intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quốc Toản

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

28
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quốc Toản”, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. PHÒNG  GD­ĐT  NINH SƠN       TIẾT 173­174: KIỂM TRA CUỐI KỲ II  TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn:  Ngữ văn  – Lớp 9 Năm học:  2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I. Mục đích đề kiểm tra: 1. Kiến thức:   Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ  văn 9   với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng: ­ Đọc­ hiểu văn bản. ­ Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học). 3. Thái độ:   ­ Chủ động, tích cực trong việc lưa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. ­ Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức đề: Tự luận (90 phút) III. Thiết lập ma trận * MA TRẬN TỔNG:  Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng  Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao ­  Ngữ   liệu:  ­   Nhận   diện  được    ­  Hiểu  được  Lý   giải  được  Văn bản nghệ  thể   loại,   phương  vai trò, tác dụng  nguyên nhân cách  thuật   ngoài  thức   biểu   đạt   của  của biện pháp tu  hiểu của bản thân  chương trình đoạn trích/ văn bản; từ   được   sử  về   một   chi   tiết  ­ Tiêu chí lựa  ­  Xác   định  được  dụng trong đoạn  trong   đoạn trích/  I.  chọn   ngữ  cảm   xúc   chủ   đạo,  trích/ văn bản; văn   bản   để   vận  Đọc  liệu:   một  chủ đề tư tưởng của  ­  Hiểu  được   ý  dụng vào thực tế. hiểu đoạn trích/văn  đoạn trích/văn bản; nghĩa,   nội   dung  bản   hoàn  ­   Chỉ  ra  được kiến  của từ ngữ, hình  chỉnh  thức tiếng Việt xuất  ảnh     xuất   hiện  (khoảng 200 – hiện   trong   đoạn  trong đoạn trích/  300 chữ). trích/ văn bản. văn bản. Số câu 2 1 1 4 Tổng Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% Viết   một   đoạn  Viết   một   bài  văn   nghị   luận   xã  văn   nghị   luận  II.Tạ hội   khoảng  7­10  văn học. câu   (chủ   đề   tích   o lập  hợp, có liên quan   văn  hoặc kết nối với   bản phần   ngữ   liệu   đọc   hiểu   mang   tính thực tiễn) Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70%
  2. Số câu 2 1 2 1 6 Tổng  Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10.0 cộng Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100% * MA TRẬN CHI TIẾT ĐỀ 1 Mức độ cần đạt Vận  Nội dung Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng  cao I. Đọc  ­Ngữ   liệu:  ­Nhận   diện  Hiểu  được  Lý   giải  hiểu (Trích   “Nếu   được     phương  nội   dung  được   giải  biết   trăm   năm   thức biểu đạt; trong   đoạn  pháp   của   cá  là   hữu   hạn” ­  ­Chỉ ra được  trích/ văn bản. nhân   trong  Phạm   Lữ   Ân,   thành   phần   biệt  vấn   đề   cụ  NXB   Hội   nhà   lập     và   tên   gọi  thể. văn,2017) trong   câu   văn   cụ  thể. Số câu 2 1 1 4 Tổng Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II.Tạ Đoạn   văn  Viết đoạn  o lập  nghị   luận   xã  văn  văn  hội bản Khoảng  7­10  câu. Bài   văn   nghị  Viết bài  luận văn học. văn Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng  Số câu 2 1 2 1 6 cộng Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
  3. TIẾT 173­174: KIỂM TRA CUỐI KỲ II  PHÒNG  GD­ĐT  NINH SƠN Môn:  Ngữ văn  – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học:  2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh: ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ................................................ Lớp: ......... Đề kiểm tra: (có 01 trang) I.  Đọc hiểu văn bản  (3.0điểm):Đọc văn bản dưới đây rồi trả lời từ câu 1 đến câu 4. “Mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để   chúng ta không vì thèm khát vị  thế  cao sang mà rẻ  rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ  ta,   phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế  mà chúng ta cần nhìn   thấy. Để  trân trọng. Không phải để  mặc cảm. Để  bình thản tiến bước. Không phải để  tự  ti. Nếu   tất cả  đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ  quét rác trên đường phố ? Nếu tất cả  là bác sĩ nổi   tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới những luống rau? Nếu tất cả là kĩ sư thì ai sẽ gắn những con   chíp vào máy tính?  Phần đông chúng ta cũng sẽ là những người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn   cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.” (Trích  “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”  ­ Phạm Lữ  Ân, NXB   Hội nhà văn,2017) Câu 1.(0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2.(0.5đ) Xác định thành phần biệt lập và tên gọi của nó có trong câu văn sau:  “Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường.” Câu 3.(1.0đ) Theo tác giả,“lý do để  chúng ta không vì thèm khát vị thế  cao sang mà rẻ  rúng công   việc bình thường khác” là gì? Câu 4.(1.0đ) Theo em, tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì khi cho rằng: “luôn có một đỉnh cao   cho mỗi nghề bình thường.” ? II. Tạo lập văn bản (7.0điểm): Câu1.(2.0đ) Viết một đoạn văn nghị  luận (khoảng 7­ 10 câu) nêu suy nghĩ của em về  vai trò của  sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2.(5.0đ)  Vẻ  đẹp của nhân vật Phương Định  trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” ­ Lê  Minh Khuê (Ngữ văn 9 –tập 2).
  4.   ………..Hết…………. TIẾT 173­174: KIỂM TRA CUỐI KỲ II PHÒNG  GD­ĐT  NINH SƠN Môn:  Ngữ văn  – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học:  2020 – 2021 Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Biểu  n /  Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể điểm câu I. Đọc hiểu văn bản 3.0đ 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5 2 “phần đông” là thành phần biệt lập phụ chú. 0,5 Theo tác giả, “lý do để  chúng ta không vì thèm khát vị  thế  cao sang mà rẻ  rúng   1,0 3 công việc bình thường khác” là: Mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này  và đều đáng được ghi nhận. Lời khuyên của tác giả: 1,0 ­ Mỗi nghề đều có một vị trí và ý nghĩa trong xã hội. Đừng mặc cảm, tự ti về  nghề mình đã chọn. 4 ­ Phải tâm huyết với nghề, nỗ lực để  đạt thành quả  cao nhất, để  vươn đến   đỉnh cao của nghề. ( Thí sinh có thể đưa ra các giải pháp khác nhưng không vi phạm chuẩn mực đạo   đức và pháp luật) II.                            Tạo lập văn bản 7.0đ 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.  0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết  1,0 hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:  ­Giải thích khái niệm:Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị,  những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại ngay trong con người mình,…
  5.  ­Bàn luận:  + Biểu hiện của sự  tự  tin: Sự  tự  tin trong cuộc sống có thể  được biểu hiện  ở  những việc làm nhỏ nhất (Nêu một số biểu hiện cụ thể). + Vai trò của sự tự tin: Giúp con người tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự  nghiệp; có thể  hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn; mang lại khả năng quyết đoán. Giúp ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất  tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu nay chúng ta không biết. Tự  tin sẽ  tiếp thêm cho ta sức mạnh và nghị  lực để  có thể  vượt qua thất   bại, khó khăn trước mắt để  tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn   đến thành công trong công việc. ­Bài học nhận thức và hành động: + Cần rèn luyện phẩm chất tự tin của bản thân. + Khẳng định sự quan trọng và cần thiết của tự tin trong cuộc sống. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.  0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  pháp, ngữ  nghĩa  0,25 tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài,   0,25 Kết bài. Mở  bài giới thiệu vấn đề  nghị  luận; Thân bài triển được các luận điểm  làm rõ nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. Đặc biệt vận dụng  hiệu quả 6 thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận,   bác bỏ). b.       b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. 0,25        c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu   4,0 sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn   chứng: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; phối hợp tốt các phương thức biểu   đạt(nghị  luận, biểu cảm); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ  và dẫn chứng.  Thí sinh có  thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: *Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: ­ Giới thiệu truyện ngắn  Những ngôi sao xa xôi  là tác phẩm đầu tay của Lê Minh  Khuê nhà văn nữ  chuyên viết về  cuộc sống chiến  đấu của tuổi trẻ  nơi tuyến  đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. ­ Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế  hệ  trẻ  thời kì kháng chiến chống  Mỹ. *Cảm nhận về truyện ngắn và nhân vật: + Khái quát, dẫn dắt vấn đề: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao   xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ  vô cùng   gian khổ, ác liệt; ­ Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến   đường Trường Sơn; ­ Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ  dọc Trường Sơn đi cứu nước ­ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”; ­ Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp 
  6. tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con   người đời thường.      . *Vẻ  đẹp của Phương Định thể  hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu   nước thiết tha (từ  biệt gia đình, quê hương để  vào chiến trường, bất chấp mọi   gian khổ, hiểm nguy). Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ  ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường.       + Cô vào chiến trường ba năm, sống  ở  cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên  tuyến đường Trường Sơn.    + Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố  bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.        . *Vẻ  đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương   Định về  công việc, chiến tranh và cái chết:Có tinh thần trách nhiệm với công  việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày,   hành động chuẩn xác, thuần thục→ Sự  khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm   hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở  nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng   cách mạng.              * Vẻ  đẹp tâm hồn trong sáng, mơ  mộng:   Phương Định nhạy cảm, mơ  mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm   tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc.     + Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn  nhiên.     + Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội.      *  Nghệ  thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn,  ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc.     + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ  tính     + Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng      *Suy nghĩ về  thế hệ trẻ thời chống Mỹ: Là thế hệ chịu nhiều đau thương,  gian khổ, hy sinh.Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình. Là thế hệ  trẻ giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời. *Tổng kết vấn đề nghị luận. Tác giả  xây dựng hình  ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả  trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất. ­ Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế  giới nội tâm phong   phú của Phương Định. ­ Là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.  0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  pháp, ngữ  nghĩa  0,25 tiếng Việt. Tổng cộng 10.0đ Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho   điểm.
  7. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi   câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp   án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.      Nhơn Sơn, 10/04/2021  Ban giám hiệu duyệt      Giáo viên ra đề   Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2