intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức Tổng độ % điểm TT Nội nhận dung/ thức Kĩ Đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truyệ hiểu n ngắn/ Văn 4 0 3 1 0 1 0 1 60 bản nghị luận 2 Viết Viết bài văn phân tích 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 tác phẩm truyệ n Tổng 20 10 15 25 0 20 0 10 100 Tỉ lệ 40% 10% 30% 20% % Tỉ lệ chung 70% 30% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Mức độ Thông TT Kĩ năng Nhận Vận dụng n vị kiến đánh giá hiểu Vận dụng biết cao thức 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 4 TN 2TL 1TL nghị luận biết: 3 TN - Nhận
  2. biết sự vật, sự việc, đối tượng được nói đến trong văn bản. - Nhận biết được kiểu câu, các biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu được phương tiện liên kết của văn bản. - Phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. - Hiểu được nội dung của văn bản. Vận dụng: - Thể hiện quan điểm về một vấn đề được đặt ra trong văn
  3. bản. Vận dụng cao: - Suy nghĩ về những việc cần làm của bản thân về thông điệp được đặt ra trong văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* văn phân biết: tích tác - Xác phẩm định kiểu truyện bài: Viết bài văn phân tích tác phẩm truyện - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Xác định chủ đề/ nội dung chính của tác phẩm truyện. Thông hiểu: Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của tác phẩm truyện về cả nội dung và nghệ
  4. thuật. Vận dụng: Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt, chi tiết, lời văn... Tổng 4 TN 3TN 2 TL 2 TL Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  5. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: “Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.” (Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020) Chọn phương án (A hoặc B, C, D) trong các câu từ 1 đến 7 rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Theo tác giả, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gây ra tác động như thế nào? A. Tới mọi mặt đời sống của tất cả các loài thú rừng. B. Tới mọi mặt của đời sống con người trên thế giới. C. Tới mọi mặt của đời sống con người và các loài cây. D. Tới mọi mặt, mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật. Câu 2. Trong đoạn trích, những sinh vật có sức chống trả càng yếu sẽ như thế nào trước sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường? A. Dễ hoà nhập với mọi trạng thái của môi trường tự nhiên. B. Sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. C. Thích nghi cao với ô nhiễm môi trường dù khí hậu có biến đổi. D. Không chịu ảnh hưởng từ môi trường sống và phát triển mạnh mẽ. Câu 3. Xét theo mục đích nói thì câu văn: “Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu trần thuật. B. Câu nghi vấn. C. Câu cảm thán. D. Câu cầu khiến. Câu 4. Theo tác giả, thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn chúng ta phụ thuộc vào điều gì? A. Phụ thuộc vào việc trồng cây và phủ xanh đồi núi. B. Những sinh vật có sức mạnh mẽ và sức chống trả yếu. C. Phụ thuộc vào chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. D. Phụ thuộc vào việc thu gom rác và dọn rác ở những bãi biển. Câu 5. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: “Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”? A. Dễ hình dung về tầm quan trọng của sự cố gắng trong cuộc sống. B. Khiến cho sự vật, sự việc được nói đến trong câu trở nên gần gũi. C. Nhấn mạnh cần sự chung tay của nhiều người để Trái Đất tốt đẹp hơn. D. Tạo liên tưởng về việc Trái Đất cũng là đồng đội của ta trên mọi hành trình.
  6. Câu 6. Con người cần phải làm thế nào để Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn? A. Các nước giàu có và phát triển bảo vệ môi trường sống của họ. B. Mọi người, mọi quốc gia biết bảo vệ và giữ gìn môi trường sống. C. Các nước nghèo, nước chậm phát triển tự bảo vệ môi trường sống của họ. D. Các nước phát triển dồn rác thải sang các nước nghèo, nước chậm phát triển. Câu 7. Các câu văn sao sử dụng những phép liên kết hình thức nào: “Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi.”? A. Phép lặp, phép nối. B. Phép tu từ, phép thế. C. Phép thế, phép nối. D. Phép liên tưởng, phép nối. Đối với các câu 8, 9, 10 ghi câu trả lời vào giấy làm bài. Câu 8 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 9 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: “Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay” không? Vì sao? Câu 10 (0,5 điểm). Em đã và sẽ làm gì góp phần bảo vệ môi trường sống để Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn? (nêu ít nhất 2 việc làm) II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích tác phẩm truyện “Người thầy và những tờ tiền cũ”? NGƯỜI THẦY VÀ NHỮNG TỜ TIỀN CŨ Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó… Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”. Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó. Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân - lễ - nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”. Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao
  7. không đợi con về…!?”. Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về. (Dẫn theo Báo Tuổi trẻ online, ngày 20/02/2006) ............ Hết .............. (Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 A. Hướng dẫn chung: - Thầy cô giáo dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1-7 3.5 1 2 3 D B A Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
  8. 8 Nội dung đoạn 1.0 trích: - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gây tác động tới tất cả sự sống trên Trái Đất. - Tương lai như thế nào là phụ thuộc vào cách con người đối xử với môi trường nên mỗi người cần chung tay bảo vệ môi trường. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đầy đủ 2 ý như đáp án: 1.0 điểm - Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0.25 – 0.75 điểm - Không trả lời: 0 điểm 9 Học sinh có thể trả 1.0 lời đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần giải thích hợp lí với sự lựa chọn. Gợi ý: - Nếu đồng tình với ý kiến “Thế hệ tương lai phải trả giá cho những gì chúng ta làm ngày
  9. hôm nay”, cần nêu được: Những việc làm xấu của con người hiện tại sẽ gây tổn hại môi trường, dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; mất cân bằng sinh thái; gây ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán; ô nhiễm môi trường; làm giảm chất lượng cuộc sống...; ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế xã hội, tác động xấu đến sức khỏe của chính con người... - Nếu đồng tình với ý kiến “Thế hệ tương lai sẽ biết ơn những gì chúng ta làm ngày hôm nay”, cần nêu được: Những hành động bảo vệ môi trường của con người hiện tại sẽ góp phần tạo nên môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, cân bằng hệ sinh thái; giảm thiểu những
  10. tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống con người trong tương lai. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1 điểm - Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0,25 - 0.5 điểm - Không trả lời: 0 điểm 10 HS nêu 02 việc 0.5 làm để góp phần bảo vệ môi trường sống, để Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn: Ví dụ: + Có lối sống hoà hợp với môi trường, tích cực bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước… + Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá và khai thác rừng bừa bãi, bảo vệ các loài động vật quý hiếm,
  11. nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người... + Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và đồ dùng bằng nhựa, tái chế rác thải, tái sử dụng giấy… nhằm giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 việc làm hợp lí: 0,5 điểm - Học sinh trả lời đúng một ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,1 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng
  12. thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. II LÀM VĂN 4.0 Viết bài văn phân tích tác phẩm truyện. a. Đảm bảo hình 0,25 thức và cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm truyện. - Đảm bảo hình thức của một bài viết hoàn chỉnh. - Cấu trúc gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng 0.25 đối tượng cần phân tích: Bài văn viết theo thể loại nghị lận văn học về tác phẩm truyện: “Người thầy và những tờ tiền cũ”. c. Triển khai bài văn Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các
  13. yêu cầu sau: * Giới thiệu truyện 0.25 ngắn và nêu cảm nhận chung về tác phẩm “Người thầy và những tờ tiền cũ”. *Trình bày cảm 2.25 nghĩ về nét độc đáo của trác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật: - Xác định chủ đề/ nội dung chính truyện: Cảm nhận được tình thầy trò cao quý và sự hi sinh của thầy đối với học trò. Qua đó, gửi gắm thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng thầy cô trong cuộc sống của mỗi con người. - Nêu cảm nghĩ về một số nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật: * Niềm vui và nồi buồn của câu học trò khi đỗ đại học - Niềm vui: nhận được tin đỗ đại
  14. học: hạnh phúc, tự hào - Nỗi buồn: nhà nghèo: Không có tiền đi học, bố mẹ không thể lo đủ cho chàng trai đi học tiếp. - Tâm trạng người học trò: Biết tin báo ngay cho thầy đầu tiên: Muốn chia sẻ niềm vui cùng thầy vì thầy là người duy nhất truyện động lực cho anh, đặt hi vọng vào anh. - Mở đầu đơn giản, nhẹ nhàng, chủ đề quen thuộc. * Tình cảm của người thầy dành cho trò - Hành động: + Tặng những cuốn sách: Trao thêm hi vọng tri thức cho trò vào tương lai. + Gói gém những tờ tiền trong bọc toàn 10.000đ đã cũ: Chắt chiu nâng bước cho học trò nghèo vào đời bằng chính gom
  15. góp, khó nhọc của mình. + Lên thăm trò cho tiền, động viên: yêu thương như tình yêu của cha dành cho con. - Tình cảm của trò: + Luôn nhớ ân tình của thầy: Là người hiểu biết, có nhân đức. + Đau đớn khi nghe tin thầy mất: Con người có tình yêu thương, biết ơn sâu sắc với người đã giúp đỡ mình. - Bản tình ca tha thiết rực cháy về tình thầy trò đã gửi lại cho ta rất nhiều thông điệp cao quý, nghẹn ngào. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm – 1,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung
  16. chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.. - Cảm nhận về nội 0.25 dung, nghệ thuật của truyện ngắn “Người thầy và những tờ tiền cũ” và đánh giá chung về tác phẩm. d. Chính tả, ngữ 0.25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài văn có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện cảm nhận sâu sắc về câu chuyện; có cách diễn đạt mới mẻ, giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
  17. Tổng điểm 10,0 Ghi chú: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Học sinh khuyết tật trả lời Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 7 (mỗi câu đúng 0,75 điểm), phần trả lời ngắn và phần Viết (làm được ở mức tương đối 4,75 điểm) DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TPCM Lê Thị Bích Hạnh Nguyễn Thị Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2