intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM. TỔ KHXH. GV: BÙI THỊ QUỲNH LÝ. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. - Hình thức tự luận Mức độ Tt nhận thức Tổng Nội % điểm dung/ Kĩ năng đơn vị Vận kĩ năng1 Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Đọc hiểu Số câu 3 3 1 1 8 1 Tỉ lệ % 15 30 10 5 60 điểm Viết Số câu 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II T Kĩ Nội Mức độ đánh giá T năng dung/ Đơn vị kiến thức 1 Đọc Văn Nhận biết: 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình 2018.
  2. hiểu bản - Biết được kiểu văn bản đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận. nghị - Biết phân biệt được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến luận xã và dấu hiệu nhận biết . hội và nghị - Biệt được câu phủ định và câu khẳng định và dấu hiệu nhận luận biết văn Thông hiểu: học. - Hiểu được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản/ chủ đề trong văn bản. - Hiểu được chi tiết, từ ngữ, hình ảnh quan trọng của tác phẩm cần bàn luận. - Hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ mà tác giả muốn bàn luận trong văn bản, - Hiểu được vai trò của câu chủ đề cũng như ý kiếm mà người viết đưa ra. - Hiểu được vì sao người viết chỉ lựa chọn một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản để bàn luận? Vận dụng: - Thể hiện thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. - Biết lựa chọn một ý kiến hoặc một lí lẽ hoặc một bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản trên mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Lí giải ngắn gọn? 2 Viết Nghị Nhận biết: luận về - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề của một đời sống. vấn đề của đời - Xác định được vấn đề của đời sống cần bàn luận: sống - Nêu được vấn đề cần bàn luận Thông hiểu: - Giải thích được “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. - Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng và phân tích dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, nêu được vai trò ý nghĩa của sống trải nghiệm ( bàn luận) Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các
  3. phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về lối sống trải nghiệm, biết mở rộng, phản biện lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, - Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm phong phú của bản thân để mở rộng, liên hệ bản thân vào trong cuộc sống - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đánh giá được ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận. III.
  4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT ĐỀ 1- A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi." Trước mắt chúng ta là bài thơ “Mời trầu”. Bạn hãy tạm không cần biết nó là của ai? Người ấy thế nào? Tình duyên ra sao? Sống ở nơi nào?...Có nghĩa là tạm gạt sang một bên tất cả những yếu tố bên ngoài tác phẩm. Và bây giờ bạn hãy đọc bài thơ lên, lắng nghe tiếng lòng tác giả, chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó, chứa chất đằng sau mỗi câu mỗi chữ. Chúng ta hãy phân tích từ văn bản... [...] Câu thơ mở đầu như một lời tâm sự bộc bạch: “ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”. Thể hiện rõ sắc thái nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận thấp bé “ nho nhỏ”, về số kiếp hèn mọn – “miếng trầu hôi”; âm sắc của từ “ nho nhỏ” kết hợp với hình ảnh “ miếng trầu hôi” gợi lên văng vẳng lời than thân trách phận. [...] Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng chát chúa: “ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vang lên như lời nhắn gửi, răn đe, trước hết do từ “ Này”. Đại từ chỉ thị “ này” vốn chỉ trầu cau ở trên, nhưng do đặt ở đầu câu hai nên nó có nhập luôn vào hệ thống từ răn đe: “Này, liệu hồn đấy”; “ Này này chị bảo cho mà biết”...Cách xưng hô ở đây cũng rất độc đáo: “ Này của Xuân Hương” - một cách xưng hô bằng vai phải lứa và có phần trịch thượng. Người mời đã kéo tuốt người được mời xuống ngang hàng với mình một cách sòng phẳng và dân chủ; hơn nữa, còn hạ đối tượng người được mời xuống thấp hơn mình nhiều bằng động từ nôm na mách qué: “ quệt”.”[...] ( Đỗ Ngọc Thống, Một cách xem Hồ Xuân Hương “ Mời trầu”) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Trong các câu sau câu nào dùng để cầu khiến? - Chúng ta hãy phân tích từ văn bản. - Câu thơ vang lên như lời nhắn gửi, răn đe.
  5. Câu 3. Chỉ ra câu phủ định trong những câu sau và nêu dấu hiệu nhận biết: - Câu thơ mở đầu như một lời tâm sự bộc bạch. - Bạn hãy tạm không cần biết nó là của ai? - Trước mắt chúng ta là bài thơ “Mời trầu”. Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ “ Mời trầu”. Câu 5. Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của câu văn: Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng, chát chúa: “ Này của Xuân Hương mới quệt rồi” trong đoạn trích? Câu 6. Vì sao người viết chỉ lựa chọn một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản để bàn luận? Câu 7. Bài học em rút ra từ bài thơ Mời trầu? Câu 8. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm sau của tác giả: “Trước mắt chúng ta là bài thơ “Mời trầu”. Bạn hãy tạm không cần biết nó là của ai? Người ấy thế nào? Tình duyên ra sao? Sống ở nơi nào? Và bây giờ bạn hãy đọc bài thơ lên, lắng nghe tiếng lòng tác giả, chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó, chứa chất đằng sau mỗi câu mỗi chữ”Hãy giải thích rõ. B. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT ĐỀ 2 - A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con. (...) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lí, giúp chúng định hướng tương lai. Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ, khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì tước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với
  6. suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song, đó không phải là niêm yết thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một ước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt" giấc mơ đó. "Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công, để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo”, chuyên gia cho biết. Theo: Vân Huyền, Khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Báo Giáo dục và Thời đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Trong các câu sau câu nào dùng để trần thuật? - Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. - Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Câu 3. Chỉ ra câu phủ định trong những câu sau và nêu dấu hiệu nhận biết: - Song, đó không phải là niêm yết thích của trẻ. - Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. - Cha mẹ hãy cho con một ước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt" giấc mơ đó. Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 5. Luận điểm của phân trích trên là gì? Câu 6. Vì sao người viết lại đưa ra lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản để bàn luận? Câu 7. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc phần trích? Câu 8. Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao? (Viết trong khoảng 3 - 5 dòng)? B. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Đề 1. Nghị luận văn học. 0,5 Đề 2. Nghị luận xã hội. 2 Đề 1- Chúng ta hãy phân tích từ văn bản. 0,5
  7. Đề 2-Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. 3 Đề 1 - Bạn hãy tạm không cần biết nó là của ai? 0,5 Đề 2 - Song, đó không phải là niêm yết thích của trẻ. Dấu hiệu nhận biết: từ ngữ có nghĩa phủ định không cần, không phải. 4 Đề 1- Bài thơ như một lời gói trọn tâm tình, khát khao nồng 1.0 thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời. Đề 2- Đoạn trích đang nói tới thực hướng dạy con của các bậc phụ huynh hiện nay. Đồng thời nói lên tiếng nói con trẻ với mong muốn được thực sự phát triển, hướng tới đam mê của mình. 5 Đề 1 - Là ý kiến của người viết. 1.0 Đề 2- Cha mẹ cần thấu hiểu và chia sẻ mọi điều với con trong cuộc sống hàng ngày. 6 Đề 1- Vì đó là các từ khóa quan trọng thể hiện nội dung, nghệ 1.0 thuật, tư tưởng của tác phẩm. Đề 2- Giúp cho văn bản thuyết phục và ấn tượng, các thông tin được đưa ra chính xác, có độ tin cậy cao. 7 Đề 1. . HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau: Trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ 1,0 của họ trước cuộc đời. Người phụ nữ cần biết nâng niu, chăm sóc bản thân mình…. 0,5 Đề 2. HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau: 0,5 - Trẻ phải được tự do phát triển ý thích, ước mơ của mình - Không nên làm theo máy móc, dập khuôn - Nếu có sự sắp đặt của cha mẹ thì trẻ em luôn bị động và không phát huy được hết tài năng của mình…. 8 Đề 1.- Hs đưa ra quan điểm của bản thân + Đồng tình vì sao? + Không đồng tình vì sao? -> Tùy thuộc vào cách trình bày, lí giải cho quan điểm của 0,25 mình mà cho điểm. 0,25
  8. Gợi ý: - Ta nên đồng tình với quan điểm của tác giả vì khi đọc bài thơ nên chúng ta cũng cần tập trung tìm hiểu nội dung ý nghĩa, nghệ thuật, lắng nghe tiếng lòng tác giả, chỉ ra những suy nghĩ 0,25 của người làm ra nó, chứa chất đằng sau mỗi câu mỗi chữ” chứ không nên tìm hiểu tác giả vì nó sẽ rất dài dòng…… Đề 2. HS lựa chọn cách trả lời không đồng tình và lí giải hợp lí: 0,25 - Không đồng tình: Vì việc ép những đứa trẻ đi theo con đường mà cha mẹ chúng muốn sẽ khiến những đứa trẻ trở thành những người máy, luôn làm theo những gì được sắp đặt từ trước. Không phát huy được hết khả năng của mình, không có khả năng tự lập, sáng tạo; khó có được thành công.... - Nếu HS chọn đồng tình mà lý giải hợp lý GV vẫn cho điểm ( HS có lựa chọn và cách lí giải riêng, Gv căn cứ vào phần trả lời của Hs để động viên, khuyến khích cho điểm) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời 0,25 sống. Xác định đúng yêu cầu của đề. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: - Nêu vấn đề cần bàn luận: Giới trẻ với lối sống trải nghiệm. 0,25 - Ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó: Tầm quan trọng, sự cần thiết của lối sống trải nghiệm đối với giới trẻ. 2. Thân bài: * Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu 0,5 biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống. *Bàn luận: 1,0 - Khẳng định vai trò, tác dụng của sự trải nghiệm trong cuộc sống, nhất là với giới trẻ như: + Giúp mở rộng, nâng cao sự hiểu biết, kinh nghiệm, có cách 0,5 nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... + Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có 0,5 quyết định đúng đắn, sáng suốt...; + Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực.... - Đưa ra một số dẫn chứng thực tế, những câu chuyện nhỏ trong
  9. cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. * Mở rộng, phản đề: Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ 0,5 động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn...Đó là những trải nghiệm xấu, tiêu cực vô ích,… * Rút ra bài học cho bản thân: + Không ngại dấn thân để có được cơ hội trải nghiệm. 0,25 + Hãy tự mình làm chủ cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào người khác để trưởng thành hơn mỗi ngày. 3. Kết bài: 0,25 Khẳng định ý kiến mình tán thành và sự cần thiết của vấn đề mình tán thành: Trải nghiệm có vai trò to lớn, cần thiết mang đến cho mỗi người lối sống tích cực, có trải nghiệm thì bản thân mới trưởng thành, sống đẹp... b. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Chữ viết sạch đẹp, cẩn thận, trình bày khoa học. Diễn đạt mạch lạc, lập luận sắc sảo, trôi chảy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2