intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian 90 phút (không tính thời gian giao đề ) I.ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Ngữ Văn 9- tập 2) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 3 (1,0 điểm) Xét về hình thức thì các câu văn trong đoạn trích trên có sự liên kết với nhau. Hãy chỉ ra các phép liên kết đó? Câu 4 (1,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn sau: a. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa) b. Có lẽ, tôi sẽ phải rời xa mái trường mà tôi yêu mến! Câu 5 (1,0 điểm) Nội dung của đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? Câu 6 (1,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng (5- 7 câu) nêu suy nghĩ của mình về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. II. TẠO LẬP VĂN BẢN : (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nội dung bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. (Lưu ý : Học sinh khuyết tật không làm câu 6 và phần tạo lập văn bản) --------------HẾT--------------- 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Phần Hướng dẫn Điểm chấm I. Đọc hiểu (5.0 điểm) 1 a. Văn bản : Tiếng nói của văn nghệ; Tác giả: Nguyễn Đình Thi 0.5 ( Mỗi vế đúng 0,25 đ) b. PTBĐ chính: Nghị luận 0.5 2 Các phép liên kết: - liên tưởng Cái đã có rồi...những vật liệu mượn ở 1.0 thực tại (câu 1) - Phép nối: nhưng (Câu 2) - Phép lặp: Tác phẩm - Liên tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ - Phép thế: Anh ở câu 3 thế cho nghệ sĩ câu 2 3 a. Trời ơi – thành phần cảm thán 0,5 b. Có lẽ - Thành phần tình thái 0,5 4 - Nội dung của đoạn trích đề cập đến vấn đề: Cách người nghệ sĩ 1,0 phản ánh thực tại. 5 Mức1: 1 điểm 1.0 -Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. - Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. - Điều mới mẻ ấy là lời nhắn gửi của người nghệ sĩ (Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo...) Mức 2: 0,5 điểm Triển khai nội dung đoạn văn hợp lí, mạch lac. Có thể thiếu 1 trong 2 ý ở mức 1. Mức 3: 0,25 điểm Có triển khai đoạn văn. Nhưng không đảm bảo các ý ở mức 1. _ Không viết được gì (0 điểm) B. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm Yêu cầu - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận. Cụ thể là nghị chung luận về một bài thơ. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Văn phong trôi chảy, trong sáng, tình cảm, chân thành. - Lập luận chặt chẽ. Hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... 2
  3. *Yêu cầu a. Mở bài: (0,5 điểm). 0,5 về kiến Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” thức: của Thanh Hải Học sinh có b. Thân bài: (3,0 điểm). nhiều cách Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên đất trời 0.5 viết khác – Hình ảnh giản dị về mùa xuân trong tưởng tượng: nhau song + Không gian: cao của bầu trời, dài rộng của dòng sông xanh. cần đảm + Màu sắc: sắc xanh của dòng sông, sắc tím của loài hoa. bảo bố cục + Âm thanh: tiếng chim chiền chiện,… – 3 phần theo -> Xuân hài hòa, đẹp đẽ đủ thanh âm và sắc màu. các ý cơ – Từ gọi đáp: “ơi” và từ để hỏi “hót chi”: bộc lộc cảm xúc dâng bản sau trào trước mùa xuân thật đẹp. đây: – Hành động “hứng”: thái độ khao khát đón nhận cái đẹp đẽ, tinh túy của mùa xuân. 0.5 Khổ 2: Mùa xuân của nước nhà – Hình ảnh đối lập: “người cầm súng”: tiền tuyến chiến đấu bảo vệ độc lập cho dân tộc >< “người ra đồng”: hậu phương ra sức hỗ trợ tiền tuyến. – “lộc”: mầm non -> vừa là thành quả lao động của hậu phương trên ruộng nương, vừa lá ngụy trang của những người lính. – Điệp ngữ “Tất cả”: tạo nhịp hối hả cho bước đi lên của đất nước. – Từ láy: “hối hả”, “xôn xao”: tạo giọng reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của mọi người, mọi nhà. Khổ 3: Mùa xuân của con người 0.5 – Gợi nhắc về trang sử bốn nghìn năm chống giặc ngoại xâm. – Hình ảnh so sánh đặc sắc: “Đất nước như vì sao” -> Ví đất nước với những hình ảnh kì vĩ -> Khẳng định sự đi lên, tiến lên của đất nước. Khổ 4,5: Ước nguyện của nhà thơ – Mong muốn làm những vật bình thường, giản dị: cành hoa, con chim, 1.0 nốt trầm -> Tâm nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho dân tộc. – “Ta”: khẳng định tâm nguyện không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của nhiều người. – Từ láy “lặng lẽ”: thể hiện mong ước cống hiến thầm lặng. Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương qua làn điệu Huế 0,5 – “Mùa xuân ta xin hát”: mở ra niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. – Khúc dân ca xứ Huế cuối bài tạo sự ngân nga mãi những giai điệu mùa 0.5 xuân. c. Kết bài: (0,5 điểm). Khẳng định vẻ đẹp, giá trị của bài thơ. 3
  4. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, cách sử dụng từ 0,5 ngữ, dẫn chứng sinh động…) ; Luận điểm và luận cứ phù hợp; thể hiện khả năng đánh giá và nhận thức tốt về vấn đề nghị luận... Chính tả, Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 dùng từ, Lưu ý: điểm đặt câu Trừ điểm tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả là 0,5 điểm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II CHO HSKT Phần Hướng dẫn Điểm chấm I. Đọc hiểu (5.0 điểm) 1 b. Văn bản : Tiếng nói của văn nghệ; Tác giả: Nguyễn Đình Thi 1.5 ( Mỗi vế đúng 0,25 đ) b. PTBĐ chính: Nghị luận 1.5 2 Các phép liên kết: - liên tưởng Cái đã có rồi...những vật liệu mượn ở 2.0 thực tại (câu 1) - Phép nối: nhưng (Câu 2) - Phép lặp: Tác phẩm - Liên tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ - Phép thế: Anh ở câu 3 thế cho nghệ sĩ câu 2 3 a. Trời ơi – thành phần cảm thán 1.0 b. Có lẽ - Thành phần tình thái 1.0 4 - Nội dung của đoạn trích đề cập đến vấn đề: Cách người nghệ sĩ 3.0 phản ánh thực tại. Duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Tùng Linh Trương Thị Thu Tâm 4
  5. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2