intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút Mức độ TT Nội nhận dung/ thức Kĩ đơn vị Tổng năng Nhận Thông Vận Vận kĩ % điểm biết hiểu dụng dụng năng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Văn bản thông tin Số câu 10 4 0 3 1 0 1 0 1 10 1 Tỉ lệ 60 20 15 10 10 5 60 % điểm Viết Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. 2 Số câu 1 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ 40 10 15 10 0 5 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng Đơn vị Thông Vận dụng đánh giá Nhận biết Vận dụng kiến thức hiểu cao Đọc hiểu Văn bản Nhận 4 TN 3 TN; 1 1TL 1TL 1. thông tin biết: TL - Nhận biết phương tiện phi ngôn ngữ. - Nhận biết kiểu câu phân loại theo mục đích nói. - Nhận biết một số chi tiết trong văn bản. - Nhận biết đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. Thông hiểu: - Hiểu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản. - Hiểu được ý nghĩa
  3. nhan đề. - Hiểu được vấn đề chính được giải thích trong văn bản. - Hiểu được ý nghĩa của thông tin được cung cấp trong văn bản. Vận dụng: - Từ việc tìm hiểu văn bản, đề xuất một số biện pháp để hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vận dụng cao: - Thông qua việc hiểu biết nội dung của văn bản, vận dụng kĩ năng để xử lí tình huống giả định. 2. Viết Viết bài Nhận 1* 1* 1* 1* văn thuyết biết: minh giải Nhận biết thích một được đặc hiện điểm của tượng tự kiểu văn nhiên. bản thuyết
  4. minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản. Thông hiểu: Hiểu yêu cầu về bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (nội dung, hình thức, sử dụng từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…). Vận dụng: Viết được một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng, ngôn ngữ trong sáng, giản dị; biết cách trình
  5. bày thông tin một cách hợp lí theo mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. Vận dụng cao: Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (số liệu, …) phù hợp, cung cấp được thông tin rõ ràng, chính xác; trình bày mạch lạc, thuyết phục. Tổng 4 TN; 1 3 TN; 2 2 TL 2 TL TL TL Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  6. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: ...................................... Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8 Lớp: 8/... Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: THẢM HỌA VÒI RỒNG Vòi rồng (lốc xoáy) không chỉ là hiện tượng thiên nhiên đáng sợ mà còn là nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia. Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách xa sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên vòi rồng cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển bên dưới một khối không khí lạnh khô thì có khả năng làm xuất hiện những xoáy khí. Nếu xoáy khí này có áp suất trung tâm rất thấp, nghĩa là vật chất trong tâm xoáy rất loãng thì không khí nóng, ẩm ở phía dưới bị hút lên tạo thành một cái vòi chuyển động xoáy rất mãnh liệt. Vòi rồng là hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở Mỹ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Những nguy hiểm đến tính mạng của con người và thiệt hại về vật chất do vòi rồng gây ra là điều khiến người dân nước này luôn phải thấp thỏm lo sợ. Mỗi năm, đất nước này phải hứng chịu trung bình khoảng 1.200 cơn lốc xoáy vòi rồng (nhiều gấp 4 lần tổng số vòi rồng của cả châu Âu). Với sức gió đạt tới 200 km/h, vòi rồng có thể bẻ cong thuyền và cuốn người ra biển. Nó thậm chí có thể phá hủy các căn nhà xây bằng gạch không kiên cố. Đối với vòi rồng lửa, nó có thể khiến ngọn lửa lan rộng và làm tình trạng cháy rừng thêm trầm trọng. Vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp hay được ghi nhận lại, qua đó một ngọn lửa trong điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra một sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong dòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu này.
  7. Năm 1871, một vụ cháy rừng kỷ lục đã xảy ra tại Peshtigo bang Wisconsin nước Mỹ mà nguyên nhân chính là một vòi rồng lửa di chuyển với vận tốc 161 km/h. Cơn bão lửa này đã thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, trung tâm thương mại và ước tính có khoảng 8 km2 đất đai bị thiêu rụi, ít nhất đã có 1.500 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị chôn vùi trong các đống đổ nát. Vòi rồng Tri-State xảy ra cách đây 97 năm (năm 1925) là thảm kịch vòi rồng (lốc xoáy) đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đường đi của nó kéo dài hơn 350 km qua ba tiểu bang Missouri, Illinois, Indiana, với tổng diện tích càn quét là 424.758.050 m2. Sức gió hủy diệt đo được của vòi rồng Tri-State ở mức cao nhất là F5 trong thang độ Fujita. Ở cấp độ này, sức hủy diệt của lốc xoáy này là “không thể miêu tả được”, với sức gió mạnh nhất lịch sử (từ 419 km/h đến 512 km/h), nó có thể quật ôtô xa hàng trăm mét. Thảm họa đã giết chết 747 người, làm bị thương 2.298 người, phá hủy và làm hư hại 15.000 ngôi nhà, khiến 9 ngôi trường tại Mỹ bị phá hủy hoàn toàn. Thiệt hại về vật chất lên đến 1,4 tỉ đô la (thời đó). Vòi rồng Ở nước ta, vòi rồng thường xuất hiện vào các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ, vòi rồng không những xảy ra trong các tháng mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4, tháng 5), mỗi khi có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới. Ở Nam Bộ, số lần xảy ra hiện tượng vòi rồng ít hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Ngày 23 tháng 8 năm 2021 vòi rồng xuất hiện rồi quét qua hai huyện Bình Đại và Ba Tri ven biển của tỉnh Bến Tre làm 142 căn nhà bị sập, 8 người bị thương phải nhập viện, nhiều tài sản khác như cây xanh, cột điện,… gãy đổ. (Nguyễn Lân Dũng, Tri thức là sức mạnh, NXB Dân trí, 2023) Câu 1. (0,5 điểm) Những phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản? A. Bảng biểu, số liệu. B. Hình ảnh, số liệu. C. Hình ảnh, video. D. Số liệu, video. Câu 2. (0,5 điểm) Xét kiểu câu phân loại theo mục đích nói, câu “Ở nước ta vòi rồng thường xuất hiện vào các tháng mùa hè.” thuộc kiểu câu nào? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật. Câu 3. (0,5 điểm) Theo tác giả, điều gì khiến người dân nước Mỹ luôn thấp thỏm, lo sợ vòi rồng xuất hiện? A. Nguy hiểm đến tính mạng con người do việc chậm trễ ứng phó khi vòi rồng xuất hiện. B. Những thiệt hại về cơ sở vật chất sau khi vòi rồng đi qua. C. Nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại về vật chất do vòi rồng gây ra. D. Ảnh hưởng về tâm lí của người dân sau khi đối diện với hiện tượng thiên nhiên cực đoan. Câu 4. (0,5 điểm) Dòng nào nói đúng về nội dung văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên? A. Văn bản làm rõ tác động tích cực của một hiện tượng đến đời sống con người.
  8. B. Văn bản sử dụng ngôn ngữ khoa học và giới thiệu khái quát về một hiện tượng. C. Văn bản tập trung lí giải hiện tượng thiên nhiên (nguyên nhân, tác hại…). D. Văn bản được triển khai theo trình tự diễn biến của hiện tượng thiên nhiên. Câu 5. (0,5 điểm) Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì? A. Minh họa, tăng tính thuyết phục, tạo sự tin cậy cho thông tin. B. Tăng tính thuyết phục, minh họa sinh động cho thông tin. C. Minh họa, tăng sự phong phú, tạo điểm nhấn cho văn bản. D. Tăng tính thuyết phục, minh họa cụ thể cho nội dung thông tin. Câu 6. (0,5 điểm) Nhan đề “Thảm họa vòi rồng” gợi cho người đọc hiểu biết điều gì về hiện tượng thiên nhiên này? A. Hiện tượng thiên nhiên gây ảnh hưởng đến đời sống, dễ khắc phục. B. Hiện tượng thiên nhiên gây hậu quả nặng nề tới môi trường. C. Sử dụng từ “thảm họa” để gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc. D. Hiện tượng thiên nhiên gây thiệt hại nghiêm trọng, để lại hậu quả lâu dài. Câu 7. (0,5 điểm Vấn đề chính được giải thích trong văn bản là gì? A. Văn bản giải thích về hiện tượng vòi rồng trong tự nhiên. B. Văn bản cung cấp thông tin về thảm họa thiên nhiên. C. Văn bản bày tỏ ý kiến của tác giả trước hiện tượng vòi rồng. D. Văn bản khẳng định vòi rồng là một hiện tượng rất nguy hiểm. Câu 8. (1,0 điểm) Theo em, thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa như thế nào với độc giả? Câu 9. (1,0 điểm) Không chỉ vòi rồng mà các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đều có tác động tiêu cực tới tính mạng, sức khỏe và tài sản con người. Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan này. Câu 10. (0,5 điểm) Giả sử trên đường đi học về, em nhìn thấy những dấu hiệu chuẩn bị xuất hiện hiện tượng vòi rồng (lốc xoáy, bụi, lá cây bay mù mịt,…), em sẽ làm gì? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Ngoài hiện tượng “Thảm họa vòi rồng”, trong thế giới tự nhiên còn tồn tại nhiều hiện tượng thú vị. Em hãy viết một bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên mà em biết. -----Hết-----
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút A. Hướng dẫn chung : - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể : Đáp án và thang điểm Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B D C C A D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8. (1,0 điểm) * Gợi ý đáp án: - Thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa thiết thực đối với mọi người. Cụ thể là: Giúp người đọc: + Nắm được thông tin về hiện tượng vòi rồng và tác hại của nó đối với đời sống con người. + Nhận thức được việc bảo vệ môi trường sẽ giúp con người giảm thiểu được những tác hại của hiện tượng thời tiết cực đoan với đời sống. Từ đó, mỗi người cần có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. * Hướng dẫn chấm:
  10. Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75đ) Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0,25 Mức 5 (0,0 đ) đ) Học sinh nêu được Học sinh nêu Học sinh nêu Học sinh có Học sinh ý nghĩa của thông được ý nghĩa của được ý nghĩa nêu được ý không trả lời tin (0,5 điểm) và thông tin (0,5 của thông tin nghĩa thông hoặc trả lời giải thích rõ ràng, điểm) và có giải (0,5 điểm), tin song chưa không đúng với nêu được hành thích nhưng chưa chưa giải thích rõ ràng, chưa yêu cầu của đề. động nhận thức, được đầy đủ, diễn được. giải thích diễn đạt tốt. (0,5 đạt tương đối tốt. được. điểm). (0,25 điểm) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 9. (1,0 điểm) * Gợi ý đáp án: Để hạn chế thời tiết cực đoan, con người cần tích cực tuyên truyền và thực hiện các giải pháp về môi trường như: - Không chặt phá rừng, trồng thật nhiều cây xanh; - Hạn chế rác thải đặc biệt là rác thải nhựa trong quá trình sống, sản xuất, kinh doanh; - Nhà nước cần có các chế tài phù hợp, mang tính răn đe đối với những hành vi hủy hoại môi trường; - Đặc biệt, hãy theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên để giảm thiểu rủi ro cho người và của tới mức tối đa. -….. * Gợi ý mức ghi điểm câu trả lời: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,5-0,75đ) Mức 3 (0,25đ) Mức 4 (0,0 đ) - Học sinh nêu - Học sinh nêu được - Học sinh nêu được Học sinh không được 3 việc cần làm 2 việc cần làm một 1 việc cần làm song trả lời hoặc trả lời một cách rõ ràng, cách rõ ràng và diễn đạt còn chưa rõ, không đúng với đầy đủ, thuyết phục, thuyết phục, có thể chưa thật sự thuyết yêu cầu của đề. diễn đạt tốt. diễn đạt chưa thật tốt. phục. Lưu ý: HS có thể có những câu trả lời khác, miễn là hợp lí và đảm bảo đúng, phù hợp nội dung văn bản. Câu 10. (0,5 điểm) HS nêu được cách xử lý tình huống phù hợp. Sau đây là một số gợi ý: + Chạy thật nhanh tìm một vị trí an toàn như các khu hầm hay dưới gầm bàn, ghế,… ở ngôi nhà gần nhất, trường học,… để trú ẩn. + Không đứng gần cửa sổ, cửa kính để tránh nguy hiểm. + Tuyệt đối không tiếp tục ở ngoài đường vì tốc độ của vòi rồng rất nhanh, sẽ nguy hiểm tính mạng. +… * Hướng dẫn chấm:
  11. - Học sinh nêu được 1 cách ứng xử phù hợp, biết cách diễn đạt. (0,5 điểm) - Học sinh nêu được 1 cách ứng xử phù hợp, diễn đạt chưa tốt (0,25 điểm) - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan. (0,0 điểm) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh đưa ra các cách ứng xử khác nhau nhưng phù hợp, có hiệu quả. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn thuyết minh. 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 3. Triển khai đúng nội dung yêu cầu. 2,5 4. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 5. Sáng tạo. 0,25 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí: LÀM VĂN ( 4,0 điểm)
  12. Tiêu chí đánh giá Điể m * Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Bài viết có bố cục 3 phần, biết cách diễn đạt; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng các phương pháp viết bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng. * Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài: nêu hiện 0,5 tượng tự nhiên cần giải thích. Phần Thân bài: giải thích, nêu các biểu hiện, tác động của hiện tượng tự nhiên. Phần Kết bài: nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. - Trình bày đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung. 0,2 - Bài làm chưa tổ chức thành 3 phần như trên (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc 5 cả bài chỉ viết một đoạn văn). 0,0 2. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: giải thích một hiện tượng tự nhiên. 0,5 * Học sinh xác định chưa đúng hoặc chưa xác định đối tượng thuyết minh. 0,0 3. Triển khai bài viết: Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh để triển khai 2,5 các nội dung của bài viết. Trình bày các ý theo trình tự hợp lí, lý giải rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tính liên kết. Học sinh có thể trình bày linh hoạt, sau đây là một số gợi ý:
  13. * Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng 0,2 này. 5 *Thân bài: Thuyết minh, giải thích các biểu hiện của hiện tượng tự nhiên. - Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên. 0,5 - Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, có thể kết hợp trích 0,7 dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập 5 nhật. - Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người; nêu, 0,7 đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng 5 tự nhiên đó. 0,2 *Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên 5 được đề cập. Bảng điểm chung cho tiêu chí triển khai bài viết: (2,5 điểm) - Từ 2,25 đến 2,5 điểm: Bài làm thuyết minh đầy đủ, sâu sắc; tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng. Vận dụng thành thạo phương pháp làm bài thuyết minh hiện tượng tự nhiên. Thể hiện kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Thể hiện tốt sự sáng tạo, liên hệ trong quá trình thuyết minh, giải thích hiện tượng tự nhiên. - Từ 1,5 đến 2,0 điểm: Bài làm thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu. Biết vận dụng phương pháp làm bài thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có thể hiện sự sáng tạo, liên hệ trong quá trình thuyết minh, giải thích hiện tượng tự nhiên. - Từ 0,75 đến 1,25 điểm: Bài làm thuyết minh chưa đầy đủ hoặc thuyết minh chưa rõ ràng. Kết cấu tương đối chặt chẽ, diễn đạt tương đối trôi chảy; có thể mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có liên hệ thực tế trong quá trình thuyết minh, giải thích hiện tượng tự nhiên. - Từ 0,25 đến 0,5 điểm: Chưa biết cách vận dụng phương pháp làm bài thuyết minh. Nội dung còn sơ sài. - 0,0 điểm: Bài làm không phải là bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,2 *Lưu ý: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 5
  14. 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện bài học nhận thức về 0,2 hiện tượng tự nhiên. 5 --------------------- Hết ---------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2