intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM KIỂM TRA CUỐI KỲ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút I . THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kỹ Nội dung/ Mức độ nhận biết Tổng % năng đơn vị kỹ điểm năng Nhận biết Thông Vận Vận dụng hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện hiểu Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu Tỉ lệ % 2.0đ 1.5đ 1.0 1.0đ 0.5đ 6.0 đ điểm đ 2 Viết Viết bài văn thuyết minh Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu Tỉ lệ % 1.0đ 1.5 1.0đ 0 0.5đ 4.0 đ điểm đ Tỷ lệ % điểm các mức 30 % 40% 20% 10% 100% độ
  2. II BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chương/ Nội dung/ Đơn TT Mức độ đánh giá Chủ đề vị kiến thức Nhận biết: - Thể loại, kiểu câu, thành phần biệt lập - Phát hiện chi tiết trong văn bản. Thông hiểu: - Hiểu một vấn đề trong cuộc sống. Văn bản truyện - Ý nghĩa của BPTT ngoài chương 1 Đọc hiểu - Ý nghĩa của văn bản trình. - Thông điệp tác giả muốn nói qua văn bản. Vận dụng: - Từ nội dung văn bản trình bày được bài học em tâm đắc. *Vận dụng cao: Viết đoạn văn trình bày bài học mà em tâm đắc. Nhận biết: Viết được bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng trong tự nhiên. Thông hiểu: Biểu hiện cơ bản của hiện tượng, trình bày căn cứ xác đáng, làm rõ được ảnh hưởng, tác động của hiện tượng... Vận dụng: Viết bài văn Vận dụng hiểu biết về phương pháp và viết 2 Viết thuyết minh. được bài văn thuyết minh về 1 hiện tượng trong tự nhiên. Vận dụng cao: Nắm vững phương pháp, viết được bài văn thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên với cách lập luận sắc sảo. Sáng tạo trong cách trình bày, lời văn gợi cảm. III . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2
  3. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN– LỚP 8 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đúng từ câu 1 đến câu 7. ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe? (https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song) Câu 1 (0.5 điểm) Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Tấu B. Tiểu thuyết C. Hịch D. Truyện Câu 2 (0.5 điểm) Lý do vì sao mà cô bé buồn tủi ngồi khóc trong công viên một mình? A. Không có quần áo đẹp để mặc C. Bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca B. Không có ai chơi cùng nên buồn D. Bị mẹ mắng vì không lo học Câu 3 (0.5 điểm) Xét theo mục đích nói, câu : Tại sao mình lại không được hát? thuộc kiểu câu gì? A. Câu hỏi B. Câu khiến C. Câu cảm D. Câu kể Câu 4 (0.5 điểm) Xác định thành phần biệt lập có trong câu: Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá! ? A. Thành phần gọi- đáp. B. Thành phần cảm thán C. Thành phần chêm xen. D. Thành phần tình thái Câu 5 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nhân hóa kết hợp với ẩn dụ trong tên văn bản Đôi tai tâm hồn có ý nghĩa gì? A. Đôi tai có thể lắng nghe, thấu hiểu và chia sẽ những khó khăn , thiệt thòi của em bé. B. Đôi tai mang vẻ đẹp động viên, khích lệ của một tâm hồn nhân hậu , tốt bụng. C . Đôi tai không giống với bất kì đôi tai nào khác, đôi tai của của sự bao dung.
  4. D. Đôi tai biết đồng cảm, bao dung, thấu hiểu chia sẽ khó khăn với mọi người. Câu 6 (0.5 điểm): Theo em, một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì ? A. Sống hạnh phúc, biết sẽ chia sẽ, đồng cam cộng khổ và đoàn kết. B. Thấy cuộc đời này thật đẹp, thật hạnh phúc, được mọi người kính trọng yêu quý. C. Sẽ được mọi người kính trọng, yêu quý, cảm thông, sống vô tư, hạnh phúc. D. Nhiều năng lượng tích cực, sống có ích, vui tươi, yêu đời , yêu người hơn. Câu 7 ( 0,5 điểm) Nội dung của văn bản là gì? A .Cuộc đời này vẫn không thiếu những tấm lòng vị tha, bao dung , độ lượng. B. Tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ làm cho chúng ta tự tin và sống tốt hơn. C. Sự đồng cảm, lòng vị tha, tính trung thực sẽ làm cho chúng ta tin vào cuộc sống . D. Ca ngợi tài năng, tấm lòng hiếu thảo của em bé giúp em tự tin tỏa sáng. Câu 8 (1.0 điểm): Ý nghĩa mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta là gì? Câu 9 ( 1.0 điểm: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì ? Câu 10 ( 0.5 điểm): Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản. II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà em quan tâm. ------------------- HẾT------------------- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời D C A C B D B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8. (1,0 điểm) Mức 1 (0,75đ- 1.0 đ) Mức 2 (0,25- 0.5 đ) Mức 3 (0,00 đ) HS trả lời được ý nghĩa của bài HS trả lời có ý đúng HS không trả lời hoặc truyện: nhưng chưa đầy đủ trả lời sai + Không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà phải tìm hiểu đồng cảm và lắng nghe để hiểu họ. + Tình yêu thương có thể làm nên kì tích.
  5. + Cần có nghị lực để vượt lên thử thách của cuộc đời. Câu 9. (1,0 điểm) Mức 1 (0,75đ- 1.0đ) Mức 2 (0,25- 0.5 đ) Mức 3 (0,đ) - HS nêu được thông điệp với nhiều cách HS trả lời cơ bản đúng Trả lời không diễn đạt khác nhau. Có thể: hướng nhưng diễn đúng yêu cầu chưa rõ ràng, đầy đủ của đề bài hoặc - Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá không trả lời năng lực thật sự của họ. - Hãy trao đi yêu thương, động viên, khích lệ ta sẽ giúp họ tự tin hơn thậm chí có thể thay đổi cuộc đời họ. - Phải luôn nỗ lực , rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công. ….. Hs cần nêu được 2 thông điệp hoặc có thể là thông điệp khác có lý. Câu 10. (0,5 điểm) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 Mức 3 (0 đ) (0,25 đ) Học sinh viết đoạn văn trình bày bài học rút ra - Học sinh Trả lời không đúng từ văn bản truyện. viết chưa yêu cầu của đề bài Gợi ý: đảm bảo nội hoặc không trả lời -Hình thức: bố cục 3 phần mở đoạn, thân dung và hình đoạn, kết đoạn; đảm bảo số câu theo yêu cầu. thức. - Nội dung: Bày tỏ được bài học cơ bản: + Dù trong hoàn cảnh nào con người cũng phải nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn, thử thách, cần có nghị lực vượt lên hoàn cảnh. + Tình yêu thương là một trong những điều kì diệu đối với con người, nó tiếp thêm động lực, sức mạnh, niềm hi vọng trong cuộc sống. + Mỗi chúng ta cần tin vào bản thân, trau dồi tri thức, tích lũy kinh nghiệm, luôn nỗ lực rèn luyện chăm chỉ không ngừng.
  6. Hs chỉ cần trình bày có ý đúng là ghi 0,5 đ. Phần II: VIẾT (4 điểm) 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Phần Thân bài biết tổ chức thành 0.5 nhiều đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa liên kết chặt chẽ. 0.0 Chưa tổ chức được bài văn thành 3 phần (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên và ấn - Vận dụng tốt tượng suy nghĩ của em.. phương pháp làm 2. Thân bài: bài văn thuyết - Khái niệm hiện tượng tự nhiên. minh một hiện - Nguyên nhân, cơ chế hình thành hiện tượng tự nhiên. tượng có trong tự - Lợi ích hoặc tác hại của hiện tượng tự nhiên mang lại. nhiên. - Giải pháp khắc phục hoặc phát triển của hiện tượng tự nhiên đó. - Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan đến hiện tượng cần giải thích. 3. Kết bài: - Kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã được giải thích . - Suy nghĩ đánh giá của em về hiện tượng đó. Bài làm có bố cục 3 phần, song vấn đề thuyết minh chưa 1,5 được rõ ràng, sáng tỏ, chưa thật thuyết phục người đọc, người nghe. 0.5 Bài làm còn quá sơ sài, bố cục chưa đầy đủ. 0.0 Bài làm lạc đề hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các 1.0 đoạn trong bài văn. - Bài viết bày rõ ràng, sạch đẹp. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  7. - Cách diễn đạt lôi cuốn. 0.25 – - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách diễn đạt, dùng từ. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Trường THCS Lê Văn Tám KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, Họ và tên:………………………… NĂM HỌC 2023-2024 Lớp 8 MÔN: NGƯ VĂN , LỚP 8 ĐỀ HSKT Đề gồm có 02 trang; thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: Nhận xét của thầy/cô: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đúng từ câu 1 đến câu 7. CÚC ƠI ! Tiểu đội đã xếp một hàng ngang Cúc ơi! em ở đâu không về tập hợp ? Chín bạn đã quây quần đủ mặt: Nhỏ- Xuân -Hà- Hường- Hợi- Rạng- Xuân- Xanh A trưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em ( Chín bỏ làm mười răng được! ) Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi! em ở đâu? Đất nâu lạnh lắm Da em xanh Áo em thì mỏng! Cúc ơi! em ở đâu?
  8. Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố Ăn quýt đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở Cơm chiều chưa ăn. Em ở đâu hỡi Cúc Đồng đội tìm em Đũa găm, cơm úp Gọi em Gào em Khản cả cổ rồi Cúc ơi...ời...ơi! (“ Cúc ơi!” – Huyền thoại 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, thơ Yến Thanh) Câu 1 (0.5 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên? A. Thơ tự do. B. Thơ ngũ ngôn. C. Thơ thất ngôn bát cú D. Thơ lục bát. Câu 2 (0.5 điểm) Từ quây quần thuộc loại từ gì? A. Từ ghép C. Từ đơn B. Từ láy D. Từ phức Câu 3 (0.5 điểm) Từ nào sau đây là thán từ ? A. Răng B. Được C. Mỏng D. Ơi Câu 4 (0.5 điểm) Cụm từ nào sau đây là thành ngữ? A. Chín bỏ làm mười . B. Đất nâu lạnh lắm C . Chăn trâu cắt cỏ. D. Đũa găm cơm úp Câu 5 (1.0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu “ Nhỏ- Xuân- Hà- Hường- Hợi- Rạng- Xuân- Xanh”? A. Nhân hóa B. Điệp ngữ C . So sánh D. Liệt kê Câu 6 (1.0 điểm): Tác dụng của dấu chấm hỏi trong câu thơ :“ Cúc ơi! em ở đâu?”? A. Thể hiện tâm trạng hụt hẫng vì không tìm được nữ thanh niên xung phong. B. Thể hiện niềm tiếc thương pha lẫn tự hào trước sự hi sinh của nữ thanh niên xung phong. C. Thể hiện cảm xúc chua xót, tiếc thương, đau khổ khi không tìm thấy nữ thanh niên xung phong. D. Thể hiện sự biết ơn của tác giả trước sự hi sinh anh dũng của nữ thanh niên xung phong. Câu 7 ( 1.0 điểm) Qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? A .Tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống đoàn kết trong khó khăn hoạn nạn. B. Tình yêu đồng đội, tình yêu Tổ quốc, tự hào về truyền thống quê hương đất nước. C. Tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. D. Tự hào truyền thống yêu nước chống giặc của bộ đội ta trong kháng chiến chống Mỹ. Câu 8 (1.0 điểm): Nội dung chính của bài thơ trên là gì? II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm truyện mà em thích.
  9. ------------------- HẾT------------ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024( HSKT) MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1.Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A B D A D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1.0 1.0 1.0 2.Trắc nghiệm tự luận: Câu 8. (1,0 điểm) Mức 1 (0,75đ- 1.0 đ) Mức 2 (0,25 đ-0.5) Mức 3 (0,00 đ) HS trả lời được nội dung của bài HS trả lời có ý đúng HS không trả lời hoặc thơ: nhưng chưa đầy đủ trả lời sai Bài thơ thể hiện niềm đau xót , tiếc thương của tác giả nói riêng, của đồng bào ta nói chung trước sự hi sinh của những cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là chị Hồ Thị Cúc. Phần II: VIẾT (4 điểm) Bảng điểm và tiêu chí Tiêu chí Điểm Cấu trúc đoạn văn tương đối đảm bảo, chữ viết dễ theo dõi 1.0 Nội dung tập trung : - Giới thiệu được tác phẩm truyện, tác giả 0.5 - Phân tích nội dung cơ bản và nghệ thuật của tác phẩm: + Nội dung: Truyện thể hiện nội dung gì, đánh giá chủ đề, ý tác giả muốn thể hiện, muốn nhắn gửi... 1.5 + Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuât gì, cốt truyện , cách xây dựng nhân vật, ngôn từ, ngôi kể,.. 0.5 - Khái quát chung về tác phẩm truyện. Trình bày sạch sẽ, diễn đạt ngắn gọn. 0.5
  10. Tiên Phong, ngày 24 tháng 4. năm 2024 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Người ra đề Đỗ Thị Hồng Điều Bùi Thị Phượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2