Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc
lượt xem 2
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA -Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 30) so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về phẩm chất và năng lực của học sinh, trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Mức độ nhận Nhận Th V V. TT biết ôn ậ Kĩ dụn Nội TN TL TN năngTL TNdu TL TN TL 1 Đọc Thơ 4 0 3 1 0 ng 1 0 1 1 – (Ngoài 0 20 15 10 10 5 60 2 V Viết i đoạn 0 1* 0 1.5 0 1* 0 0.5 1 10 15 10 0 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 40 30 100 thức
- II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TT Chương/ Nội dung/ Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề Đơn vị kiến đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thức cao 1 Đọc hiểu Thơ (Văn Nhận biết: 4 TN 3TN 1TL 1TL 1TL bản ngoài - Nhận biết SGK) thể thơ, nhân vật, các thành phần biệt lập, hình ảnh thơ Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa chi tiết trong bài thơ - Hiểu được nội dung của văn bản. - Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu và lí giải được chi tiết tiêu biểu mà văn bản
- muốn gửi đến người đọc . Vận dụng thấp Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với vấn đề được thể hiện qua tác phẩm. Vận dụng cao Rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. 2 Viết Viết đoạn Nhận biết: 1* 15* 1* 0.5*TL văn ghi lại Viết được cảm xúc đoạn văn về một bài ghi lại cảm thơ tự do xúc về một (Ngoài bài thơ tự SGK) do (khoảng 300 chữ), nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ
- thuật được dùng trong tác phẩm. * Nhận biết: - Xác định được kiểu bài viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do. - Giới thiệu tác giả, bài thơ. - Bố cục đoạn văn được trình bày hợp lí, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. * Thông hiểu: - Xác định được cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình
- thức nghệ thuật. - Chỉ ra được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục. - Dẫn chứng là các hình ảnh, từ ngữ,… được trích dẫn từ văn bản. * Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn văn ghi lại cảm xác về một bài thơ tự do. - Khẳng định ý kiến, cảm nghĩ của người viết về bài thơ và đánh giá thành công nghệ thuật của bài thơ. - Rút ra
- được thông điệp của tác giả được gửi gắm qua bài thơ. * Vận dụng cao: - So sánh với các bài thơ cùng đề tài; liên hệ với thực tiễn; - Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản thơ. - Sử dụng ngôn từ sáng tạo, linh hoạt. Tổng 4 TN 3TN 2TL 2 TL 1.5 TL 1TL Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC ĐỀ THI CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian. 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom… Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên… Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Ðất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau. Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng Những vì sao ngời chói, lung linh.
- Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Ðã hoá thành những làn mây trắng? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Ði qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức Hỡi Mặt Trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài? Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng trời con gái Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em Gương mặt em, bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng! Trường Sơn 1972 (Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ) Chú thích: 1. Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ xuất hiện trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 2. Khoảng trời, hố bom nằm trong chùm thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được tặng giải Nhất Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972-1973. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ 8 chữ B. Thể thơ Thât ngôn bát cú Đường luật C. Thể thơ tự do D. Thể thơ 7 chữ Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. “Em” - cô thanh niên xung phong B. “Tôi” - người lính trên đường hành quân C. Đồng đội của “tôi”- những người lính D. Bạn bè của “tôi” - những người “có gương mặt em riêng” Câu 3. Nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom gồm mấy hình ảnh tương phản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4. Trong câu thơ: “Hỡi Mặt Trời, hay chính trái tim em trong ngực, từ “Hỡi Mặt Trời” là thành phần gì? A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái C. Thành phần gọi đáp D. Thành phần phụ chú. Câu 5. Hố bom trong câu thơ sau là minh chứng cho điều gì? "Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...." A. chiến tranh vẫn đang diễn ra B. hố bom bình thường không minh chứng cho điều gì
- C. nước ta đã thống nhất, hòa bình D. chứng tích đau thương về cái chết của người con gái Câu 6. Vẻ đẹp của người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ là gì? A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc C. Tình yêu thủy chung, son sắt D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết Câu 7. Ý nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ "Cái chết em xanh khoảng trời con gái" và tác dụng của biện pháp tu từ đó? A. Biện pháp tu từ ẩn dụ - Sự trân trọng, xúc động sâu xắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong. B. Biện pháp tu từ hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong. C. Biện pháp tu từ nhân hóa - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong đã lay động cả thiên nhiên. D. Biện pháp tu từ so sánh - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi. Câu 8 (1.0 điểm): Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ quốc “thắp lên ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? Câu 9 (1.0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 10 (0.5 điểm): Theo em, thế hệ trẻ hôm nay phải có trách nhiệm gì đối với Tổ quốc? Phần II. VIẾT(4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ ở phần Đọc-hiểu trên. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương C A A C D B A án trả
- lời Điểm 0,5 0,5 0, 0,5 0,5 0,5 0,5 5 Câu 8: Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0.5đ) Mức 4(0đ) Học sinh có thể Học sinh có thể Học sinh có thể Trả lời nhưng không trình bày nhiều trình bày nhiều cách trình bày nhiều chính xác, không cách khác nhau, khác nhau, nhưng cách khác nhau, liên quan đến câu nhưng cần nêu lên cần nêu lên được nhưng cần nêu lên hỏi, hoặc không trả được tinh thần yêu tinh thần yêu nước, được tinh thần yêu lời. nước, dũng cảm dũng cảm quên nước, dũng cảm quên mình vì Tổ mình vì Tổ quốc,… quên mình vì Tổ quốc,… của người của người con gái quốc,… của người con gái mở đường mở đường nhưng con gái mở đường qua hình ảnh ngọn diễn đạt chưa được nhưng chỉ nêu một lửa trong đoạn trôi chảy. trong hai ý đã gợi thơ.) ý đã cho. Gợi ý: - Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, niềm tin vào kháng chiến nhất định thắng lợi. - Tình yêu Tổ quốc cao cả đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống. - Ngọn lửa tuổi thanh xuân dũng cảm, bản lĩnh.
- Trắc nghiệm tự luận Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0.5đ) Mức 4(0đ) HS nêu được suy HS nêu được các ý HS nêu được ít Trả lời nhưng không nghĩ của bản thân thể hiện sự cần thiết nhất 2 ý thể hiện chính xác, không về sự cần thiết phải phải có lòng dũng sự cần thiết phải liên quan đến câu có lòng dũng cảm cảm trong cuộc có lòng dũng cảm hỏi, hoặc không trả trong cuộc sống, sống nhưng chưa có trong cuộc sống lời. theo gợi ý sau: dẫn chứng nhưng chưa có dẫn -Dũng cảm là không chứng. sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ chính nghĩa mang lại suộc sống và sự bình yên cho người khác.… + Có dũng cảm thì mỗi người mới mạnh mẽ hơn để vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân dám đương đầu, dám dấn thân, dám làm và sẽ thành công.
- + Dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. + Dẫn chứng: Chính nhờ có sự dũng cảm của biết bao thế hệ cha ông ta mà đã dám hy sinh bảo vệ Tổ quốc cho chúng ta có nền độc lập tự do như ngày nay. Ngày nay là cuộc sống thời bình thì dũng cảm xuất phát từ chính những việc giúp ích cho xã hội như cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực… Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3(0đ) HS nêu được trách HS nêu được trách Trả lời sai nhiệm của bản thân nhiệm của bản thân hoặc không đối với Tổ quốc phù đối với Tổ quốc phù trả lời. hợp với chuẩn mực xã hợp với chuẩn mực hội: xã hội nhưng diễn – Thời kì đất nước yên đạt chưa trôi chảy. bình, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của trẻ tuổi là bảo vệ
- và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. – Để làm được điều đó, tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước… I/ VIẾT (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc đoạn văn 0,5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc đoạn văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
- 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; 0.25 Đoạn văn đủ 3 phần nhưng chưa rõ ràng 0.0 Chưa tổ chức đoạn văn gồm 3 phần 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 1.75 - 2.0 điểm a. Đảm bảo thể thức, Có thể viết đoạn văn theo dung lượng yêu cầu của gợi ý sau: (0.5 điểm đoạn văn . 1. Mở đoạn: 1.0 điểm b. Xác định đúng nội - Giới thiệu về tác giả 0.5 điểm) dung chủ yếu cần bày tỏ Lâm Thị Mỹ Dạ, bài thơ cảm xúc. "Khoảng trời hố bom". 1.0- 1.5 b. Xác định đúng nội 2. Thân đoạn: dung chủ yếu cần bày tỏ a) Thông tin chung về cảm xúc... bài thơ: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 10 năm 1972, thời
- 0.25 - 0.5 - HS phân tích được nội điểm cuộc kháng chiến dung, nghệ thuật bài thơ chống Mỹ diễn ra ác liệt nhưng còn chung chung, nhất. sơ sài - "Khoảng trời hố bom" là bài thơ nổi tiếng, trong chùm thơ được tặng giải 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc Nhất cuộc thi thơ Báo không làm bài. Văn nghệ năm 1972- 1973. b) Nội dung của bài thơ: * Câu chuyện về người con gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm, kiên cường: - Mở đầu bằng cụm từ "Chuyện kể rằng" mang sắc thái tự sự, giống như tác giả đang kể lại một câu chuyện cổ tích. - Cô gái mở đường: Người con gái xung phong ra chiến trường với nhiệm vụ là giữ cho tuyến đường Trường Sơn được thông suốt để những đoàn xe chở lương thực, đạn dược vào miền Nam - Nguyên nhân hi sinh: Để quân thù không bắn phá Trường Sơn, giữ con đường nguyên vẹn cho đoàn xe đi qua, cô gái đã đem thân mình để đánh lạc hướng kẻ thù, một mình "hứng lấy luồng bom" -> Tư thế chủ động, bình thản, tự nguyện. => Sự hi sinh đầy cao cả
- của cô gái thanh niên xung phong đang độ tuổi xuân thì. Cái chết của cô cũng đã thắp lên ngọn lửa cho những con người đang sống và chiến đấu. Đó là ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, của ý chí quyết chiến và quyết thắng. * Những suy ngẫm, sự thương xót của tác giả dành cho cô gái: - Tác giả đã tạo ra những hình ảnh hoán dụ đầy sáng tạo để ca ngợi người con gái: + Tâm hồn em tỏa sáng như vì sao lung linh. + Da thịt em mềm mại như làn mây trắng. + Trái tim em tỏa sáng như mặt trời. => Chính trái tim đầy dũng cảm và cao thượng đó đã lựa chọn sự hi sinh, đã soi sáng con đường Cách mạng vĩ đại của dân tộc. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng chính những người như "em" luôn là động lực, là mặt trời dẫn lối cho mọi người cùng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. => Những "vì sao", "làn mây", "mặt trời" chính là những sự vật bất tử, trường tồn mãi với thời gian. Tác giả so sánh
- "em" với những điều đó đã khẳng định một điều: Cô gái đã hóa thân vào đất trời, vũ trụ. Cô đã trở nên bất tử trong lòng mọi người, câu chuyện về cô gái thanh niên xung phong dũng cảm sẽ trở thành một phần của Trường Sơn huyền thoại mà bạn bè, đồng đội, đất nước mãi mãi ghi nhớ. * Hình ảnh hố bom và khoảng trời: - Hình ảnh "hố bom": + Là hình ảnh thực thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. + Là nhân chứng cho sự hi sinh cao thượng của cô gái mở đường. - Hình ảnh "khoảng trời": + Bầu trời xanh trong đại diện cho nền hòa bình, độc lập. + Nước đọng lại nơi hố bom, phản chiếu lại bầu trời nên dưới hố bom như có một khoảng trời nhỏ bé riêng. => Nước mưa lấp đầy hố bom như tình yêu thương của đồng đội, của nhân dân dành cho sự hi sinh của cô gái, xoa dịu đi nỗi đau của cô. => Hố bom tượng trưng cho chiến tranh nhưng vẫn có khoảng trời tượng trưng cho hòa bình =>
- Khẳng định chiến tranh rồi sẽ qua đi, con người Việt Nam sẽ sớm giành được nền độc lập hằng mong mỏi. * Lời ngợi ca dành cho người con gái: - Tác giả ca ngợi sự hi sinh của cô gái thanh niên xung phong: + Tên cô gái đã được đặt cho con đường mà cô đã hi sinh để bảo vệ. + Cái chết của em đã hóa thành bất tử. + Tấm lòng, lí tưởng của em sẽ là tấm gương sáng để những người đồng đội khác, những thế hệ khác noi theo học tập. - Tuy không biết gương mặt của cô gái nhưng mỗi người đều đã khắc ghi tấm lòng của em nên đã khắc tạc một bức chân dung riêng về em trong lòng. => Khẳng định cái chết của em đã khiến em hóa thành bất tử, em sẽ sống mãi trong lòng mọi người. c) Nghệ thuật của bài thơ: - Các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, nói giảm nói tránh, ẩn dụ, liên tưởng tưởng tượng được sử dụng khéo léo nhằm ca ngợi cô gái thanh niên
- xung phong và thể hiện suy nghĩ của nhà thơ. - Hình ảnh độc đáo giàu tính biểu tượng. - Giọng thơ nhẹ nhàng như đang kể chuyện tâm tình với độc giả. - Thể thơ tự do, nhịp thơ đa dạng, ngôn ngữ giàu cảm xúc. 3. Kết đoạn: - Khái quát lại về bài thơ và người con gái thanh niên xung phong. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 - Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các – 1.0 đoạn trong đoạn văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ…
- 1. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo ……………Hết…………….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn