intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian: 90 phút không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức... (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1 (1.0 điểm). Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2 (1.0 điểm). Xác định một phép liên kết câu và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó trong đoạn văn mở đầu. (Năm tháng qua đi… dằn vặt bạn mỗi ngày) Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính đoạn trích trên. (bằng một hoặc hai câu văn) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn nghị luận nói về ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ. Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. (Trích “Viếng lăng Bác”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) ………..HẾT………. Họ và tên thí sinh:……………………………………………Số báo danh:…………… Chữ kí giám thị 1: ………………………………………………………………………..
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 1.0 * Học sinh có thể chỉ ra được 01 phép liên kết câu và từ ngữ thực hiện phép liên kết đó, GV cho 1 điểm. (Chỉ nêu được phép liên kết, không nêu được từ ngữ thực hiện, GV 2 cho 0.5 điểm) 1.0 - Phép lặp: Ước mơ-ước mơ ĐỌC - Phép thế: Nó thay thế cho ước mơ HIỂU ….. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: 3 - Cần theo đuổi những ước mơ chân chính, tốt đẹp. 1.0 - Khi theo đuổi ước mơ, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện... 1. Từ nội dung của đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội nói về ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ. 1.1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. 1.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ 1.3. Nội dung nghị luận: 1 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: - Trong cuộc đời người ta phải theo đuổi ước mơ bằng khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm TẠO vượt qua những khó khăn, thử thách…. để thực hiện ước 2.0 LẬP mơ. VĂN - Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi BẢN con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. - Cuộc sống của mỗi người chỉ đầy đủ, ý nghĩa khi con người phải tự mình theo đuổi ước mơ. 2. Nghị luận văn học * Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ . Trình bày được những cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. - Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, lời văn có cảm xúc. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo
  3. nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 2.1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 0.5 - Cảm nhận chung về đoạn thơ: vị trí – ý nghĩa: Đoạn thơ diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và mong ước thiết tha được ở mãi bên Người. 2.2. Thân bài * Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác: (khổ thơ 3) - Khung cảnh trong lăng: trang nghiêm, tĩnh lặng, trong sáng và tinh khiết. Hình ảnh Bác: nằm trong giấc ngủ bình yên- giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Bác đã ra đi nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác như đang ngủ 1.0 trong tình yêu thương, nâng giấc của cả con người và tạo vật. Vầng trăng dịu hiền gợi ta liên tưởng tới tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Người. - Hình ảnh ẩn dụ (trời xanh) khẳng định sự trường tồn của 0.5 Bác. - Cảm xúc của nhà thơ trước thực tại: đau đớn, xót xa trước thực tế Bác đã ra đi. (từ nhói) 0.5 * Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được ở mãi bên người của nhà thơ: (khổ thơ cuối) - Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: Lưu luyến, không muốn dời xa. 0.5 2 - Ước nguyện: làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu – Hóa thân vào thiên nhiên, cảnh vật quanh lăng để được gần gũi bên Người (điệp ngữ: muốn làm). 1.0 * Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình 0.5 cũng là tiếng lòng chung của những người con đất Việt một cách chân thành và cảm động. - Nghệ thuật: Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đẹp giàu tính biểu tượng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị và hàm xúc âm vang. 2.3. Kết bài Khẳng định đóng góp của đoạn trích vào thành công của 0.5 tác phẩm. * Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng Giáo viên cần linh hoạt khi chấm điểm, cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo hợp lí của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2