intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Thăng Bình” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ tự do (sáu chữ) Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn giải thích Số câu hiện tượng tư nhiên 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức cao 1 Đọc hiểu Thơ tự Nhận biết: 4 TN do (sáu -Nhận biết được thể 3TN + 1TL 1TL chữ) thơ 1TL -Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức của bài thơ. - Biện pháp tu từ - Kiểu câu chia theo mục đích nói. Thông hiểu: - Công dụng của dấu chấm lửng. - Ý nghĩa của hình ảnh thơ. - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ. - Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ. Vận dụng: - Nhận xét được nội
  2. dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* văn giải được yêu cầu của một thích bài văn giải thích hiện hiện tượng tư nhiên. tượng tự Thông hiểu: Viết nhiên đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: Viết được một bài văn giải thích hiện tượng tư nhiên theo một trình tự hợp lí; có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá hiện tượng tư nhiên; sáng tạo trong việc dùng từ, đặt câu,… Tổng 4 TN 3 TN+ 1TL 2TL 1TL Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 % 30 % HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH III. ĐỀ KIỂM TRA UBND HUYỆN THĂNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MÔN: NGỮ VĂN 8
  3. THỜI GIAN: 90 PHÚT Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: MẸ (Viễn Phương) Con nhớ ngày xưa mẹ hát Hoa sen lặng lẽ dưới đầm Hương hoa dịu dàng bát ngát Thơm tho không gian thời gian Mẹ nghèo như đóa hoa sen Tháng năm âm thầm lặng lẽ Giọt máu hòa theo dòng lệ Hương đời mẹ ướp cho con Khi con thành đóa hoa thơm Đời mẹ lắt lay chiếc bóng Con đi…chân trời gió lộng Mẹ về…nắng quái chiều hôm Sen đã tàn sau mùa hạ Mẹ cũng lìa xa cõi đời Sen tàn rồi sen lại nở Mẹ thành ngôi sao trên trời. (Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục, năm 1999) Ghi lại chữ cái ở đầu câu câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7, mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Sáu chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Bảy chữ Câu 2. Bài thơ có mấy khổ thơ? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 3. Câu thơ “Mẹ nghèo như đóa hoa sen” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu “Con nhớ ngày xưa mẹ hát.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu cầu khiến B. Câu trần thuật C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn Câu 5. Dấu chấm lửng trong hai câu thơ “Con đi… chân trời gió lộng/Mẹ về… nắng quái chiều hôm” dùng để làm gì? A. Diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, xúc động.
  4. B. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt lê hết. C. Nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của điều muốn thể hiện. D. Dùng để tách các bộ phận trong câu thơ. Câu 6. Em hiểu nghĩa của cụm từ “lìa xa cõi đời” trong câu thơ “Mẹ cũng lìa xa cõi đời” như thế nào? A. Mẹ đã già B. Mẹ bị ốm C. Mẹ đã mất D. Mẹ mệt mỏi Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất về hình ảnh thơ của bài thơ? A. Hình ảnh thơ vừa gần gũi, gợi cảm vừa mang ý nghĩa biểu tượng. B. Hình ảnh thơ nhẹ nhàng, lãng mạn, bay bổng. C. Hình ảnh thơ thể hiện trí tưởng tượng phong phú, hấp dẫn người đọc. D. Hình ảnh thơ phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ thứ ba. Câu 9 (1,0 điểm). Nhận xét về cách thể hiện tình cảm của tác giả đối với người mẹ trong bài thơ. Câu 10 (0,5 điểm). Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn (khoảng 6-7 dòng) nói về ý nghĩa của tình cảm mẹ con trong cuộc sống. Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng lũ lụt ở địa phương em. ---Hết--- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM
  5. Phần I: Đọc – hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 A 0.5 2 C 0.5 3 C 0.5 4 B 0.5 5 A 0.5 6 C 0.5 7 A 0.5 8 - Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ: đóa hoa thơm, chiếc bóng, chân 1,0 trời gió lộng, nắng quái chiều hôm. - Giá trị của các biện pháp tu từ: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. + Gợi hình ảnh người con với tương lai rộng mở, tươi sáng còn mẹ cô đơn, già nua, mong manh. + Thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng, xót xa, lo lắng của con dành cho mẹ. 9 - Tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ thật chân thật, xúc động. Bài 1,0 thơ thể hiện lòng biết ơn, ngợi ca người mẹ quê nghèo, lam lũ, luôn yêu thương, chăm sóc và dành những gì tốt đẹp nhất cho con. - Tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sâu sắc; ngôn từ và hình ảnh thơ mộc mạc, gợi cảm; … 10 Đảm bảo nội dung và hình thức của đoạn văn. 0,5 Phần II: Viết (4,0 điểm) Yêu cầu Điểm 1. Yêu cầu chung: - Kiểu bài: thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên. - Vấn đề nghị luận: hiện tượng lũ lụt ở địa phương - Đảm bảo kết cấu chặt chẽ, nội dung rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... 2. Yêu cầu cụ thể 0,5 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Giải thích hiện tượng lũ lụt ở địa phương HS c. Trình bày yêu cầu thành bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên (lũ lụt ở địa phương) và đưa ra cái nhìn 2,5 bao quát về hiện tượng này. * Thân bài:
  6. - Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng: thường có mưa lớn kéo dài trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12; nước ở các dòng sông, suối dâng cao; mưa kết hợp với nước thượng nguồn đổ về khiến vùng đồng bằng bị ngập nhiều đợt;… - Nêu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở địa phương: Quy luật của tự nhiên; biến đổi khí hậu toàn cầu; tác động của con người: khai thác rừng, khai thác cát ở các dòng sông;… - Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống con người: + Tác hại: Gây xói mòn đất, sạt lở đường sá; hư hỏng các công trình kiến trúc; thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, học tập; có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người;… + Lợi ích: Mang lại phù sa cho đất đai; diệt sâu bọ, chuột cho sản xuất nông nghiệp; cung cấp nguồn thuỷ sản;… - Nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng. + Có chính sách đúng đắn trong việc quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ lợi; khai thác rừng;… + Có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của lũ lụt. + Biết tận dụng những lợi ích mà lũ lụt mang lại. * Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá hiện tượng tư nhiên; sáng tạo trong việc dùng từ, đặt câu,… 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2