Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức
- UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút A. MA TRẬN Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Chủ đề cao - Chỉ ra - Khái quát - Viết đoạn văn phương thức chủ đề/ nội về một vấn đề biểu đạt của dung đoạn gợi ra từ đoạn đoạn trích/văn bản trích/văn bản ĐỌC - HIỂU trích/văn -Hiểu được bản tác dụng của việc sử dụng BPTT trong đoạn trích/văn bản Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm câu điểm 01 0,5 02 1,5 01 2,0 4 3,0 Làm bài văn nghị luận về đoạn thơ/ đoạn LÀM VĂN trích Số Số Số Số Số Số Số câu Số Số Số câu điểm câu điểm câu điểm điểm câu điểm 1 6,0 01 6,0 Số Số Số Số Số Số Số câu Số Số Số Tæng câu điểm câu điểm câu điểm điểm câu điểm 1 0,5 2 1,5 1 2,0 1 6,0 6 10 5% 25% 20% 50% 100% UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN 9
- Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Những người lính cứu hỏa cho biết, mối nguy hiểm thường trực đối với lính chữa cháy, đó là nguy cơ sập đổ cấu kiện xây dựng công trình trong quá trình tổ chức chữa cháy. Khi đó, ngoài khối lượng vật liệu đổ xuống gây chấn thương, mất khả năng chiến đấu, lính cứu hỏa còn đối mặt với nhiệt độ cao, khói, khí độc phát sinh từ đám cháy gây nguy hiểm đến tính mạng cho chính người lính cứu hỏa mà có khi chỉ tính bằng giây. Trước đó, rạng sáng ngày 8/9/2017, khi đang cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại căn nhà số 9, đường 10A, khu phố 3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, trong lúc nỗ lực đưa lăng vòi phun nước tiếp cận trực diện đám cháy để dập lửa, bất ngờ sàn nhà tầng 1 đổ sập do sức nóng, đè lên người các chiến sĩ chữa cháy khiến Đại úy Phạm Phi Long (cán bộ Đội chữa cháy chuyên nghiệp Khu vực 2, Phòng Cảnh sát PCCC Công an TP Hồ Chí Minh) hy sinh và 2 chiến sĩ trẻ khác bị thương nặng. Và không may trong vụ chữa cháy quán karaoke tại Quan Hoa, sau khi cứu thoát 8 người mắc kẹt, mối nguy thường trực ấy đã xảy ra khi Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sỹ Nguyễn Đình Phúc tiếp tục đi vào các phòng tìm kiếm nạn nhân. Ở các vụ cháy, thông tin về đám cháy cũng như các nạn nhân còn mắc kẹt thường không đầy đủ. Điều này khiến lính cứu hỏa bắt buộc phải tiếp cận để khống chế ngọn lửa và tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Chỉ khi nào việc tìm kiếm tất cả các ngóc ngách nơi xảy ra cháy hoàn thành và khẳng định không còn người bị nạn nữa, những người lính cứu hỏa mới dừng việc tìm kiếm cứu nạn... (Trích Nhớ mãi ba người lính cứu hỏa xả thân cứu người…, Hương Vũ, kenh14.vn, ngày 05/08/2022) Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, điều gì khiến lính cứu hỏa bắt buộc phải tiếp cận để khống chế ngọn lửa và tổ chức tìm kiếm cứu nạn? Câu 2 (0,5 điểm). Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn: “Chỉ khi nào việc tìm kiếm tất cả các ngóc ngách nơi xảy ra cháy hoàn thành và khẳng định không còn người bị nạn nữa, những người lính cứu hỏa mới dừng việc tìm kiếm cứu nạn...”. Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau:“Khi đó, ngoài khối lượng vật liệu đổ xuống gây chấn thương, mất khả năng chiến đấu, lính cứu hỏa còn đối mặt với nhiệt độ cao, khói, khí độc phát sinh từ đám cháy gây nguy hiểm đến tính mạng cho chính người lính cứu hỏa mà có khi chỉ tính bằng giây.” Câu 4 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8- 10 câu) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
- Viết một bài văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. ("Viếng lăng Bác" - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam) …………………Hết……………. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
- TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Phần I. Đọc hiểu 3,0 - Theo tác giả, điều khiến lính cứu hỏa bắt buộc phải tiếp cận để khống chế 0,5 1 ngọn lửa và tổ chức tìm kiếm cứu nạn là Ở các vụ cháy, thông tin về đám cháy cũng như các nạn nhân còn mắc kẹt thường không đầy đủ. * Học sinh có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo nội dung tương đương: - Ý nghĩa câu văn: + Đối với những người lính cứu hỏa, sinh mệnh của người dân là quan 0,25 2 trọng hơn hết. Họ quên đi bản thân mình để bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân. + Ca ngợi lòng quả cảm và tinh thần sẵn sàng hi sinh của các chiến sĩ lính 0,25 cứu hỏa. Chúng ta cần trân trọng, biết ơn các anh… * Biện pháp tu từ: Liệt kê: 0,25 - “chấn thương, mất khả năng chiến đấu” Hoặc “nhiệt độ cao, khói, khí độc” * Hiệu quả nghệ thuật: - Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng 0,25 3 mạnh. - Diễn đạt đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những nguy hiểm mà các anh lính cứu 0,25 hỏa phải đối mặt. Qua đó, nhấn mạnh bản lĩnh, lòng quả cảm, tinh thần “vì nước quên thân, vì dân quên mình” của các anh. - Thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, cảm phục của tác giả dành tới các 0,25 chiến sĩ; mong muốn chúng ta hãy luôn trân trọng, biết ơn các anh. 4 A. Về hình thức, kĩ năng - Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng theo yêu cầu. - Vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống. 0,5 - Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy; lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi về câu, không sai chính tả. B. Về nội dung. 1. Nêu vấn đề: Ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống. 0,25 2. Triển khai vấn đề: * Giải thích:Dũng càm là không sợ nguy hiểm, khó khan,… * Ý nghĩa: 0,25 + Lòng dũng cảm khiến con người mạnh dạn đối đầu với khó khăn, thử thách. + Lòng dũng cảm khiến con người chiến thắng bản thân mình. + Lòng dũng cảm giúp con người sống có trách nhiệm hơn. + Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, giúp tiêu diệt cái xấu, cái ác; giúp được nhiều người khác thoát
- khỏi nguy hiểm, giúp người với người gần nhau hơn, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn… 0,75 - Người có lòng dũng cảm sẻ được mọi người tin tưởng, yêu quý, kính trọng; họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh… - …. * Mở rộng, phản đề: - Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. * Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được dũng cảm là một tính tốt đẹp mà bản thân mỗi người cần 0,25 có. - Rèn luyện tình thần dũng cảm từ những việc nhỏ nhất…. Liên hệ bản thân… * Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi cho điểm bài làm của thí sinh. Thí sinh có thể trình bày thêm phần biểu hiện...nhưng không được vượt quá dung lượng và lệch trọng tâm yêu cầu về nội dung đoạn văn. PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm a. Hình thức, kĩ năng: - Tạo được bài viết với dung lượng vừa phải, bố cục ba phần, 0,25 2 mạch lạc. Sử dụng luận cứ và luận chứng phù hợp với từng luận điểm. - Lập luận rõ ràng, hệ thống. Lập luận làm sáng rõ luận điểm, vấn đề nghị luận và thuyết phục.Biết chọn lọc những luận cứ và 0,25 luận chứng tiêu biểu, có giá trị để làm sáng rõ luận điểm. - Sử dụng ngôn từ chính xác, trong sáng, viết câu chuẩn ngữ pháp, đúng chính tả. b. Nội dung: - Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận văn học đảm bảo các ý cơ bản sau: I. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ "Viếng lăng Bác". 0,5 - Giới thiệu và nêu cảm nhận chung nhất về khổ thơ - Trích dẫn khổ thơ II. Thân bài: 1. Khái quát: - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ viết 1976, cuộc kháng chiến 0,5 chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa
- khánh thành. Viễn Phương cùng đoàn đại biểu ra Bắc và vào lăng viếng Bác. - Mạch cảm xúc của bài thơ: (xa nhìn về lăng - đứng trước lăng - vào trong lăng -> chuẩn bị phải chia xa lăng Bác) - Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc: Là khổ thơ thứ nhất của bài thơ... 2. Cảm nhận khổ thơ: 3,5 * Lđ1: Lời giới thiệu về chuyến thăm lăng Bác "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" 1,5 - Câu thơ đậm chất tự sự, là một thông báo nhưng hàm chứa nhiều điều. Nhà thơ dùng từ con - cách xưng hô thân mật, gần gũi của người miền Nam để khảng định tình cảm hết sức sâu sắc, ruột thịt dành cho Bác giống như tình cảm của một người con xa cha lâu ngày bây giờ mới có dịp trở về thăm cha. - Cách dùng từ thăm thay cho từ viếng: đây là một cách nói giảm, nói tránh để tránh đi một nỗi đau, tránh đi một sự thật rằng Bác không còn nữa; đồng thời khẳng định trong tiềm thức của nhà thơ, của đồng bào thì Bác như vẫn còn sống mãi. - Nhà thơ nói Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác là khẳng định mình từ tuyến lửa của Tổ quốc trở về với thủ đô, với trái tim của cả nước. Vì vậy đây không chỉ đơn thuần là cuộc thăm một công trình kiến trúc, viếng di hài một vĩ nhân mà đó là một cuộc trở về như lá tìm về cội, như sông chảy về nguồn, như máu chảy về tim. Đó là một cuộc trở về để báo công với Bác. * LĐ2: Cảm nghĩ về hình ảnh hàng tre trước lăng Bác: " Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 2,0 Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" - Hình ảnh hàng tre được gợi ra qua các từ láy bát ngát, xanh xanh gợi hình dung về hình ảnh hàng tre xanh tươi, trải dài mênh mông và thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương sớm. - Hình ảnh hàng tre còn được khắc hoạ qua hình ảnh ẩn dụ, thành ngữ "bão táp mưa sa" và hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ "đứng thẳng hàng". Như vậy, tre là biểu tượng cho phẩm chất của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất và không hề chịu khuất phục trong gian khổ, thử thách, thương đau. Đó cũng chính là dáng đứng hiên ngang của cả một dân tộc. - Câu cảm thán "Ôi!" đã bộc lộ sự xúc động của nhà thơ khi bắt găp một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam ở bên lăng Người, bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. - Cách nói của nhà thơ - lăng Bác ở trong tre, giữa màu tre thân thuộc. Như vậy, hình ảnh hàng tre còn là biểu tượng cho đội
- quân danh dự luôn tề tựu bên Người, canh giấc ngủ cho Người; biểu tượng cho cả một dân tộc luôn hướng về Người, thuỷ chung với sự nghiệp của Người. => Chỉ bằng 3 dòng thơ mà Viễn Phương đã đem đến cho người đọc bao cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng, như đang cùng hòa nhịp đập với tác giả để đứng trước thềm lăng trong tình cảm sâu sắc, lắng đọng, để gặp lại hình ảnh “hàng tre” tác giả vô cùng xúc động đến nghẹn ngào, đó là sự tiếc thương, bùi ngùi khi được gặp Bác song Bác đã đi xa. Đó không chỉ là tình cảm riêng của tác giả mà còn là của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. 3. Đánh giá: 0.5 + Nghệ thuật: Thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, tha thiết, tự hào, hình ảnh thơ sáng tạo, linh hoạt vận dụng các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, ẩn dụ, nhân hóa,...nhiều hình ảnh thơ đẹp, trong sáng và giàu ý nghĩa; ngôn ngữ, lời thơ bình dị mà sâu sắc. + Nội dung: Đoạn trích đã cho người đọc cảm nhận thấm thía về lòng kính yêu vô hạn, niềm thương nhớ bao la và lòng thành kính sâu sắc của nhà thơ, của đồng bào dành cho Bác. * Liên hệ: HS liên hệ với bài thơ khác cùng chủ đề III. Kết bài: Khẳng định giá trị của cả bài và giá trị của khổ 0.5 thơ: - Có thể nói khổ thơ cũng như bài thơ là lẵng hoa xinh đẹp kính dâng lên Bác kính yêu. - Liên hệ bản thân: Khổ thơ bồi đắp trong mỗi chúng ta tình cảm biết ơn, kính yêu với Bác vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, tinh yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.... * Lưu ý: Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng phải phù hợp với nội dung và giáo viên linh hoạt khi cho điểm. PHÊ DUYỆT CỦA BGH PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI RA ĐỀ Nhóm Văn 9 Nguyễn Thị Huyền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn