intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành

  1. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TT Kĩ Nội Tổng năng dung/ Mức % điểm độ đơn vị nhận kiến thức thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 điểm % 2 Viết Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ 10 15 10 5 40 điểm điểm % Tỉ lệ chung 70 30 100 B. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo TT Đơn vị kiến mức độ nhận thức Kĩ năng Mức độ đánh thức Kĩ năng Vận dụng giá Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng cao 1 Đọc hiểu Đoạn trích Nhận biết: 4 TN 3TN 1TL 1TL truyện - Nhận biết 1TL
  2. ngôi kể, cốt truyện. - Nhận biết thành phần biệt lập, câu phân theo mục đích nói. (Dành cho cả hs khuyết tật) Thông hiểu: - Hiểu được chủ đề của truyện, hiểu được nội dung của truyện. - Hiểu được nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện. - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của hình ảnh đặc sắc trong truyện. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và tinh thần, tình cảm của tác giả qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. - Nêu được những bài học rút ra những suy
  3. nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết Viết bài văn Yêu cầu: 1* TL 1* TL 1* TL 1* TL phân tích một Viết được tác phẩm bài văn phân truyện tích một tác phẩm truyện, nêu được nội dung, chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. * Nhận biết: - Xác định được kiểu bài viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Bố cục bài văn được trình bày hợp lí, có mở bài, thân bài, kết bài. (Dành cho cả hs khuyết tật) * Thông hiểu: - Xác định được cảm hứng chủ đạo của tác giả trong đoạn trích truyện. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của
  4. truyện dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. - Chỉ ra được nét độc đáo của đoạn trích truyện thể hiện qua suy nghĩ, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động,,, - Dẫn chứng là các chi tiết thể hiện qua suy nghĩ, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động…, được trích dẫn từ văn bản. * Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản để viết được bài văn phân tích một tác phẩm truyện. - Khẳng định ý kiến, cảm nghĩ của người viết về truyện đó và đánh giá thành công nghệ thuật của truyện. - Rút ra được tư tưởng, tình cảm của tác giả được gửi gắm qua truyện đó. * Vận dụng cao: - So sánh với các truyện cùng đề tài; liên hệ với thực tiễn. - Thể hiện
  5. được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản truyện. - Sử dụng ngôn từ sáng tạo, linh hoạt. 4 TN 3TN Tổng 2* TL 2* TL 1* TL 2* TL Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút(Không tính thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN (Trích Chương 2) Núp ơi, con cõng gùi gạo này đi. Gấp gấp, gấp gấp! Lần này chắc cháy cái nhà, chết con heo, mất hột lúa rồi! Giàng ơi! Núp ở nhà rông vừa về, tay cầm cái ná, lưng đeo bó tên. Núp mang gùi gạo, bước xuống thang đi tìm Xíp: - Xíp mang dùm cái này vô trong núi cho mẹ tôi ăn. Xíp hỏi: - Sao Núp không mang? - Tôi mắc ở lại đánh Pháp đã. Xíp kêu: - Ồ, anh Núp, không được đâu! Nhưng Núp đã kề lưng, sang gùi gạo cho Xíp, Xíp nhìn cặp mắt Núp màu hung sẫm. Xíp biết nói gì Núp cũng không nghe nữa đâu. Xíp mang gùi gạo chạy theo lũ làng. Mẹ Núp ra tới đầu làng, quay lại không thấy Núp đâu, vừa kêu vừa khóc: - Ớ Núp ơi, Núp ơi! Núp chạy đến:
  6. - Mẹ đi đi, con gói gùi gạo cho Xíp mang vô núi trước rồi. Con không đi đâu, con ở lại đánh Pháp thử đã. Mẹ đi trước, đánh Pháp chảy máu rồi, con đi theo sau. Bà mẹ già suốt từ ngày Núp đi An-khê về đến nay đêm nào cũng khóc. Mẹ nói: - Núp ơi, sao con không thương mẹ, sao con nói với mẹ không thiệt. Con đi An-khê làm chi. Ai người theo Pháp đi An-khê Pháp cho đi, ai người không theo Pháp đi An-khê Pháp bỏ tù. Con có theo Pháp đâu mà con đi An-khê. Núp nhăn mặt: - Mẹ ơi, con không theo Pháp đâu. Con đi coi Pháp cho biết, bữa sau đánh Pháp! Con coi nó kĩ rồi, cái súng nó, cái xe nó, cái tàu bay nó giỏi thật, nhưng con người nó cũng giống con người mình thôi, không phải ông trời. Mai mốt con bắn thử xem có chảy máu không. Mẹ Núp kinh ngạc: - Ố, ố, một mình con đánh nó không được đâu! - Được, mẹ ạ. Con đánh thử trước, lũ làng bắt chước sau…Bây giờ Pháp tới rồi đó, Núp muốn đánh thử rồi. Bà mẹ nhìn Núp. Núp đã lớn, đã cao hơn mẹ một cái đầu rồi. Mẹ biết cái miệng người già nói không được cái miệng thanh niên đâu. Mẹ biết cái trán Núp bây giờ lớn lên đã nhô ra giống y hệt cái trán cha hồi trước, ương ngạnh lắm. Mẹ chùi nước mắt đi theo lũ làng, vừa đi vừa dặn với lại: - Đánh phải coi con đường trước, phải coi con đường sau! {…} Núp bắn rồi! Mũi tên trúng phập vào giữa bụng thằng Pháp. Nó đứng sững lại. Khẩu súng rớt. Nó ngã ngửa ra. Nó kêu, giống y con trâu bị đâm. Bọn pháp trong nhà chạy ra đông quá, đếm không hết. Núp muốn chạy rồi. Nhưng con mắt còn muốn coi. Có máu không? Núp dòm một cái: thằng Pháp nằm ngửa, mũi tên cắm giữa bụng. Bụng nó trắng như một con ếch. Không có máu. Sao he? Sao không có máu? Một thằng khác tới, cầm mũi tên rút ra. A! Từ cái bụng trắng, một dòng máu đỏ chảy ra, rồi nhiều máu, nhiều máu nữa chảy ra, rất mạnh, chảy tràn hết cái bụng, chảy thấm xuống đất làng Kông-hoa. (Trích Chương 2, Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc) Chọn 1 phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài cho các câu hỏi từ 1 đến 7: Câu 1. Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ mấy? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thay đổi ngôi thứ nhất sang thứ ba Câu 2. Cốt truyện của đoạn trích trên thuộc loại nào sau đây? A. Cốt truyện đơn tuyến B. Cốt truyện đa tuyến C. Không có cốt truyện D. Không thể xác định Câu 3. Trong câu “Ớ Núp ơi, Núp ơi” có thành phần gì? A. Tình thái B. Cảm thán C. Gọi đáp D. Chêm xen Câu 4. Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói của câu sau: - Đánh phải coi con đường trước, phải coi con đường sau! A. Câu cảm thán B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu hỏi
  7. Câu 5. Chủ đề của đoạn trích trên là gì? A. Ca ngợi tinh thần lạc quan của đồng bào Tây Nguyên thời chống Pháp. B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của đồng bào Tây Nguyên thời chống Pháp. C. Ca ngợi lòng yêu thương con người của đồng bào Tây Nguyên khi có giặc. D. Ca ngợi lòng dũng cảm, căm thù giặc của những con người núi rừng Tây Nguyên thời chống Pháp. Câu 6. Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào? A. Qua suy nghĩ của các nhân vật. B. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. C. Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật. D. Qua lời nói, hành động, cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật. Câu 7. Theo em câu “Máu chảy thấm xuống đất làng Kông-hoa” thể hiện ý nghĩa gì? A. Thể hiện lòng căm thù giặc của Núp. B. Thể hiện được ước nguyện đã giết được giặc Pháp. C. Thể hiện lòng mong muốn máu của giặc Pháp sẽ chảy nhiều hơn. D. Thể hiện lòng yêu nước và nhận thấy nhịp sống mới trên quê hương của Núp. Câu 8. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên? (1,0 điểm) Câu 9. Câu nói “Một dòng máu đỏ chảy ra, rồi nhiều máu, nhiều máu nữa chảy ra, rất mạnh, chảy tràn hết cái bụng, chảy thấm xuống đất làng Kông-hoa” thể hiện thái độ gì của Núp? (1,0 điểm) Câu 10. Qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì khi gặp những khó khăn, nguy hiểm? (0,5 điểm) Phần II: VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện ngoài sách giáo khoa Ngữ văn 8 mà em ấn tượng. ……………………….HẾT………………………….
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Nội dung chính của đoạn trích: 1,0 -Tình yêu làng, yêu nước và tinh thần gan dạ tiêu diệt giặc của người anh hùng Núp. Lưu ý: HS chỉ trả lời: -Tình yêu làng, yêu đất nước của Núp (0,5 điểm) - Tình yêu làng, yêu nước của núp (0,5 điểm) -Tinh thần gan dạ tiêu diệt giặc của Núp (0,5 điểm) -Câu nói thể hiện Thái độ của Núp: 1,0 9 + Sung sướng, vui mừng khi quyết tâm tiêu diệt được giặc và nhận thấy nhịp sống mới trên quê hương mình. Lưu ý: HS chỉ trả lời: -Sung sướng, vui mừng khi quyết tâm tiêu diệt được giặc (0,5 điểm) - Vui mừng nhận thấy nhịp sống mới trên quê hương mình. (0,5 điểm)
  9. 10 -Qua nhân vật Núp cho ta thấy được kinh nghiệm khi 0,5 gặp khó khăn, nguy hiểm : Có thể học sinh có nhiều cách diễn đạt nhưng cần đảm bảo các ý sau: + Trong cuộc sống khi gặp khó khăn và nguy hiểm, chúng ta không nên sợ hãi và chùn bước. Thay vào đó chúng ta có lòng gan dạ, kiên cường và sẵn sàng đối mặt với những thử thách. Chúng ta cần nỗ lực và hi sinh để bảo vệ những điều quan trọng và bảo vệ tương lai tốt đẹp hơn . Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: HS trả lời đảm bảo các ý trên - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 1 hoặc 2 ý thì ghi 0,25 điểm - Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên linh hoạt ghi điểm cho học sinh Phần II: VIẾT (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a/ Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm truyện: Mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. b/. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn văn phân tích một tác 0,25 phẩm truyện. c/. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần 3,0 đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài : - Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm (hoặc đoạn trích) 2. Thân bài:
  10. - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm (hoặc đoạn trích) - Nêu được chủ đề của tác phẩm (hoặc đoạn trích) - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, ngôi kể, ngôn ngữ nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật thông qua lời nói, cử chỉ, hành động,..) - Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. 3. Kết bài: - Nêu được giá trị, ý nghĩa của tác phẩm (hoặc đoạn trích). d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e/ Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng 0,25 điệu riêng. Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. *Yêu cầu HSKT ở lớp 8/2 và lớp 8/5 chỉ làm : -Đọc hiểu: làm 4 câu nhận biết (mỗi câu đúng được 1,5đ) - Viết : chỉ viết đáp ứng phần nhận biết (được 4đ) - HSKT làm đúng 2 phần này thì được điểm tối đa 10đ. *Yêu cầu HSKT ở lớp 8/1 chỉ làm : -Đọc hiểu: làm 4 câu nhận biết (mỗi câu đúng được 1,5đ); một câu hiểu ( đúng được 2,0đ) - Viết : chỉ viết đáp ứng phần nhận biết (được 2đ) - HSKT làm đúng 2 phần này thì được điểm tối đa 10đ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2