Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2021-2022) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng NLĐG I. Đọc hiểu VB - Ngữ liệu: văn bản -Nêu phương - Hiểu được vai trò, nhật dụng, văn bản thức biểu đạt. tác dụng của các văn học - Nhận diện biện pháp tu từ. - Tiêu chí lựa chọn biện pháp tu - Hiểu được nội ngữ liệu: 01 đọan từ. dung câu văn trong trích/văn bản hoàn văn bản. chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình. Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản Nghị luận xã hội Viết 01 đoạn văn: Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Nghị luận văn học Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật và kỹ năng làm bài để viết bài văn phân tích một đoạn thơ. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
- UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau đây: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.(Đoạn 1) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (Đoạn 2) Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.(Đoạn 3) Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời. (Đoạn 4) (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71) Câu1:(1.0 điểm)Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2:(1.0 điểm)Chỉ rõ và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3:(1.0 điểm)Em hiểu như thế nào về ý kiến: “... tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.” II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm) Câu 1:(2.0 điểm)Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.” Câu 2:(5.0 điểm)Em hãy phân tích đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
- (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.56) …………………… Hết …………………… HƯỚNG DẪN CHẤMMÔN: NGỮ VĂN 9 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
- I. Câu Nội dung Điểm ĐỌC hỏi – HIỂ U VĂN BẢN
- Câu 1 Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận 1.0 1.0 đ
- Câu 2 - Chỉ được 01 trong 02 biện pháp tu từ: 0.5 điểm 1.0 đ - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: 0.5 điểm + Điệp ngữ: "người có tính khiêm tốn" 0.5 Tác dụng: nhằm nhấn mạnh về những đặc điểm của người có đức 0.5 tính khiêm tốn. + Liệt kê: "tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, 0.5 học hỏi thêm" Tác dụng: nhằm diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn biểu hiện của tính 0.5 khiêm tốn
- Câu 3 Ý kiến: "...tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thật ra 1.0 chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la" có nghĩa là: 1.0 đ Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như những giọt nước trong thế giới rộng lớn vô hạn "đại dương bao la". Vì thế mỗi người cần phải khiêm tốn học hỏi.
- II. Câu 1 Yêu cầu: viết đúng hình thức đoạn văn; có mở đoạn, phát triển đoạn TẠO và kết thúc đoạn. LẬP 2.0 đ Nội dung:cần đảm bảo các ý sau: VĂN - Giải thích: Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề 0.5 BẢN cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn,thực hiện được mục tiêu đề ra. => Khiêm tốn là đức tính không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. - Phân tích, chứng minh: + Con người phải khiêm tốn vì cá nhân dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Phải luôn học hỏi, học nữa, học mãi. 0.5 + Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. + Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng được mọi người yêu quý. + Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. + Nêu biểu hiện, dẫn chứng của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống, trong học tập - Bàn luận, mở rộng: + Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. 0.5 + Phê phán những người thiếu khiêm tốn luôn tự cao, tự đại cho mình là nhất và coi thường người khác. - Bài học và liên hệ bản thân: + Trân trọng những người khiêm tốn 0.5 + Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để thành công trong cuộc sống.
- Câu 2 a. Hình thức:là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi 5.0 đ chính tả, diễn đạt, ngữ pháp. b. Nội dung: Đảm bảo một số ý sau: I. Mở bài - Vài nét về nhà thơ Thanh Hải - Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ 0.5 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và con người. II. Thân bài: tập trung phân tích (4.0 đ) a. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước – Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân 0.5 của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là “người cầm súng” và “người ra đồng” + “Người cầm súng” và “người ra đồng” là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ 0.5 ra đời. + Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” gắn liền với hình ảnh “lộc” đã gợi cho người đọc liên tưởng đến lá ngụy trang trên lưng người ra trận, lá mạ non trên tay người ra đồng. Điệp từ “mùa xuân” 0.5 và điệp từ “lộc” đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sức sống căng tràn của mùa xuân. – Điệp từ “tất cả” được kết hợp với những từ láy “hối hả”, “xôn xao” 0.5 làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương. b. Niềm tự hào, niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước – Cụm từ “bốn ngàn năm” và nghệ thuật nhân hóa thông qua các tính từ “vất vả”, “gian lao” như lời tổng kết về hành trình lịch sử của dân 0.5 tộc. – Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa: vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với 0.5 không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi. – Cấu trúc song hành “đất nước bốn ngàn năm”, “đất nước như vì sao” 0.5 đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. – Cụm từ “cứ đi lên phía trước” như một lời khẳng định, một sự thể 0.5 hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước. III. Kết bài: – Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung, giá trị nghệ thuật của khổ 2, khổ 3 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và nêu cảm nhận của 0.5 bản thân. Lưu ý : Giáo viên chấm linh động theo hướng mở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1238 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 453 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
34 p | 239 | 14
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 281 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 122 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 184 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 53 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 86 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 250 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 90 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 50 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 213 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn