2 5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,2 5 e. Sáng tạo:Bố cục mạch lạc. Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh. 0,2 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0