intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra viết trên lớp III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ T ổng nhận Nội thức Kĩ năng dung/đơ Nhận Thông Vận Vận n vị KT biết hiểu dụng dụng TT cao Số câu Số câu Số câu Số câu Văn bản 4 1 1 6c truyện 1 Đọc hiểu ngoài chương trình Tỷ lệ % điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 đ 2 Viết Bài văn 1* 1* 1* 1* 1c nghị luận về một đoạn thơ Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 5.0đ Tỷ lệ % các mức độ 40 30 20 10 100
  2. IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá năng kiến thức 1 Đọc Văn Nhận biết: 3 câu, 4 điểm hiểu bản - Nhận biết hàm ý trong câu truyện - Nhận biết kiểu câu xét về cấu tạo 5đ - Nhận biết từ ngữ và gọi tên thành phần biệt lập - Nhận biết phép liên kết Thông hiểu: 1 câu, 1 điểm - Hiểu và giải thích được hành động của nhân vật trong văn bản Vận dụng: 1 câu, 1 điểm - Trình bày bài học rút ra được từ câu chuyện 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1 điểm 5đ văn Viết được bài văn đúng thể loại nghị luận, bài viết có bố cục ba nghị phần, nội dung hướng tới đúng yêu cầu của đề. luận về Thông hiểu: 2 điểm đoạn Hiểu và viết được bài văn nghị luận về một đoạn thơ. thơ Về nôi dung:Trình bày được các ý kiến, cảm nhận của bản thân về đoạn thơ. Về hình thức : đảm bảo bố cục, diễn đạt, luận cứ, luận điểm Vận dụng: 1 điểm Viết được một bài văn nghị luận về một đoạn thơ có bố cục ba phần, lời văn trong sáng, gợi cảm. Các ý kiến, nhận xét được trình bày lưu loát, các luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục Vận dụng cao: 1 điểm Viết được một bài văn nghị luận về một đoạn thơ có bố cục ba phần mạch lạc, dẫn dắt chặt chẽ, hợp lý, lời văn trong sáng, gợi cảm. Các ý kiến, nhận xét được trình bày lưu loát, các luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục. Nội dung bài văn thể hiện sự
  3. cảm thụ sâu sắc, mới mẻ của người viết về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. Có sự sáng tạo trong lập luận, diễn đạt, tạo sự hấp dẫn. V. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6: Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây". Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên. Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa. -Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì con sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013) Câu 1( 0.5 điểm): Xét về cấu tạo, câu: “Con đã bắt đầu học rồi đấy.” thuộc kiểu câu gì? Câu 2 (0.5 điểm): Cho biết hàm ý trong câu nói của vị chuyên gia: Ngày mai hãy đến đây . Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu: Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý.
  4. Câu 4 (1.0 điểm): Các từ in đậm trong đoạn văn sau thể hiện phép liên kết nào? Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. Câu 5 (1.0 điểm): Tại sao vị chuyên gia lại dạy nghề cho chàng trai bằng cách cho chàng cầm hòn ngọc bích mỗi ngày ? Câu 6 (1.0 điểm):Trình bày bài học mà em rút ra được từ câu chuyện.(khoảng 4-5 câu ). II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước                                                 ( Thanh Hải­ Mùa xuân nho nhỏ­ 1980)
  5. VI. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Phần Đọc hiểu: 5 đ ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Xét về cấu tạo, câu: “Con đã bắt đầu học rồi đấy.” thuộc kiểu câu đơn . 0.5 Câu 2: Hàm ý trong câu nói: Đồng ý nhận dạy nghề cho chàng trai. 0.5 Câu 3: Từ ngữ: mài đá, cân và phân loại đá quý 0.5 Thành phần phụ chú 0.5 Câu 4: Ông: phép thế 0.5 Chàng trai: phép lặp 0.5 Câu 5: Học sinh giải thích được tại sao vị chuyên gia lại dạy nghề cho chàng 1.0 trai bằng cách cho chàng cầm hòn ngọc bích mỗi ngày. Cần nêu được một trong các ý sau, song phải có sự giải thích rõ ràng, thuyết phục về ý kiến của mình: - Vị chuyên gia muốn cho chàng trai thấy công việc này đòi hỏi lòng kiên trì cao. - Vị chuyên gia muốn thử thách lòng kiên trì của chàng trai - Vị chuyên gia muốn dạy một cách nghiêm túc, dạy từ dễ đến khó. ….. Học sinh có thể giải thích theo cách các em cảm nhận, miễn là hợp lý. Và tùy theo cách diền đạt, GV định mức điểm phù hợp. Câu 6: Trình bày bài học 1.0 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Bài làm cần hướng đến các ý sau: + Bất cứ việc gì, muốn học thành tài phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. + Việc học bao giờ cũng có hệ thống, có trình tự, không thể nôn nóng. + Khi chọn một người thầy cho mình, hãy đặt hết niềm tin vào thầy..
  6. …….. Mức 1: Học sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục. 1.0 Mức 2: Học sinh trình bày đầy đủ ý, diễn đạt tương đối rõ ràng. 0.75 Mức 3: Học sinh trình bày còn chung chung hoặc chưa đủ ý. 0.5 Mức 4: Học sinh trình bày được 1 ý nhỏ, diễn đạt chưa tốt. 0.25 Mức 5: Học sinh trả lời lạc đề hoặc không trả lời. 0.0 PHẦN LÀM VĂN (5 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Bài viết đủ 3 phần mạch lạc : Mở bài, Thân bài và Kết bài . Mở bài và Kết 0.5 bài có sự cân đối. Bài viết đủ 3 phần nhưng Mở và Kết bài không cân đối. Thân bài là một 0.25 đoạn văn. 0.0 Chưa tổ chức được bài văn thành 3 phần (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (3.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 2.5- 3.0 Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. - Dẫn dắt đến đoạn thơ - Đánh giá khái quát về đoạn thơ. Thân bài: Cần nêu được cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ - Cảm xúc về mùa xuân đất nước: Ca ngợi những con người thầm lặng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đem mùa xuân về cho đất nước. Lạc quan tin tưởng vào tương lai của đất nước… - Nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, từ láy,…… Kết bài: Khẳng định giá trị của đoạn thơ: - Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân đất nước trong cuộc sống hối hả dựng xây, thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống, niềm tin vào cuộc sống…….
  7. - Liên hệ bản thân * Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn nghị luận. Kết hợp dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ luận điểm. Biết so sánh, mở rộng vấn đề nghị luận. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong đoạn thơ: Vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc của tác giả. - Nêu được cảm nhận về nội dung và nghệ thuật nhưng chưa sâu sắc, 1.5- 2.0 phương pháp làm bài nghị luận còn nhiều lúng túng. 0.5-1.0 - Bài viết qua loa, sơ sài, thiếu ý nhiều. 0.0 - Bài làm chỉ vài dòng hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các 0.75 – 1.0 đoạn trong bài văn. Lời văn gợi cảm. - Bài viết bày rõ ràng, sạch đẹp. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 – 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách lập luận, thể hiện sự cảm nhận mới mẻ, sâu sắc. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng còn mờ nhạt. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. GVBM: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
  8. KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 ( HSKT) Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6: Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây". Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên. Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa. -Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì con sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013) Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2 (0.5 điểm): Câu chuyện được kể gồm có những nhân vật nào? Câu 3 ( 1.0 điểm): Xét về cấu tạo, câu: “Con đã bắt đầu học rồi đấy.” thuộc kiểu câu gì? Câu 4 (1.0 điểm): Cho biết hàm ý trong câu nói của vị chuyên gia: Ngày mai hãy đến đây . Câu 5 (1.5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu:
  9. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Câu 6 (1.5 điểm): Các từ in đậm trong đoạn văn sau thể hiện phép liên kết nào? Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân đất nước qua đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao..                                                                     ( Thanh Hải­ Mùa xuân nho nhỏ­ 1980 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Phần đọc hiểu: 6đ Đáp án Điểm Câu 1: Ngôi kể thứ ba 0.5 0.5 Câu 2: Câu chuyện được kể gồm có nhân vật: chàng trai và vị chuyên gia Câu 3: Xét về cấu tạo, câu: “Con đã bắt đầu học rồi đấy.” thuộc kiểu câu đơn 1.0 Câu 4: Hàm ý trong câu nói của vị chuyên gia là đồng ý nhận dạy nghề cho 1.0 chàng trai. Câu 5 : Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập: Từ ngữ: mài đá, cân và phân loại đá quý 0.75 Thành phần phụ chú 0.75 Câu 6: Phép liên kết: 0.75 Phép lặp: chàng trai 0.75 - Phép thế: ông Phần viết: 4đ Tiêu chí Điểm 1.Cấu trúc đoạn văn 0.25 Đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn 2. Nội dung chính: 3.5 - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp mùa xuân đất nước qua hình ảnh những con người thầm lặng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đem mùa xuân về cho đất nước. - Một vài cảm nhận về nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy…. 3.Trình bày, diễn đạt 0.25 Trình bày tương đối mạch lạc, dễ theo dõi. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng GVBM: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2