intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Năm học 2023-2024) MÔN NGỮ VĂN 8 Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn phân Số câu tích tác phẩm truyện 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được thể loại văn bản, nhân vật có trong văn bản, ngôi kể, thành phần biệt lập. Thông hiểu: Văn bản - Xác định được kiểu câu theo mục đích nói truyện - Hiểu và nêu được nội dung chính của câu truyện - Xác định được tình cảm của nhân vật - Hiểu được thông điệp từ văn bản Vận dụng: - Nêu và lí giải được quan điểm cá nhân về một vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn phân tích tác phẩm truyện Viết bài văn Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố phân tích cục văn bản) một tác Vận dụng: Viết được một bài văn phân tích một tác phầm truyện theo phẩm một trình tự hợp lí; nêu được nội dung, chủ đề của câu chuyện;phân truyện tích được nghệ thuật kể chuyện. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc phân tích câu chuyện, sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.
  2. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NGUYỄN THÀNH HÃN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi, cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẫy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi - Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. ( Theo Ivan Sergeyevich Turgenev) Câu 1. Thể loại văn học của văn bản trên là gì? (0,5 điểm) A. Truyện B.Tiểu thuyết C. Thơ tự do D. Kí Câu 2. Câu chuyện trên có những nhân vật nào ? (0,5 điểm) A. Tôi B. Người ăn xin C. Tôi và người ăn xin D. Người kể chuyện Câu 3. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (0,5 điểm) A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 4. Trong câu “Cháu ơi, cảm ơn cháu !” có chứa thành phần biệt lập nào? A. Cảm thán B. Gọi- đáp C. Tình thái D. Chêm xen Câu 5. Xét theo mục đích nói thì câu : “ Chao ôi, cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm) A. Câu cầu khiến B. Câu hỏi C. Câu kể D. Câu cảm thán Câu 6. Tại sao cậu bé không có gì cho người ăn xin, nhưng ông lão lại nói: “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi” ? (0,5 điểm) A. Cậu đã cho ông lão thời gian và nói chuyện, tâm tình cùng ông lão. B. Cậu cho ông lão ăn xin nụ cười và cái nắm tay thật chặt. C. Cậu cho ông tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng của mình.
  3. D.Cậu cho ông niềm vui, hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho tiền ông. Câu 7. Câu văn : “ Chao ôi, cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” đã thể hiện tình cảm gì của cậu bé ? (0,5 điểm) A. Tình yêu thương, sự xót xa trước cảnh nghèo đói của ông lão B. Coi thường, chê bai, xa lánh C. Thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão D. Quí trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục. Câu 8. Nội dung chính của văn bản trên là gì ? (1,0 điểm) Câu 9. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên? (1,0 điểm) Câu 10. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? (0,5 điểm) II.TẠO LẬP VĂN BẢN: 4 đ Viết bài văn phân tích truyện “Người ăn xin” 1 của Ivan Sergeyevich Turgenev 2 1 “Người ăn xin” là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người với con người. 2 Ivan Sergeyevich Turgenev là một nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga thế kỉ 19.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A C B B D C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được nội dung chính của bài thơ (1,0 HS nêu được Trả lời sai hoặc điểm) nhưng thiếu ý như không trả lời. -Kể về cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé tốt bụng và một ông gợi ý ở mức 1 lão ăn xin vô cùng đáng thương. Nhưng cậu bé không có gì để cho ông lão.Cuối cùng cậu đã trao cho ông một cái nắm tay rất ấm áp. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu các ý sau (1,0 điểm) HS nêu được Trả lời sai hoặc - Cần phải biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, đồng cảm nhưng thiếu ý như không trả lời. với hoàn cảnh, số phận của người khác; gợi ý ở mức 1 - Cho đi cũng là để nhận lại; - Sự tử tế, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quí giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó có giá trị hơn mọi vật chất khác. Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được quan điểm cá nhân, Học sinh nêu được quan Trả lời nhưng không giải thích phù hợp, sâu sắc (0,5 điểm) điểm cá nhân nhưng giải chính xác, không liên -Gợi ý: thích chưa sâu sắc, diễn quan đến câu hỏi, hoặc Người ăn xin và cậu bé trong truyện đều đạt chưa thật rõ. không trả lời. cảm thấy mình đã nhận được: Sự đồng cảm, tình yêu thương giữa người với người, thứ tình cảm ấy có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.
  5. Phần II: VIẾT (4 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (3,0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đảm bảo hình thức một - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác bài văn: Có 3 phần: Mở bài, thân phẩm, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm bài, kết bài - Thân bài: 0.25 Bài viết thiếu một trong các phần +Nêu nội dung chính của tác phẩm 0.0 Chưa tổ chức được bài văn gồm +Nêu chủ đề của tác phẩm 3 phần như yêu cầu, hoặc viết sai +Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét hình thức một bài văn đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác ( Mỗi ý tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về nhau nhưng cần thể hiện được các nội dung sau: trong tiêu tác phẩm a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác chí được tối - Nêu nội dung chính của tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về truyện “Người ta 0.25 phẩm ăn xin” điểm) - Nêu chủ đề của tác phẩm b. Thân bài: - Chỉ ra và phân tích tác dụng của * Nêu nội dung chính của tác phẩm: một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Cậu bé gặp người ăn xin trên đường - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của nhưng thật éo le, cậu không có tiền bạc hay vật tác phẩm. chất gì đáng giá để cho ông cụ. 1.0- 1.5 - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, - Trước tình huống đó, cậu bé chỉ biết nắm tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về tay người ăn xin và nói những lời ấm áp yêu tác phẩm thương đề chia sẻ với nỗi bất hạnh của ông cụ. - Nêu nội dung chính của tác → Câu chuyện ngắn gọn, nhà văn tạo dựng bối phẩm nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc cảnh đơn giản nhưng lại giúp nhân vật thể hiện - Nêu chủ đề của tác phẩm nhưng rõ tính cách, phẩm chất của mình. chưa đầy đủ, sâu sắc *Nêu chủ đề của tác phẩm: - Chỉ ra và phân tích tác dụng của Truyện bàn về sự cho và nhận trong cuộc sống một số nét đặc sắc về hình thức * Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nghệ thuật của tác phẩm. nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của phẩm: tác phẩm. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tác giả làm 0.25- 0.5 - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, nổi bật tính cách, phẩm chất nhân vật “tôi” qua tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về ngôn ngữ, hành động ( một cậu bé có tấm lòng tác phẩm
  6. - Nêu nội dung chính của tác đẹp, biết yêu thương, sẻ chia với những cảnh phẩm nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc đời, con người bất hạnh trong cuộc sống; biết - Nêu chủ đề của tác phẩm nhưng cách đối xử vô cùng văn hóa, đúng mực, rất chưa đầy đủ, sâu sắc đáng trân trọng.) - Chưa chỉ ra và phân tích tác - Nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và xây dựng tình dụng của một số nét đặc sắc về huống truyện: hình thức nghệ thuật của tác + Câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật phẩm. "tôi" là người trực tiếp tham gia câu chuyện nên - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của kể lại một cách chân thực, tạo độ tin cậy cao tác phẩm. cho người đọc. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không + Tình huống truyện đơn giản nhưng bộc lộ làm bài được phẩm chất của nhân vật “tôi” - Cách đặt nhan đề thú vị, gợi sự tò mò cho người đọc khám phá câu chuyện; nhan để thể hiện được chủ đề của văn bản. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.25- 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 1. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2