intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC 2023 – 2024 Mức độ nhận biết Tổng Nội dung/ Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT đơn vị KT (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) Đọc hiểu Thơ 1 Số câu 4 1 1 0 6 Tỉ lệ% điểm 30 10 10 0 50 2 Viết Nghị luận Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ% điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ% điểm các mức độ 70 30 100
  2. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC 2023 – 2024 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kiến thức I Đọc Thơ * Nhận biết: 4 hiểu (Đoạn thơ) - Biết được tên bài thơ và tên tác giả của văn bản. - Biết được các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ. - Biết được hình ảnh trong thơ và tình cảm của tác giả. - Biết được nội dung khái quát đoạn thơ. * Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa hình ảnh trong câu thơ. 1 * Vận dụng: Viết được đoạn 1 văn ngắn cảm nghĩ của thân. II Viết Viết bài văn * Nhận biết: Nhận biết được 1* nghị luận yêu cầu của đề về kiểu văn nghị bài thơ luận. (đoạn thơ) * Thông hiểu: Hiểu được cách 1* xây dựng bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật
  3. mang sức thuyết phục. 1* * Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận có kết hợp theo yêu cầu. 1* * Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Biết tạo tình huống cho câu chuyện, câu chuyện có cao trào để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người kể. Tỉ lệ% 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HOÀ NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1. (0.75 điểm) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0.75 điểm) Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3. (0.75 điểm) Cho hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với Bác. Câu 4. (0.75 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 5. (1.0 điểm) Cho biết ý nghĩa hình ảnh “tràng hoa” “bảy mươi chín mùa xuân” ở câu thơ cuối? Câu 6. (1.0 điểm) Viết đoạn văn (từ 7 đến 8 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu. PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm) Cảm nhận của em về những biểu hiện đầu tiên của mùa thu trong khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục.) --------- Hết--------- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC 2023 – 2024
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí hướng dẫn chấm - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh - Điểm lẻ tính đến 0,25 B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM - Đoạn thơ trên trích từ bài thơ: Viếng lăng Bác 0.5 1 - Tác giả: Viễn Phương 0.25 Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Ẩn dụ, nhân hóa, từ láy, điệp từ, . . . 2 0.75 * Lưu ý: Nêu 1 BPTT là 0,25đ; 2 BPTT 0,5đ; Từ 3 BPTT trở lên tối đa 0,75đ. - Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng 0.25 tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. - Bác Hồ là nguồn sáng, nguồn sức mạnh, soi đường dẫn lỗi cho 3 sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, 0.25 thống nhất đất nước. - Tác giả xây dựng hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác . 0.25 Nội dung: Nỗi xúc động bồi hồi khi vào lăng viếng Bác. Sự biết 4 ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm thành kính của 0.75 người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc. - Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ: 0.5 Chỉ những người đang vào lăng viếng Bác. 5 - Hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân": là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước 0.5 dân tộc. Cảm nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu: HS có thể trình bày nhiều cách, đây là gợi ý: - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta. Bác là tấm 6 0.5 gương sáng về đạo đức, phẩm chất cho nhân dân noi theo. Bác sống rất giản dị và liêm khiết, không bao giờ lợi dụng chức quyền để đòi hỏi các quyền lợi vượt trên người khác. - Bác luôn yêu thương, quan tâm mọi người như một người cha, 0.5 một người ông hiền từ. Sự hiện diện của Bác như một mặt trời tỏa
  6. ánh sáng ấm áp. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác vẫn sẽ sống mãi trong lòng của triệu triệu người dân Việt Nam mãi về sau. PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung - Bố cục rõ ràng, diễn đạt logic, không sai lỗi chính tả, cách dùng từ, chữ viết sạch đẹp. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách nghị luận hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Học sinh cần kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong quá trình nghị luận để làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Có mở bài nêu được sự việc cần nghị luận; thân bài có dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục về sự việc ở các 0. 5 thời điểm khác nhau chia thành các đoạn; kết bài nêu được suy nghĩ, tình cảm, hành động với sự việc đó. b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu: Cảm nhận của em về những biểu hiện đầu tiên của mùa thu trong khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của tác giả Hữu 0.5 Thỉnh. c. Triển khai đề bài yêu cầu: Vận dụng tốt kĩ năng yêu cầu về bài văn 3.5 nghị luận, học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Có thể làm bài theo gợi ý sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ Sang thu. Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên. Bài thơ Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. - Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa. 2. Thân bài * Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên: - Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín. - Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
  7. - Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông. - Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm. - Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn. * Cảm xúc của tác giả: - Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng” - Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời. * Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả: “hương ổi”, “gió se” và “sương”. * Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ: - Khả năng quan sát tinh tế. - Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo. - BPTT: nhân hoá 3. Kết bài: - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu. - Cảm nhận của em về khổ thơ. d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 rút ra từ câu chuyện. --------- Hết---------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2