intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS 19 .8, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS 19 .8, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mức Tổng độ nhận Nội thức dung/ Thôn Vận Kĩ đơn Nhận g Vận dụng năng vị biết dụng hiểu cao TT kiến (Số (Số thức câu) (Số (Số câu) câu) câu) TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Đoạn hiểu trích: “ (Số câu) Nhữn g ngôi sao xa 0 04 0 01 0 01 0 06 xôi” của Lê Minh Khuê Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm 2 Viết Văn nghị (Số ý/ luận câu) về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 một đoạn thơ. Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 40 30 20 10 100 thức
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn Mức độ Chủ đề vị kiến đánh giá Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng thức hiểu cao 1 Đọc hiểu Đoạn Nhận 4 TL 1 TN 1 TN trích: “ biết: Những - Phương ngôi sao thức biểu xa xôi” đạt chính. của Lê - Câu đặc Minh biệt. Khuê. - Xác định và gọi tên thành phần biệt lập - Phép liên kết câu. Thông hiểu: - Hiểu và nêu được nội dung chính của đoạn trích. Vận dụng: - Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về của mình
  3. về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Viế 2 Viết Nhận 1*TL 1*TL 1*TL 1*TL t bài văn biết: nghị luận Nhận biết về một được yêu đoạn thơ: cầu của đề Cảm về kiểu văn bản nhận của nghị luận em về về một ước đoạn thơ. nguyện Thông của Viễn hiểu: Viết Phương đúng về qua đoạn nội dung, thơ cuối. về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) của kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ: Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ cuối. Vận dụng: Viết được bài nghị luận về một đoạn thơ: Cảm nhận của
  4. em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ cuối. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn chi tiết đặc sắc, sinh động, biết kết hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả phù hợp, sinh động. Tổng 3+1*TL 1+1* TL 1+1* TL 1* TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  5. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 19.8 NĂM HỌC 2022 – 2023 Họ tên HS:…………………… MÔN: NGỮ VĂN 9 Lớp: ……. THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê Số báo danh I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...” ( Trích Những ngôi sao xa xôi –Lê Minh Khuê) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2. (1.0 điểm) Em hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích. Câu 3. (0.5 điểm) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Câu 4. (1.0 điểm) Em hãy xác định các phép liên kết câu trong đoạn trích. Câu 5 (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn trên. Câu 6. (1.0 điểm) Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ về của mình về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. II. VIẾT (5.0 điểm) Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
  6. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập 2,NXB Giáo dục, 2008, tr 58-59) ..........Hết...... Người ra đề Hồ Thị Minh Tri HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. ĐỌC- HIỂU CÂU TIÊU CHÍ CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự. 0.5 2 Học sinh xác định được và gọi tên thành phần biệt lập: 1.0 - Chắc có 0.5 - Thành phần tình thái: 0.5 3 Học sinh tìm câu đặc biệt: “Vắng lặng đến phát sợ”. 0.5 Học sinh xác định được các phép liên kết câu trong đoạn trích: 1.0 - Phép lặp từ ngữ: tôi, các anh ấy, quả bom; (Có thể xác định 0.5 4 một từ phép lặp) - Phép thế: Các anh cao xạ - các anh ấy. 0.5 HS hiểu và nêu được nội dung đoạn trích: Đoạn trích thuật lại khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn. - Mức 1: trình bày đầy đúng nội dung, diễn đạt rõ ràng. 1.0 5 - Mức 2: trình bày đúng nội dung nhưng diễn đạt còn lủng 0.5 củng. 0.25 - Mức 3: Chỉ trình bày được một ý nhỏ. 00 Mức 4: Trả lời nhưng không chính xác, không liên quan đến nội dung yêu cầu, hoặc không trả lời. 6 Từ nội dung của đoạn trích, viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ về về tình bạn. - Mức 1: trình bày phù hợp với nội dung, sâu sắc, diễn đạt rõ 1.0 ràng. 0.5 - Mức 2: trình bày phù hợp với nội dung, nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt còn lủng củng. 0.25 - Mức 3: Chỉ trình bày được một ý nhỏ. 00
  7. Mức 4: Trả lời nhưng không chính xác, không liên quan đến nội dung yêu cầu, hoặc không trả lời. Gợi ý: Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc. Hơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Họ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà. Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo. II. VIẾT Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập 2,NXB Giáo dục, 2008, tr 58-59) Yêu cầu chung: - Về kiến thức: Học sinh cần có năng lực cảm thụ văn chương, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, đặt trong mạch cảm xúc của toàn bài. - Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Học sinh biết cảm nhận, phân tích được một đoạn thơ, đảm bảo hình thức của kiểu bài nghị luận văn học, bố cục đầy đủ ba phần. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 0.25 mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng đối tượng nghị luận. 0.25 c. Triển khai ý trong bài văn theo trình tự hợp lí: Học sinh 0.25 có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
  8. * Mở bài: 0.5 - Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ. +Tác giả: Viễn Phương. +Tác phẩm Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976 khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ từ miền Nam ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Bài thơ là tiếng lòng của người miền Nam đối với Bác. + Đoạn thơ là khổ thơ cuối trong Bài thơ Viếng lăng Bác diễn tả niềm mong ước thiết tha được ở mãi bên Bác. * Thân bài: Phân tích khổ thơ cuối: Ước nguyện của Viễn Phương. 1.5 - Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". + Động từ "thương trào" đã thể hiện rất sâu sắc nỗi lòng đó. Đây là một động từ mạnh, diễn tả cảm xúc mãnh liệt, là "trào" chứ không phải là "rưng rưng" hay "ngậm ngùi", là niềm thương cảm sâu sắc, là nỗi xót xa, đau đớn khi phải rời xa Bác trong lòng người con miền Nam. + Một tiếng “thương” của miền Nam là trọn vẹn tình cảm của người miền Nam đối với Bác. Thương là yêu là kính yêu là quý trọng cả cuộc đời cao thượng vĩ đại của Bác đã dành hết cho dân cho nước cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: “Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son.” + Thương là xót xa vì nỗi đau mất mát đi người cha già kính yêu, nỗi đau ấy trào dâng thành nước mắt, mà cả dân tộc Việt Nam không kiềm lại được. Nỗi đau niềm thương tiếc của nhân dân Việt Nam đối với Bác làm cảm động cả tấm lòng trời đất khi: 1.25 “Suốt mấy đêm dài đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa.” - Tác giả muốn hóa thân thành: con chim hót quanh lăng Bác, làm đóa hoa tỏa hương, làm cây tre trung hiếu. + Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. - Hình ảnh cây tre lặp lại trong phần cuối của bài thơ như một lời thề sắt son của nhà thơ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung nguyện đi theo con đường của Bác. -> Hàng loạt hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của
  9. Bác. * Kết bài: 0.5 - Khẳng định lại cảm nhận của bản thân về ước nguyện của tác giả qua khổ thơ: Đây không chỉ là ước nguyện riêng của Viễn Phương cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người dân Việt Nam khi đến lăng viếng Bác, dù khi trở về thì lòng vẫn thành tâm hướng về Người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; tạo được sức hấp dẫn 0.25 cho bài văn nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn 0.25 ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. (Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà giáo viên ghi điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2